Kế toán thuế là gì? Công việc của một nhân viên kế toán thuế bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau của Muaban.net, giúp giải đáp tất tần tật những điều cần biết về công việc này. Đây sẽ là những thông tin bổ ích dành cho những ai muốn chọn kế toán thuế là nghề nghiệp tương lai. Đừng bỏ lỡ bạn nhé!
Kế toán thuế là gì?
Kế toán thuế là gì? Kế toán thuế là người chịu trách nhiệm về việc tính toán và kê khai các loại thuế trong doanh nghiệp. Một mặt, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước là phải có kế toán thuế.
Mặt khác, kế toán thuế giúp Nhà nước quản lý có hiệu quả nền kinh tế bị chia cắt nhiều thành phần. Vậy kế toán thuế là làm gì? Để đảm nhận công việc kế toán của doanh nghiệp, người làm kế toán thuế phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Kế toán thuế cần hiểu rõ bản chất của từng loại thuế
- Luôn cập nhật các luật và chính sách thuế mới nhất
- Liệt kê các loại thuế doanh nghiệp phải nộp từ khi thành lập đến khi đi vào hoạt động
- Rà soát các khoản thuế đã nộp và chưa nộp để tránh bị phạt thuế doanh nghiệp
- Kế toán thuế cần nắm rõ lịch nộp thuế và báo cáo thuế để hỗ trợ doanh nghiệp
- Đặc biệt nếu bạn là kế toán thuế mới vào thì phải kiểm tra công việc của kế toán thuế trước đó của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một kế toán thuế trong doanh nghiệp, bạn sẽ có các quyền hạn như sau:
- Khi phát sinh hóa đơn không hợp lệ, kế toán thuế được đề xuất các biện pháp xử lý, điều chỉnh và hủy bỏ theo quy định của Pháp luật về Thuế hiện hành.
- Được phép thực hiện các công việc liên quan đến thuế của doanh nghiệp.
- Được đánh giá, nhận xét khi có chênh lệch số liệu giữa báo cáo thuế và quyết toán.
- Kế toán thuế có quyền trao đổi thông tin với kế toán nội bộ để thực hiện kê khai và báo cáo theo quy định.
- Xây dựng mối quan hệ với các đơn vị nội bộ của doanh nghiệp trong phạm vi phụ trách.
- Khi được yêu cầu cung cấp số liệu thuế, kế toán sẽ phải hỏi và được sự đồng ý của Ban Giám đốc/Kế toán trưởng.
>>> Tham khảo thêm: Chi Phí Tài Chính Là Gì? Có Quan Trọng Đối Vời Doanh Nghiệp Không?
Mô tả công việc Kế Toán Thuế
Công việc của kế toán thuế là gì? Nắm giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, kế toán thuế phải làm những công việc sau:
- Công việc chính của kế toán thuế hàng ngày là tập hợp các hóa đơn, chứng từ phát sinh từ công ty để theo dõi và ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến thuế.
- Cuối tháng, kế toán thuế sẽ lập báo cáo thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Nếu có, căn cứ vào kết quả tính toán, nộp thuế cho cơ quan chức năng.
- Hàng quý, các kế toán này sẽ làm báo cáo thuế quý, báo cáo thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN quý. Ngoài ra, còn phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý.
- Công việc của kế toán thuế trong kỳ quyết toán cuối năm là lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế tháng cuối năm, báo cáo thuế TNDN quý và quyết toán thuế TNCN.
Như vậy có thể thấy kế toán thuế sẽ phải đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau theo ngày, tháng, quý và năm. Cụ thể, cụ thể nhiệm vụ của kế toán thuế bao gồm:
Công việc hàng ngày
Công việc hàng ngày mà kế toán thuế cần làm bao gồm tập hợp, xử lý hóa đơn chứng từ phát sinh và đồng thời, lập các chứng từ kế toán như:
- Thu thập hóa đơn đầu vào và đầu ra.
- Xử lý và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn, tránh trường hợp thông tin trên hóa đơn bị sai lệch.
- Nộp thuế nếu có các khoản thuế phải nộp để tránh bị phạt chậm nộp
- Hạch toán các giao dịch trong ngân hàng như tiền vào và tiền ra.
- Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hạch toán nghiệp vụ quỹ căn cứ vào phiếu chi và phiếu thu.
- Sắp xếp và lưu trữ các loại chứng từ, hóa đơn đầy đủ và khoa học phòng những khi cần thiết.
Công việc hàng tháng
Hàng tháng kế toán thuế cần đảm bảo các nội dung sau:
- Khai thuế giá trị gia tăng (GTGT): Nếu cơ sở kinh doanh khai thuế GTGT theo tháng và có doanh thu từ 50 tỷ đồng trở lên.
- Khai báo thuế TNCN: Nếu công ty phát sinh số thuế TNCN từ 50.000.000 trở lên.
- Khai báo các loại thuế doanh nghiệp khác (nếu có).
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (nếu doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng).
- Thực hiện các bút toán phân bổ công cụ dụng cụ và trích khấu hao TSCĐ.
- Cân đối các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và có phương án xử lý; tránh dồn việc vào cuối năm.
Công việc hàng quý
Hàng quý kế toán thuế có trách nhiệm lập báo cáo quý, bao gồm:
- Khai thuế GTGT (nếu doanh nghiệp mới thành lập và doanh thu dưới 50 tỷ đồng)
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp (hóa đơn đã sử dụng, hóa đơn hỏng)
Công việc hàng năm
Công việc sẽ được chia thành 2 giai đoạn là đầu năm và cuối năm. Cụ thể như sau:
Công việc đầu năm
- Công việc đầu tiên mà kế toán thuế cần làm là kê khai nộp thuế môn bài, nộp tờ khai thuế và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn chi tiết.
- Khai và nộp thuế môn bài: Đây là loại thuế mà doanh nghiệp mới thành lập phải nộp vào đầu năm.
- Kế toán thuế cần phải kê khai và nộp thuế môn bài theo quy định của pháp luật (chậm nhất là ngày 31/01)
- Khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tháng 12 hoặc quý 4 năm trước.
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính quý 4 năm trước.
- Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của quý 4 năm trước đó.
Công việc cuối năm
- Hoàn thành báo cáo tài chính cả năm và là công việc quan trọng nhất. Báo cáo tài chính năm sẽ bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và bảng cân đối các tài khoản phát sinh.
- Lập báo cáo thuế quý IV.
- Lập bảng báo cáo quyết toán thuế TNCN của năm
- Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm
- In các loại sổ sách quyết toán thuế, kiểm toán. Các loại sổ này bao gồm: Sổ cái các tài khoản; Tiền sổ quỹ; Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ chi tiết tài khoản; Bảng trích khấu hao TSCĐ; Mô hình thu nhập và chi tiêu…
>>> Tham khảo thêm: Full time là gì? Part time là gì? Tìm hiểu sự khác biệt và lợi thế của hai hình thức
Quy trình công việc kế toán thuế
Dưới đây là quy trình công việc của một kế toán thuế và nếu hiểu rõ sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn:
Bước 1: Nghiệp vụ của nền kinh tế phát sinh
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là những công việc phát sinh trong doanh nghiệp hàng ngày liên quan đến tài chính.
Bước 2: Lập chứng từ kế toán
Sau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán thuế lập chứng từ kế toán. Đây sẽ là cơ sở pháp lý, chứng minh cho việc phát sinh và hoàn thành giao dịch.
Bước 3: Ghi sổ kế toán
Căn cứ vào các chứng từ kế toán tiến hành ghi vào sổ kế toán.
Bước 4: Làm việc cuối kỳ
Thực hiện các bút toán kết chuyển cuối kỳ và kết chuyển, khóa sổ kế toán.
Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh
Căn cứ vào sổ cái và các sổ chi tiết đã khóa sổ, kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh.
Bước 6: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế
Căn cứ vào sổ cái và sổ chi tiết để có thể lập báo cáo tài chính. Đồng thời lập báo cáo quyết toán thuế TNDN và quyết toán thuế TNCN.
Bước 7: In sổ, đóng sổ và lưu trữ
Đây là công việc cuối cùng của kế toán thuế. Việc lưu trữ sổ sách, số liệu kế toán là rất cần thiết, giúp dễ dàng tra cứu sau này.
>>> Tham khảo thêm: Income Là Gì? Net Income Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Net Income
Yêu cầu công việc kế toán thuế
Dựa vào bảng mô tả công việc kế toán thuế ta có thể thấy họ là những người thực hiện các công việc vô cùng quan trọng của công ty. Do đó, khi tuyển dụng nhân viên kế toán thuế, các doanh nghiệp có yêu cầu khá cao.
Có trình độ chuyên môn cao
Kế toán thuế cần sử dụng nhiều kỹ năng về phân tích tài chính, thống kê, thuyết trình, lập báo cáo,… Vì vậy, có năng lực chuyên môn tốt là điều bắt buộc.
Có chứng chỉ chuyên ngành
Khi đi xin việc, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào các chứng chỉ tích lũy được để đánh giá năng lực và trình độ chuyên môn của bạn.
Bên cạnh đó, muốn trở thành một kế toán thuế giỏi và được làm việc trong những môi trường lớn, chuyên nghiệp thì chắc chắn bạn cần phải có chứng chỉ chuyên ngành.
Thành tạo tin học văn phòng
Tính chất công việc kế toán thuế là phải làm việc với số liệu, đối chiếu hóa đơn, tính toán, kê khai,… Chính vì vậy kỹ năng sử dụng các công cụ tin học văn phòng là không thể thiếu, đặc biệt là excel, các phần mềm kế toán.
Trình độ ngoại ngữ tốt
Đôi khi kế toán thuế sẽ gặp phải những chứng từ hay bắt buộc phải viết báo cáo tài chính bằng tiếng Anh. Vì vậy, việc trau dồi và có trình độ ngoại ngữ cơ bản là rất cần thiết, giúp bạn có nhiều cơ hội phát triển trong nghề.
Tư duy và phân tích tốt
Công việc của kế toán thuế chủ yếu xoay quanh những con số. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần có khả năng suy nghĩ, phân tích dữ liệu thật tốt để có thể giải các phép tính và biểu đồ phức tạp.
Giao tiếp khéo léo
Kỹ năng mềm cũng là một yêu cầu cần thiết khi bạn muốn trở thành một kế toán thuế. Một trong những kỹ năng được nhà tuyển dụng đánh giá cao đó là giao tiếp khéo léo.
Kế toán thuế sẽ phải làm việc với nhiều ban và ngành khác nhau. Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp quá trình trao đổi diễn ra thuận lợi.
Cẩn thận và có nguyên tắc
Kế toán thuế liên quan đến tài chính và dòng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, yêu cầu bạn phải đảm bảo nguyên tắc và có trách nhiệm trong quá trình làm việc để tránh những sai sót và rủi ro ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.
Quản lý thời gian tốt
Khối lượng công việc của kế toán thuế khá lớn. Nếu không có kỹ năng quản lý, sắp xếp thời gian, công việc một cách khoa học thì sẽ khó hoàn thành hiệu quả.
Chịu áp lực công việc tốt
Làm kế toán thuế chắc chắn sẽ có rất nhiều áp lực, đặc biệt là giai đoạn quyết toán. Nếu bạn không có khả năng chịu áp lực công việc, giải quyết các vấn đề cá nhân thì bạn sẽ khó duy trì công việc này.
>>> Tham khảo thêm: Quy Định Về Thời Gian Làm Việc Và Nghỉ Ngơi Của Người Lao Động
Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm việc làm thì có thể tham khảo thêm các tin tuyển dụng tại đây:
Một số câu hỏi thường gặp
Yêu cầu bằng cấp tối thiểu khi làm kế toán thuế?
Các công ty, doanh nghiệp thường yêu cầu bằng đại học cho vị trí kế toán thuế vì vị trí này cần được đào tạo trong một thời gian.
Cách hạn chế rủi ro khi làm kế toán thuế?
Nên sử dụng các phần mềm hỗ trợ của các nhà cung cấp uy tín để hạn chế sai sót và tối ưu hóa công tác quản lý hóa đơn chứng từ.
Nghề kế toán thuế có thể thăng tiến không?
Kế toán thuế có thể thăng tiến lên vị trí kế toán tổng hợp để được hưởng chế độ tốt hơn và có cơ hội trở thành kế toán trưởng trong tương lai. Có thể lên tới 15-20 triệu đồng/tháng hoặc hơn thế nữa tùy vào quy mô doanh nghiệp.
Kế toán thuế là gì? Kế toán thuế là làm gì, yêu cầu công việc và nhiệm vụ của một kế toán thuế đã được giải đáp chi tiết qua bài viết trên của Muaban.net. Công việc này khá nhiều và cũng đầy áp lực. Tuy nhiên, nếu có đủ kỹ năng và yêu nghề bạn có thể gắn bó lâu dài và sở hữu mức lương đáng mơ ước.
>>> Xem thêm: Ngành quản trị văn phòng là gì? Có nên học ngành này hay không?