Saturday, November 30, 2024
spot_img
HomeViệc làmNgành Truyền thông đa phương tiện là gì? Cơ hội việc làm...

Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì? Cơ hội việc làm và mức lương

Truyền thông đã xuất hiện từ lâu và dần khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại. Nhờ sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin, truyền thông từ phiên bản sơ khai nhất đã biến đổi đa dạng và trực quan hơn. Từ đây, ngành Truyền thông đa phương tiện dần trở thành mục tiêu phấn đấu của nhiều bạn trẻ. Vậy học Truyền thông đa phương tiện ra làm gì? Cơ hội việc làm và mức lương như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Muaban.net.Học Truyền thông đa phương tiện ra làm gì? Cơ hội việc làm và mức lương

Học Truyền thông đa phương tiện ra làm gì? Cơ hội việc làm và mức lương

1. Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?

Truyền thông đa phương tiện (Multimedia Communication) là việc áp dụng sự phát triển của công nghệ thông tin sáng tạo ra những ấn phẩm truyền thông ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, truyền hình, bản tin; lĩnh vực giải trí (game, điện ảnh, hoạt hình,…); lĩnh vực y học (mô phỏng phẫu thuật, tư vấn khám chữa bệnh từ xa); lĩnh vực giáo dục (hướng nghiệp, minh họa trực quan môn học,…) và cho nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. 

Ngành Truyền thông đa phương tiện là ngành học tích hợp kiến thức, tư duy giữa báo chí truyền thông và sử dụng công nghệ thông tin. Sinh viên sẽ học những kiến thức liên quan đến việc hiển thị thông tin ở nhiều định dạng, bằng nhiều phương tiện khác nhau. Từ đó sáng tạo, phát triển ra những sản phẩm truyền thông ứng dụng trên đa phương tiện trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

Truyền thông Đa phương tiện là gì? Học Truyền thông đa phương tiện ra làm gì?
Truyền thông Đa phương tiện là gì? Học Truyền thông đa phương tiện ra làm gì?

Xem thêm: 3D Artist là gì? Một 3D Artist cần có những yếu tố gì?

2. Xu hướng phát triển ngành Truyền thông đa phương tiện trong tương lai

Ở thời điểm hiện tại, truyền thông đa phương tiện đang là sự kết hợp giữa nhiều phương tiện truyền thông như hình ảnh, dữ liệu, âm thanh, video. Được sử dụng trong nhiều lĩnh vực trong đời sống hằng ngày như truyền thông, giải trí, giáo dục và thương mai. Điều đó cho thấy rằng ở thời điểm hiện tại, truyền thông đa phương tiện đã và đang phát triển, xuất hiện trong hầu hết hoạt động đời sống của chúng ta.

Và trong tương lai ngành truyền thông đa phương tiện sẽ phát triển thêm các yếu tố sau:

Sự phát triển của công nghệ VR và AR:

Đây là công nghệ mang đến cho người dùng trải nghiệm tương tác với sản phẩm/ dịch vụ thông qua các video 360 độ, hiện nay các nhà bán lẻ đang sử dụng công nghệ này giúp khách hàng có “trải nghiệm” trước khi mua.

Nhu cầu cá nhân hóa nội dung:

Ngày nay khi mà người dùng ngày càng có nhu cầu cá nhân hóa trải nghiệm của họ. Truyền thông đa phương tiện có thể sử dụng dữ liệu để tạo ra nội dung phù hợp với nhu cầu từng cá nhân.

Sự phát triển ủa công nghệ AI:

Trong nhiều lĩnh vực của truyền thông đa phương tiện, AI đã có thể hỗ trợ nhằm phát triển và tối ưu hiệu suất thông qua việc tiết kiệm thời gian, phân tích và tối ưu hóa chiến dịch marketing.

Sự đa dạng thiết kế của các nền tàng:

Ngày nay, người dùng có thể truy cập thông tin từ nhiều thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bảng,… sự phát triển của công nghệ càng cao thì ngành truyền thông đa phương tiện càng cần cải thiện thiết kế để hiển thị tốt nhất trên tất các nền tảng.

Những phát triển này cho thấy ngành truyền thông đa phương tiện sẽ có những sự phát triển công nghệ cao để mang đến cho người dùng trải nghiệm thú vị hơn. Giúp cho ngành truyền thông đa phương tiện trở nên quan trọng hơn và có vai trò đặc biệt hơn trong đời sống xã hội, nâng cao tầm quan trọng của ngành truyền thông đa phương tiện hơn từ đó mở ra cơ hội có những việc làm hấp dẫn hơn trong lĩnh vực này.

Xem thêm: Quảng cáo là gì? Tất tần tật kiến thức quảng cáo cơ bản nhất định bạn phải biết

3. Thông tin tuyển sinh về ngành Truyền thông đa phương tiện

3.1. Các phương thức xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện

Hiện nay, hầu hết các trường Đại học đều chủ động trong việc tuyển sinh sinh viên mới nên các phương thức xét tuyển vào trường cũng ngày càng đa dạng hơn, nhờ đó các thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển vào trường hơn. Đối với ngành Truyền thông đa phương tiện, các hình thức xét tuyển của ngành ở các trường như sau:

  • Dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPTQG 2024 so với điểm chuẩn của trường.
  • Xét học bạ THPT theo nhiều hình thức như tổng điểm trung bình 3 môn lớp 12 trong tổ hợp xét tuyển, Tổng điểm trung bình 3 học kỳ gần nhất.
  • Dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.

Ngoài 3 hình thức xét tuyển phổ biến trên, một số trường đại học còn sử dụng phương thức xét tuyển dựa trên điểm các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế, các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, xét tuyển thẳng hoặc dựa trên kết quả kỳ thi mà trường tổ chức tuyển sinh riêng. 

3.2 Ngành Truyền thông đa phương tiện thi khối nào?

Hiện nay, đã có nhiều sự đổi mới trong cách thức thi trong kỳ thi THPTQG qua từng năm. Các thí sinh không còn bị giới hạn trong những khối thi như trước đây, thay vào đó là sự đa dạng hơn về các tổ hợp môn. Sự thay đổi này đã giúp các bạn có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với năng khiếu và thế mạnh của mình, giúp mang lại kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này. 

Dưới đây là một số tổ hợp xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện đã được các trường đại học công bố:

Khối thi Các môn tổ hợp 
A00 Toán, Vật lý, Hóa học
A01 Toán, Vật lý, Tiếng Anh
A10 Toán, Vật Lý, GDCD
A16 Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
C00 Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
C01 Ngữ văn, Toán, Vật lý
C02 Ngữ văn, Toán, Hóa học
C15 Ngữ văn, Toán, GDCD
D01 Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D14 Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
D15 Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
D78 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

3.3 Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện

Ngành Truyền thông đa phương tiện là ngành có lượng kiến thức và kỹ năng vô cùng rộng lớn. Do đó, chương trình đào tạo của các trường đại học cũng sẽ có những điểm khác biệt, tùy vào điểm mạnh mà trường muốn tập trung. 

Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện nào cũng sẽ cung cấp những kiến thức nền tảng của 03 ngành: Công nghệ thông tin, Truyền thông, Marketing. Bên cạnh đó là kiến thức chuyên sâu về truyền thông, quảng cáo, marketing, kinh doanh điện tử, thiết kế nội dung số, lập trình phát triển sản phẩm đa phương tiện…

Tham khảo phần khung chương trình đào tạo nền tảng của trường đại học Hà Nội ngay bên dưới:

I. KIẾN THỨC CHUNG
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ chí Minh
Giáo dục Thể chất
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
II. KIẾN THỨC KHỐI NGÀNH HỌC PHI NGÔN NGỮ
Kỹ năng tiếng Anh
Pháp luật đại cương
Toán cao cấp
Toán rời rạc
Xác suất thống kê
Nguyên lý máy tính
III. KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Quản lý dự án
Lập trình
Tâm lý học truyền thông
Phương tiện truyền thông đại chúng:
Nguyên lý Marketing
Nghiên cứu Marketing
Học phần tự chọn, bao gồm:
Trí tuệ nhân tạo
Nhập môn an toàn thông tin
Quan hệ công chúng
Truyền thông doanh nghiệp
Hành vi khách hàng
Marketing dịch vụ và quản trị quan hệ khách hàng
IV. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Phân tích thiết kế hệ thống
Cơ sở dữ liệu
Chuyên đề truyền thông đa phương tiện
Đồ họa máy tính
Lập trình Web
Internet và dịch vụ web
Đa phương tiện
Truyền thông hình ảnh
Học phần tự chọn, bao gồm:
Khai phá dữ liệu lớn
Tương tác người – máy
Lập trình cho thiết bị di động
Hệ thống thông tin doanh nghiệp
Kinh doanh điện tử
Quảng cáo và Sáng tạo quảng cáo
Marketing kỹ thuật số và Mạng xã hội
Marketing toàn cầu
Xây dựng và quản trị thương hiệu
V. THỰC TẬP VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thực tập tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp hoặc 2 học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp trong ngành công nghệ thông tin
Các chủ đề mới trong Công nghệ thông tin
Quản trị vấn đề và xử lý khủng hoảng truyền thông
Marketing tới khách hàng doanh nghiệp

4. Các trường đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện

Truyền thông Đa phương tiện hiện đang là ngành học phát triển vô cùng mạnh mẽ và sôi động tại thị trường Việt Nam. Vậy học Truyền thông Đa phương tiện ở đâu? học Truyền thông đa phương tiện ra làm gì? Cùng tìm hiểu ngay phần bên dưới đây:

4.1 Miền Bắc

  • Trường Đại học Hà Nội
  • Học Viện Bưu chính Viễn thông
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Đại học quốc gia Hà Nội VNU-SIS
  • Trường Đại học Thăng Long
  • Học viện Phụ nữ Việt Nam
  • Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên
  • Trường Đại học Phương Đông

4.2 Miền Nam

4.3 Miền Trung

  • Trường Đại học Duy Tân
  • Trường Đại học Phan Thiết
Các trường có đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện
Các trường có đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện

5. Học Truyền thông Đa phương tiện ra làm gì?

Các chuyên ngành liên quan trong Truyền thông đa phương tiện bao gồm: 

  • Ngành Báo chí truyền thông
  • Ngành Truyền thông Media
  • Ngành Truyền thông – Marketing
  • Ngành Truyền thông xã hội

Sau khi tốt nghiệp, tùy thuộc vào chuyên ngành mà sinh viên chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh, với các công việc như:

  • Chuyên viên marketing, truyền thông (in house) trong các tổ chức, công ty.
  • Chuyên viên làm việc trong các công ty tư vấn truyền thông, quảng cáo, marketing, xây dựng hình ảnh – phát triển thương hiệu, chăm sóc khách hàng (Agency truyền thông)
  • Người làm việc với các KOL, Blogger, phát triển nội dung số trên các nền tảng, quản lý, xây dựng các group, page, các kênh truyền thông mạng xã hội.
  • Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản,…)
  • Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim).
  • Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR).
  • Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, chức năng, xây dựng nội dung (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng website).
  • Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa).
  • Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến ngành.
  • Nhà phân tích thị trường: phân tích và đánh giá thị trường truyền thông và thị trường quảng cáo.
Học Truyền thông Đa phương tiện ra làm gì? Một số công việc sau khi ra trường
Học Truyền thông Đa phương tiện ra làm gì? Một số công việc sau khi ra trường
Tham khảo một số công việc làm thêm bán thời gian bên dưới: 

Nhận NV đi làm Partime & Fulltime (ưu tiên sinh viên và trung niên)
3
  • Hôm nay
  • Quận 10, TP.HCM
Cửa Hàng Tiện Lợi Tuyển Nhân Viên Cho Chi Nhánh Mới
4
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
VIỆC LÀM THÊM XOAY CA, PARTIME QUẬN TÂN BÌNH, GÒ VẤP
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
 🏦🏦 TUYỂN GẤP 05 NV PHỤ LÀM VIỆC DỊP TẾT KHU VỰC BÌNH TÂN
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Hệ thống siêu thị Lotte Mart thông báo tuyển dụng nhân viên
7
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
🍀🍀TẾT ĐẾN MÌNH CẦN THÊM 04 NHÂN VIÊN LÀM TRƯỚC VÀ SAU TẾT
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Việc làm part / full time cho sinh viên
5
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
💐💐BÌNH TÂN CẦN TUYỂN 03 NAM/NỮ PHỤ KIỂM HÀNG ĐÓNG GÓI
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tuyển gấp lao động phổ thông làm dịp tết
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Việc làm thêm part-time/full-time dịp Tết tại Gò Vấp
2
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
🚩🚩QUẬN BÌNH TÂN TUYỂN NHANH 04 NHÂN VIÊN ĐI LÀM NGAY
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
💥💥TUYỂN 03 NAM/NỮ Ở BÌNH TÂN ĐI LÀM TRƯỚC VÀ SAU TẾT !!
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
VIỆC LÀM LĐPT -  CẦN TUYỂN GẤP KHU VỰC TPHCM
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
Anh Cần Vài Bạn Bán Cà Phê Cuối Năm
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
vTẾT ĐẾN CẦN TUYỂN 04 NV PHỤ LÀM VIỆC TRƯỚC VÀ SAU TẾT
2
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
TẾT ĐẾN MÌNH CẦN 05 NV PHỤ CỬA HÀNG TRƯỚC VÀ SAU TẾT
2
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
💎💎QUẬN 8 : TUYỂN THÊM 04 NAM/NỮ PHỤ KIỂM HÀNG ĐÓNG GÓI
1
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM

6. Mức lương của việc làm Truyền thông đa phương tiện

Hiện nay, các cử nhân của ngành này rất được săn đón và chiêu mộ bởi nhiều công ty đang cần đến truyền thông. Nhờ vậy mà mức thu nhập của sinh viên mới ra trường ngành Truyền thông đa phương tiện cũng được cho là khá hấp dẫn. 

Con số thu nhập của ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ tùy vào năng lực, kinh nghiệm và vị trí công tác mà quyết định. Bạn có thể gia tăng kinh nghiệm bằng cách làm thêm các công việc liên quan và trau dồi thêm nhiều kỹ năng để có thể nâng cao mức thu nhập của mình sau khi ra trường

Mức lương ngành Truyền thông Đa phương tiện theo kinh nghiệm như sau:

Kinh nghiệm Mức lương
Sinh viên mới ra trường 7.000.000 – 9.000.000 VNĐ/tháng
Kinh nghiệm từ 2-3 năm 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng
Kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở lên 15.000.000 – 20.000.000 VNĐ/tháng.

Trên đây là mức lương tham khảo trên các trang tuyển dụng việc làm uy tín, con số có thể thay đổi theo thời gian, nhu cầu thị trường và những biến đổi của ngành.

Mức lương tham khảo của ngành Truyền thông Đa phương tiện
Mức lương tham khảo của ngành Truyền thông Đa phương tiện

Xem thêm: Mức lương của ngành quan hệ công chúng ”khủng’’ thế nào? 

7. Tố chất và kỹ năng cần có để theo học ngành Truyền thông Đa phương tiện

Ngành Truyền thông Đa phương tiện có lĩnh vực và phạm vi hoạt động tương đối lớn, tiếp xúc với nhiều tầng lớp, ngành nghề trong xã hội nên những tố chất và kỹ năng cần có để phục vụ cho ngành cũng vô cùng đa dạng. 

Để theo đuổi được ngành Truyền thông Đa phương tiện, người học cần có những tố chất phù hợp mới có thể lĩnh hội và thấu hiểu và làm tốt. Một số tố chất cần có ở người học ngành Truyền thông Đa phương tiện phải kể đến như:

  • Năng khiếu thẩm mỹ, yêu cái đẹp và sự nhảy cảm với môi trường sống xung quanh
  • Khả năng tư duy sáng tạo, nhạy bén với cái mới và  biến ý tưởng thành kế hoạch 
  • Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi, mang góc nhìn đa chiều

Bên cạnh những tố chất sẵn có, bạn cũng cần trau dồi thêm những kỹ năng cần thiết để bắt đầu với ngành Truyền thông Đa phương tiện. Tuy nhiên, tùy vào từng chuyên ngành cụ thể mà sẽ đòi hỏi người làm cần trang bị những kỹ năng như

  • Kỹ năng viết và truyền tải thông tin tốt để mang đến những nội dung chất lượng, đem lại hiệu quả cho các chiến dịch truyền thông
  • Kỹ năng chụp ảnh, quay phim
  • Kỹ năng lên kế hoạch, biên tập 
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
  • Kỹ năng quan sát, ứng biến tốt trước những tình huống phát sinh

Ngoài những tố chất, kỹ năng cần thiết nêu trên, bạn cần có sự quan tâm nhất định đến công nghệ và cách chúng được sử dụng để truyền thông. Học cách sử dụng tốt các công cụ và phần mềm thông dụng, mỗi người cần nhẫn nại học hỏi các kỹ thuật nâng cao như: Kỹ thuật thiết kế đồ họa; kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video,… nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Một số tố chất & kỹ năng cần có của ngành Truyền thông Đa phương tiện
Một số tố chất & kỹ năng cần có của ngành Truyền thông Đa phương tiện

8. Phân biệt ngành Truyền thông đa phương tiện với ngành Quan hệ công chúng

Truyền thông Đa phương tiện và Quan hệ công chúng thường bị nhầm lẫn về bản chất cũng như chương trình đào tạo, cùng Muaban.net tìm hiểu điểm giống và khác nhau của 2 ngành học này ngay bên dưới:

Truyền thông Đa phương tiện Quan hệ công chúng
Giống nhau
  • Đều là những công cụ được sử dụng nhiều nhất, nhờ vào tính phổ biến và lan truyền.
  • Cơ hội làm việc rất rộng mở, có thể làm nhiều mảng khác nhau tùy theo sở thích và mong muốn thay vì bó hẹp trong một lĩnh vực cụ thể.
Mục đích Lan truyền thông điệp/thông tin

Xây dựng hình ảnh với những characters (tính cách, đặc điểm) nhất định cho nhãn hàng hay tổ chức

Cách thức

Tập trung nhiều vào truyền thông báo chí, truyền hình, mạng xã hội… sử dụng làm kênh giao tiếp hiệu quả với các bên truyền thông, giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu bằng phương thức trực tuyến hay trung gian. 

Xây dựng mối quan hệ với đối tác và các bên liên quan bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông, tổ chức sự kiện để tương tác với đối tượng mục tiêu

Vai trò

Truyền thông là một phần của Quan hệ công chúng, Truyền thông phát tán thông điệp

Quan hệ công chúng tạo ra thông điệp
Nhiệm vụ Truyền thông đảm nhận nhiệm vụ tăng cường khả năng chuyển tải thông điệp bằng các kênh như báo chí, truyền hình, mạng xã hội.

Chuyên gia Quan hệ công chúng có trách nhiệm tạo nên thông điệp nhận diện thương hiệu và làm cho thông điệp này ngày càng lan tỏa.

Xem thêm: Ngành Quan Hệ Công Chúng Học Trường Nào Ở TPHCM Tốt Nhất?

Bài viết trên Muaban.net đã cung cấp những thông tin cơ bản xoay quanh đến ngành Truyền thông Đa phương tiện và trả lời cho câu hỏi “Học Truyền thông Đa phương tiện ra làm gì?”. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hình dung rõ nét hơn về tổng quan ngành và những yêu cầu tố chất cần thiết để theo đuổi ngành lâu dài để có thể đưa ra lựa chọn ngành học đúng đắn nhất.

Nếu bạn quan tâm đến những tin tức xoay quanh Chia sẻ kinh nghiệm – Học tập, Phong thủy, Mua bán nhà đất hay tìm việc làm,… theo dõi ngay website Muaban.net để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ