Tờ trình là mẫu văn bản phổ biến trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Mẫu tờ trình dùng để nêu lên, bày tỏ nội dung của người viết hay đề nghị một việc gì đó với cấp trên. Mục đích của tờ trình là vấn đề sẽ được phê duyệt, giải quyết. Hiện nay, có rất nhiều mẫu tờ trình được lưu hành như: tờ trình xin kinh phí, tờ trình đề nghị khen thưởng, tờ trình bổ nhiệm cán bộ,…Bạn đọc tham khảo 7+ mẫu tờ trình phổ biến và cách viết tờ trình tại đây!
I. Tờ trình là gì? Nội dung chủ yếu của tờ trình là gì?]
Tờ trình là một văn bản được sử dụng phổ biến, thường xuyên trong nội bộ của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể nhưng chủ yếu được dùng trong cơ quan Nhà nước. Có thể hiểu, tờ trình là một mẫu văn bản dùng để đề xuất vấn đề, sự việc với cấp trên để cấp trên chỉ đạo và đưa ra phương hướng giải quyết.
Tờ trình cần có đầy đủ các nội dung như: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên và nội dung tờ trình, lý do viết,… Thêm vào đó là các phương án đề xuất đến cấp trên nhằm xin xét duyệt phương án. Tờ trình còn phải có chữ ký và lời cam kết của người trình bày.
Nội dung tờ trình thường bao gồm 3 phần:
+ Phần mở đầu: Người viết nêu thông tin, lý do cần phải làm tờ trình
+ Phần thân: Đưa ra các ý kiến, phương án đề xuất.
+ Phần kết: Mong muốn cấp trên phê duyệt, giải pháp hỗ trợ để thực hiện đề xuất.
II. Các loại tờ trình thông dụng hiện nay
Có thể thấy, mẫu tờ trình giúp cấp dưới thể hiện nhiều đề xuất, nội dung. Dưới đây là một số loại tờ trình phổ biến hiện nay:
- Mẫu tờ trình xin cấp bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất
- Mẫu tờ trình xin kinh phí
- Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa
- Mẫu tờ trình giới thiệu nhân sự, xin tuyển dụng nhân sự
- Mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ, miễn nhiệm chức danh
- Mẫu tờ trình xin phê duyệt dự án
III. Tham khảo các mẫu tờ trình thường dùng nhất
1. Mẫu tờ trình chung
>>> Link tải tại đây
2. Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng
Vào dịp cuối năm, các cơ quan, doanh nghiệp thưởng tổ chức hoạt động khen thưởng nhân viên trong công ty. Mẫu Tờ Trình Đề Nghị Khen Thưởng là mẫu báo cáo nộp hồ sơ Đề Nghị Khen Thưởng. Mẫu tờ trình cần nêu rõ nội dung đề nghị khen thưởng, thông tin cá nhân, phòng ban nhận thưởng … Dưới đây là mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng đúng đủ 2023:
>>> Link tải tại đây
3. Mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ
Tờ trình bổ nhiệm cán bộ là văn bản được lập ra nhằm nêu ý kiến về việc thực hiện bổ nhiệm cán bộ mới phục vụ các vị trí còn trống trong các cơ quan, tổ chức, công ty và doanh nghiệp hiện nay. Một mẫu tờ trình bổ nhiệm nhân sự mới theo đúng quy định sẽ bao gồm những nội dung sau: thông tin cá nhân cán bộ mới, đơn vị công tác, vị trí công tác đề xuất, mức thu nhập đề xuất và lý do bổ nhiệm cán bộ. Và không thể thiếu chữ ký đồng thuận của các lãnh đạo cấp trên.
>>> Link tải tại đây
4. Mẫu tờ trình xin tuyển dụng nhân sự
Tờ trình xin tuyển dụng nhân sự là văn bản hành chính được sử dụng thường xuyên trong doanh nghiệp. Mẫu tờ trình này được sử dụng khi một phòng ban hay bộ phận cần bổ sung nhân sự cho các vị trí đã có hay vị trí mới phát sinh, với mục đích đáp ứng được khối lượng công việc. Doanh nghiệp có nhiều lý do bổ sung nhân sự, như: khi mở rộng quy mô kinh doanh, thay thế vị trí mà nhân sự cũ để lại, cần thêm vị trí nhân sự với đầu việc mới…
Mẫu tờ trình xin bổ sung nhân sự cần phải trình bày rõ ràng và chi tiết, đảm bảo đầy đủ các nội dung: Vị trí tuyển dụng, số lượng nhân sự mới cần tuyển, kinh nghiệm của ứng viên, mức lương đề xuất, loại hình và phương thức làm việc (full time hay part time), thời hạn hợp đồng, thời gian mà nhân sự mới có thể bắt đầu làm việc….
>>> Link tải tại đây
Xem thêm: Mẫu đơn Xin Nghỉ Việc, Thôi Việc Chi Tiết Mới Nhất Năm 2022
Tham khảo các tin đăng về việc làm trên Muaban.net:
5. Mẫu tờ trình xin phê duyệt
Mẫu tờ trình xin phê duyệt là một bảng trình bày các kế hoạch cần cấp trên phê duyệt. Trong hoạt động hành chính hàng ngày, có rất nhiều hoạt động cần được thông qua. Ví dụ, khi bạn cần phê duyệt một dự án xây dựng, khi bạn cần lãnh đạo phê duyệt các hoạt động chỉ cần thiết cho việc sử dụng tài chính của công ty. Cuối năm thường là thời điểm các đơn xin xét duyệt được sử dụng nhiều nhất.
>>> Link tải tại đây
Có nhiều loại mẫu trình phê duyệt phổ biến. Điều quan trọng là phải xác định loại biểu mẫu đệ trình phê duyệt nào sẽ sử dụng vì nó liên quan mật thiết đến cách viết và cách trình bày của mẫu tờ trình. Ngoài mẫu tờ trình đề nghị phê duyệt còn có một số những mẫu tờ trình thông dụng như sau:
- Mẫu tờ trình thẩm định dự án
- Mẫu tờ trình đề nghị về việc dạy học ngoại ngữ cho nhân viên
- Mẫu tờ trình xin bổ sung nhân sự
- Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa, mua sắm trang thiết bị
- Mẫu tờ xin kinh phí
- Mẫu tờ trình dự thảo văn bản
- Mẫu tờ điều động cán bộ, đề nghị nghỉ hưu
- Mẫu tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
- Mẫu tờ trình công nhận BCH công đoàn cơ sở
6. Mẫu tờ trình xin kinh phí mua sắm các trang thiết bị
Tờ trình xin kinh phí là mẫu tờ trình thường được sử dụng trong các doanh nghiệp hay đơn vị, cơ quan nhà nước và các tổ chức. Mẫu tờ trình xin kinh phí được sử dụng khi nhân viên cần trình lên cấp trên nhằm xin duyệt hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động và nhiệm vụ công tác. Loại tờ trình này thường được lưu hành và sử dụng trong hoạt động nội bộ doanh nghiệp.
Tờ trình xin kinh phí mua sắm trang thiết bị được cấp dưới thực hiện trong nhu cầu mua sắm trang thiết bị cho đơn vị mình. Đây là một mẫu văn bản dùng để đề nghị xin kinh phí mua sắm thiết bị phục vụ cho một việc cụ thể trong cơ quan. Các trang thiết bị cần mua được liệt kê cụ thể, chi tiết cùng với giá thành tương ứng. Từ đó, người viết dễ tính toán giá thành, kinh phí hợp lý để cấp trên xem xét phê duyệt.
>>> Link tải tại đây
Mục đích của tờ trình xin kinh phí là giúp lên danh sách chi tiết đối với nguồn ngân sách cần thiết trong hoạt động mua sắm thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động của đơn vị. Mẫu tờ trình xin kinh phí đảm bảo cho nhu cầu cần thiết đối với sinh hoạt, lao động của nhân viên tại đơn vị.
Nó cũng phục vụ trực tiếp vào lợi ích, nâng cao hiệu quả làm việc của đơn vị. Đây là mẫu tờ trình được các đơn vị lập ra và người lập tờ trình thường là ban tổ chức, trưởng phòng. Người lập tờ trình thường là người đề xuất về vấn đề – xin kinh phí mua sắm – để đảm bảo hoàn thành các hoạt động trong đơn vị.
7. Mẫu tờ trình xin kinh phí trong doanh nghiệp
>>> Link tải tại đây
Mẫu tờ trình xin kinh phí thường được sử dụng để các phòng ban (đơn vị) đề đạt lên cấp trên về việc xét duyệt hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động, dự án cụ thể của phòng ban (đơn vị). Việc xin kinh phí là để phục vụ cho các hoạt động như: xin kinh phí tổ chức hội nghị, hội thi chào mừng các ngày lễ lớn; kinh phí mua sắm trang thiết bị bổ sung trong doanh nghiệp…
Tùy theo từng mục đích xin kinh phí cụ thể mà đơn vị (phòng ban) làm tờ trình cần trình bày rõ lý do xin kinh phí. Lý do cần phải hợp lý, thuyết phục. Mẫu tờ trình xin kinh phí cũng phải nêu rõ các khoản kinh phí dự kiến để cấp trên có thẩm quyền xem xét, đánh giá và duyệt hỗ trợ.
Xem thêm: Biên Bản Sự Việc Là Gì? Top Mẫu Biên Bản Phổ Biến Hiện Nay
IV. Kỹ thuật viết tờ trình đúng cách
Để có thể nộp lên cấp trên một mẫu tờ trình đúng chuẩn và thuyết phục, bạn cần nắm rõ kỹ thuật viết tờ trình như sau:
- Trong phần nêu lý do viết tờ trình: Người viết cần sử dụng cách hành văn trang trọng, lý do thuyết phục để thể hiện được mong muốn từ đòi hỏi thực tế.
- Trong phần đề xuất giải pháp: Người viết cần sử dụng từ ngữ và lối hành văn cụ thể, rõ ràng, nên nhớ tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Ngoài ra, mẫu tờ trình nên chứa thông tin, số liệu trung thực, có độ tin cậy cao, và lợi ích khó khăn khi thực hiện phương án.
- Trong phần kiến nghị: Kiến nghị cần phải xác đáng, nội dung đề xuất đảm bảo tính khả thi cao. Trong đó, bạn cần sử dụng văn phong lịch sự, luận chứng chặt chẽ. Có như vậy, cấp trên mới tin tưởng, yên tâm phê duyệt đề xuất. Mẫu tờ trình có thể đính kèm phụ lục minh họa cho các phương án đề xuất.
Khi viết tờ trình, người viết cần làm nổi bật những nhu cầu cấp thiết cần trình lên cấp trên. Một ghi nhớ quan trọng là vấn đề cần được phân tích một cách thực tế và chủ đề xin phê duyệt cần cụ thể rõ ràng.
V. Những lưu ý khi soạn thảo tờ trình
Bên cạnh những thông tin liên quan đến việc soạn thảo tờ trình và các mẫu tờ trình đã được đề cập ở trên, bạn đọc khi soạn thảo tờ trình cần nhớ một số những lưu ý sau:
- Về hình thức: tờ trình là một loại văn bản hành chính. Về thể thức hay kỹ thuật trình bày, người viết cần tuân thủ các quy định của pháp luật về soạn thảo văn bản. Quy định về soạn thảo văn bản được nêu tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 05/05/2020.
- Về nội dung: tờ trình thường có cấu trúc ba phần như đã nêu trong phần I. Tuy nhiên, người viết không nhất thiết phải ghi rõ các phần.
- Về lối diễn đạt và ngôn ngữ: Tờ trình là một trong các mẫu văn bản hành chính nhà nước. Tuy nó là dạng văn bản nghị luận nhưng tờ trình không mang tính học thuật như các bài viết. Thay vào đó, mẫu tờ trình mang tính thực tiễn cao.
Do vậy, nội dung trình bày trong tờ trình cần được ghi ngắn gọn, rõ và đủ ý. Ngôn từ mạch lạc, không lan man. Người viết tờ trình cần phân tích nội dung thực tế và không nên sử dụng quá nhiều biện pháp tu từ. Ngôn ngữ đảm bảo sự lịch sự, dễ hiểu, không hàm ý, đa nghĩa và thể hiện rõ nội dung mà người viết mong muốn.
Lời kết
Trên đây, Cẩm nang Mua bán đã giới thiệu chi tiết về tờ trình, cung cấp cho quý bạn đọc 7+ mẫu tờ trình phổ biến 2023. Bên cạnh đó là một số lưu ý và kỹ thuật viết tờ trình đúng đủ hiệu quả. Có thể thấy tờ trình xuất hiện ở nhiều nơi và là loại văn bản thông dụng nhất, đặc biệt với chốn công sở. Vì vậy, việc nắm bắt rõ các bước viết tờ trình và những thứ bắt buộc phải có/không có là cần thiết! Bạn đọc yêu thích nội dung của muaban.net, thì hãy truy cập vào để đón đọc nội dung mới mỗi ngày nhé!
Xem thêm: Mẫu Kế Hoạch Công Việc Hằng Ngày Sử Dụng Phổ Biến Nhất 2023