Tuesday, November 12, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmINFP là gì? Đặc điểm và ngành nghề phù hợp với tính...

INFP là gì? Đặc điểm và ngành nghề phù hợp với tính cách này

Bạn đã từng nghe về trắc nghiệm MBTI và nhóm tính cách INFP chưa? Nếu bạn đang tò mò liệu mình có thuộc nhóm này hay không hay mong muốn tìm hiểu đặc điểm tính cách của nhóm này thì bài viết này dành cho bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về nhóm tính cách INFP là gì và những đặc điểm đặc điểm tính cách, nghề nghiệp của họ. Cùng Mua Bán khám phá nhé.

INFP là gì
Tìm hiểu về INFP là gì

1. Tìm hiểu về tính cách INFP là gì?

1.1. INFP là gì?

INFP là một loại tính cách trong hệ thống trắc nghiệm Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) và đại diện cho một trong 16 loại tính cách được xác định bởi hệ thống này. Nó là một trong 16 loại tính cách được nghiên cứu trong hệ thống đánh giá tính cách Myers-Briggs Type Indicator (MBTI). 

Người INFP chiếm khoảng 4% dân số thế giới và được gọi bằng nhiều tên như Người Hoà Giải (Mediator, Healer), Nhà Lý Tưởng Hoá (Idealist), Người Duy Tâm, Những Kẻ Mộng Mơ

1.2 Những người nổi tiếng mang tính cách INFP

Tìm hiểu về tính cách INFP là gì?
Tìm hiểu về tính cách INFP là gì?

2. Tổng quan về tính cách INFP

INFP đại diện cho các từ trong tiếng Anh như “Introverted” (hướng nội), “Intuitive” (trực giác), “Feeling” (cảm xúc), và “Perceiving” (nhìn nhận) và đặc trưng tính cách của mỗi hình thái INFP như sau:  

Introverted: Hướng nội

Nhóm tính cách INFP là những người ưa thích hướng nội, ít nói và thích ở một mình. Họ thường chỉ tiếp xúc với những người thân quen và bạn bè thân thiết. Tuy nhiên, do tính cách kín đáo, họ có thể khiến người khác cảm thấy khó gần và không có cảm tình.

Intuition: Trực giác

Người thuộc nhóm tính cách INFP có khả năng thấu hiểu, đánh giá và phán đoán tình huống nhanh chóng mà không cần suy nghĩ quá nhiều. Họ tập trung vào tổng thể và quan tâm đến tương lai hơn là chỉ quan tâm đến những chi tiết nhỏ trong hiện tại.

Tổng quan về tính cách INFP
Tổng quan về tính cách INFP

Feeling: Cảm xúc 

Người thuộc nhóm tính cách INFP có xu hướng sống theo cảm xúc hơn là lý trí. Họ đặt giá trị cá nhân và cảm nhận riêng lên trên các yếu tố khách quan. Khi đưa ra quyết định, họ dựa trên cảm nhận của mình và xem xét kỹ lưỡng những ảnh hưởng của quyết định đó đến xã hội và những người xung quanh, thay vì chỉ tuân theo quy luật và logic.

Perceiving: Cởi mở 

Những người thuộc nhóm tính cách INFP có sự nhạy bén và linh hoạt trong nhận thức. Khi đối diện với những quyết định quan trọng, họ không vội vàng đưa ra quyết định mà thích dành thời gian để xem xét kỹ lưỡng. Họ cũng ưa thích có nhiều sự lựa chọn và tính đến các phương án dự trù nếu cần thiết để phù hợp với tình huống và điều kiện hiện tại.

3. Phân biệt tính cách INFP-A và INFP-T

Tính cách INFP có thể được phân chia thành hai biến thể: INFP-A và INFP-T. Dù có nhiều điểm chung, hai biến thể này có những khác biệt nhỏ trong tính cách. Hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau của hai biến thể INFP là gì trong bài viết dưới đây.

Phân biệt tính cách INFP-A và INFP-T
Phân biệt tính cách INFP-A và INFP-T

INFP-A:

  • Tính độc lập cao hơn, ít bị ảnh hưởng bởi tác nhân xung quanh.
  • Có khả năng lắng nghe và đồng cảm sâu sắc
  • Thích một mình hơn, thường giữ cảm xúc trong lòng và ít thể hiện chúng ra bên ngoài.
  • Lãnh đạo thân thiện, cởi mở và bình tĩnh trong môi trường công việc.

INFP-T:

  • Có tính vội vàng hơn và thường thúc đẩy mọi người để hoàn thành dự án chung.
  • Thể hiện cảm xúc một cách rõ ràng hơn.
  • Có khả năng lắng nghe và đồng cảm sâu sắc hơn cả INFP-A.
  • Có tính linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi.

Xem thêm: ISFP là gì? – Khám Phá Nhóm Tính Cách “Nghệ Sĩ” Có Điểm Gì Đặc Biệt

4. INFP trong các mối quan hệ sẽ như thế nào?

Hãy cùng tìm hiểu những ưu – nhược điểm trong công việc của INFP là gì qua những thông tin dưới đây:

4.1. Ưu điểm của INFP

  • Luôn lo lắng và quan tâm đến cảm xúc của người khác.
  • Coi trọng sự cam kết, trung thành trong mối quan hệ và luôn mong muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài.
  • Nhạy cảm với cảm xúc nên INFP dễ dàng đồng cảm với người khác.
  • Có xu hướng thích đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng người khác.
  • Giàu tình cảm và luôn sẵn sàng nuôi dưỡng, ủng hộ và khuyến khích các mối quan hệ.
Ưu điểm của INFP là gì?
Tìm hiểu ưu điểm của INFP là gì trong mối quan hệ
  • Họ luôn tìm cách để cả hai bên cùng có lợi và luôn cố gắng duy trì mối quan hệ tích cực.
  • INFP có khả năng bày tỏ cảm xúc tốt và thường biểu hiện tình cảm của mình một cách chân thành.
  • Họ dễ dàng nhận biết và thông cảm nhu cầu cần không gian riêng của người khác, và sẵn sàng tôn trọng nhu cầu đó.

Tìm hiểu thêm các kiến thức khác về lĩnh vực kinh doanh tại website Muaban.net:

4.2 Nhược điểm của INFP là gì?

  • Có xu hướng quá tập trung vào việc giúp đỡ người khác và bỏ qua nhu cầu cá nhân.
  • Thích sự riêng tư và không thích người khác can thiệp cuộc sống của họ
  • Hay e dè trong giao tiếp.
  • Khó hiểu và khó gần gũi trong mắt người khác.
  • Khó chấp nhận lời chỉ trích và nhận lời bình phẩm của người khác.
Nhược điểm của INFP là gì?
Tìm hiểu nhược điểm của INFP là gì trong mối quan hệ
  • Có xu hướng lý tưởng hóa đối phương và không thực sự chấp nhận những điều thực tế.
  • Nhạy cảm và dễ bị kích động trong những tình huống căng thẳng
  • Có xu hướng đặt ra tiêu chuẩn cao và luôn tìm kiếm sự hoàn hảo
  • Thường tự trách mình và chịu trách nhiệm cho những điều không suôn sẻ xảy ra
  • Gặp khó khăn trong việc chấm dứt hoặc từ bỏ một mối quan hệ xấu

5. Đặc điểm trong công việc của INFP là gì?

Tương tự, Mua Bán xin chia sẻ các đặc điểm trong công việc của INFP là gì để bạn đọc có thể biết thêm về nhóm tính cách này

5.1 Điểm mạnh của INFP là gì?

  • INFP có khả năng tưởng tượng và tạo ra những ý tưởng mới, đặc biệt trong lĩnh vực văn chương và nghệ thuật.
  • Mặc dù có vẻ nhút nhát, nhưng INFP có niềm tin mạnh mẽ và sẵn sàng đấu tranh cho những giá trị mà họ tin tưởng.
  • INFP không bị ràng buộc bởi quy tắc cũ và có sự linh hoạt trong suy nghĩ
  • Coi trọng sự hòa hợp và đề cao việc lắng nghe ý kiến của mọi người trong công việc.
Điểm mạnh của INFP trong công việc
Điểm mạnh của INFP trong công việc
  • INFP là nhóm tính cách tận tâm nhất, họ sẵn lòng làm việc hết mình để hoàn thành mục tiêu cá nhân và không dễ dàng bỏ cuộc trước những khó khăn.
  • Tin rằng mọi người nên đấu tranh chống lại điều ác và bất công, họ đặc biệt tận tâm và nhạy bén với các vấn đề xã hội trong công việc.
  • INFP đặt sự chú tâm vào chất lượng cuộc sống và giá trị cá nhân hơn là chỉ kiếm tiền nên họ chỉ chọn công việc phù hợp với sở thích và giá trị của mình.
  • INFP có xu hướng cầu toàn và chú trọng vào chi tiết, họ luôn đảm bảo công việc được thực hiện tốt nhất có thể.
  • Tính linh hoạt và đa dạng của INFP giúp họ dễ dàng thích nghi với mọi tình huống và đối tượng khác nhau.
Những điểm mạnh của INFP sẽ giúp hỗ trợ trong công việc
Những điểm mạnh của INFP sẽ giúp hỗ trợ trong công việc

Xem thêm: INTP là gì? Giải mã tính cách INTP – Những thiên tài dị biệt

5.2 Điểm yếu của INFP là gì?

  • Không thích và không giỏi làm việc với dữ liệu, thích làm những công việc về sáng tạo.
  • Dễ bỏ qua nhu cầu cá nhân để giúp đỡ người khác.
  • Trân trọng lý tưởng của bản thân và khó chấp nhận lời phê bình cá nhân.
  • Dễ mơ mộng và không tập trung vào thực tế.
  • Phấn đấu cho sự nghiệp và có thể bỏ qua nhu cầu khác trong cuộc sống.
  • Hay e dè và ngượng ngùng.
  • Không mong xung đột nên hay tìm giải pháp để hài lòng tất cả mọi người.
  • Khó đưa ra quyết định do sự lạc quan và thiếu thực tế.
  • Dễ bị xao nhãng và mất tập trung trong môi trường xung quanh.
  • Lo lắng với những thay đổi đột ngột trong công việc.
Điểm yếu của INFP trong công việc
Điểm yếu của INFP trong công việc

5.3 Lời khuyên dành cho INFP

INFP là một tính cách tuyệt vời với nhiều ưu điểm, nhưng cũng có nhược điểm riêng. Để phát triển và thành công hơn trong công việc và cuộc sống, INFP nên cải thiện nhược điểm của mình. Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp được cho INFP:

Khắc phục điểm yếu.

  • Hãy tự tin và trân trọng bản thân: Tin vào giá trị của chính mình và không so sánh với người khác. Hãy nhớ rằng bạn là một người đặc biệt và có những phẩm chất độc đáo.
  • Dành thời gian cho bản thân: INFP cần thời gian một mình để nghỉ ngơi và tận hưởng. Hãy tạo không gian riêng để thực hiện những hoạt động yêu thích và nuôi dưỡng tâm hồn.
  • Sử dụng sự sáng tạo của bạn: Hãy dùng trí tưởng tượng và khả năng cảm nhận sâu sắc để thể hiện sự sáng tạo của bạn. Viết, vẽ hoặc tham gia vào các hoạt động nghệ thuật mà bạn thích.
  • Đặt giới hạn cá nhân: INFP có xu hướng muốn giúp đỡ mọi người, nhưng hãy học cách đặt giới hạn và nói “không” khi cần thiết để bảo vệ bản thân.
Khắc phục nhược điểm
Khắc phục nhược điểm của INFP
  • Kết nối với người khác: Dù thích sống một mình, nhưng INFP hãy tìm cách kết nối với những người chia sẻ giá trị và cảm nhận của bạn. Tham gia nhóm hoặc tổ chức liên quan và chia sẻ ý tưởng và tình cảm với những người tương tự.
  • Chấp nhận sự thay đổi: INFP nên học cách chấp nhận và thích nghi với sự thay đổi. Đôi khi, những thay đổi không mong muốn có thể mang lại cơ hội và trải nghiệm mới.
  • Lắng nghe trực giác của bạn: Hãy tin vào khả năng cảm nhận và sử dụng trực giác của bạn để đưa ra quyết định trong cuộc sống.
  • Thể hiện và xử lý cảm xúc: Hãy tìm cách thể hiện và giải tỏa cảm xúc của mình thông qua việc viết nhật ký, tham gia hoạt động sáng tạo hoặc thảo luận với người tin tưởng.
Khắc phục những nhược điểm sẽ giúp INFP tốt hơn
Khắc phục những nhược điểm sẽ giúp INFP tốt hơn

Các yếu tố để thành công trong sự nghiệp

  • Hiểu bản thân: Hãy tìm hiểu về bản thân, những ưu điểm và giá trị cá nhân của mình. Điều này giúp bạn tìm ra lĩnh vực công việc phù hợp và mang đến niềm đam mê.
  • Đặt mục tiêu nhỏ và thực tế: Hãy định rõ những mục tiêu cụ thể và chia nhỏ mục tiêu lớn thành các bước nhỏ và đặt mục tiêu hợp lý để tăng khả năng đạt được thành công
  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Phát triển khả năng giao tiếp để truyền đạt ý kiến, lắng nghe người khác. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng.
  • Tìm việc làm phù hợp: Tìm kiếm môi trường làm việc phù hợp để nơi bạn có thể thể hiện giá trị cá nhân. Lựa chọn công việc phù hợp với giá trị và sở thích sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được thành công.
Các yếu tố để thành công trong sự nghiệp
Các yếu tố để thành công trong sự nghiệp
  • Quản lý thời gian: Học cách quản lý thời gian cho công việc, đặt deadline và duy trì hiệu suất làm việc. Điều này giúp bạn tránh bị phân tâm và đảm bảo tiến bộ trong công việc.
  • Hợp tác và xây dựng mối quan hệ: Hãy cố gắng hợp tác và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác. Sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và mạng lưới xã hội có thể mang lại cơ hội và thành công.
  • Kiên nhẫn và học hỏi: Luôn trong tâm thế kiên trì và sẵn lòng học hỏi. Đôi khi, thành công không đến ngay lập tức và việc học từ những trải nghiệm thất bại sẽ giúp bạn tích lũy nhiều kinh nghiệm để đạt đến thành công.
INFP sẽ thành công trong công việc nếu làm theo những lời khuyên sau
INFP sẽ thành công trong công việc nếu làm theo những lời khuyên sau

Xem thêm: ESTJ là gì? Tất tần tật về nhóm tính cách Người lãnh đạo

6. INFP phù hợp với tính cách nào nhất.

Người có tính cách INFP thường thích gắn kết với những người có tính cách tương đồng. Họ trung thành trong các mối quan hệ và khao khát xây dựng một mối quan hệ lâu dài với những người có cùng quan điểm và giá trị tương tự. Mặc dù họ có thể sẵn lòng chấp nhận sự khác biệt về sở thích và hành động, nhưng điều quan trọng là người đối diện cũng phải tôn trọng những giá trị cốt lõi của INFP.

INFP thường hòa hợp với các nhóm tính cách như ENFP, INTP và INFJ, vì có sự tương đồng trong cách suy nghĩ và cảm nhận. Họ cũng thường tìm thấy sự đồng minh trong những người có tính cách INFP khác.

Tuy nhiên, INFP có thể gặp khó khăn và xung đột với những người có tính cách ISTJ, ESTP, ESTJ và ESFJ, do sự khác biệt về quan điểm.

INFP phù hợp với tính cách nào nhất
INFP phù hợp với tính cách nào nhất

7. Các công việc, nghề nghiệp phù hợp cho người tính cách INFP.

Sau đây Mua Bán sẽ gợi ý một số ngành nghề công việc phù hợp với những người thuộc nhóm tính cách INFP là gì, các công việc bao gồm:

Giáo dục: Vệc làm giáo viên, Việc làm gia sư,…

INFP thường có đam mê với việc truyền đạt kiến thức và truyền cảm hứng cho người khác. Bạn có thể trở thành giáo viên, huấn luyện viên, người hướng dẫn du lịch hoặc nhà nghiên cứu.

Kinh doanh và truyền thông: Marketing, quản lý, chuyên viên truyền thông

INFP có khả năng tư duy sáng tạo, thấu hiểu cảm xúc khách hàng và nhạy bén với xu hướng nên những công việc liên quan đến kinh doanh như chuyên viên truyền thông, Việc làm chuyên viên marketing, nhà chiến lược rất phù hợp với họ.

INFP phù hợp với tính cách nào nhất
INFP phù hợp với tính cách nào nhất

Nghệ thuật: nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên

Với trí tưởng tượng phong phú và khả năng thể hiện cảm xúc sâu sắc, INFP thường thành công trong việc trở thành nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh gia hoặc diễn viên.

Y dược: Bác sĩ, y tá, chuyên viên sức khoẻ

INFP có sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển và sức khỏe của con người. Công việc như y tá, bác sĩ, hộ lý chăm sóc bệnh nhân hoặc nhà nghiên cứu y sinh có thể phù hợp với bạn.

Công việc tư vấn và trị liệu

INFP có khả năng lắng nghe tốt và cảm thông với người khác. Vì vậy, họ có thể ứng tuyển trong lĩnh vực việc làm chăm sóc khách hàng, huấn luyện, trị liệu hoặc làm nhân viên xã hội.

Lời kết

Bài viết trên đã giới thiệu sơ lược những thông tin cơ bản về tính cách, ưu – nhược điểm, các ngành nghề phù hợp của nhóm tính cách INFP. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức về INFP là gì. Hãy truy cập vào Muaban.net để tìm hiểu thêm về các bài viết hữu ích của những nhóm tính cách khác và những thông tin về việc làm, bất động sản nhé.

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ