Sau khi học luật kinh tế ra làm gì? Đây là thắc mắc của khá nhiều bạn trẻ là sinh viên mới tốt nghiệp đang có nhu cầu tìm việc làm, những bạn học sinh đang có ý định theo học ngành này. Mua Bán sẽ giúp bạn tìm hiểu về ngành học đặc biệt này trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé. Thông tin trong bài viết này hứa hẹn sẽ hữu ích đối với bạn đấy.
Bạn biết gì về ngành luật kinh tế?
Khái niệm
Để biết học luật kinh tế ra làm gì, trước tiên bạn cần nắm được luật kinh tế là gì? Luật kinh tế là một bộ phận thuộc pháp luật kinh tế. Đây là tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, thừa nhận. Từ đó điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quy trình tổ chức, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các mối quan hệ đó có thể là giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp với cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước.
Nhìn chung, Luật Kinh tế là một bộ phận của Pháp luật nước ta về kinh tế. Đó là hệ thống các quy phạm Pháp luật do nhà nước ban hành. Từ đó, điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quy trình tổ chức, quản lý kinh tế của nhà nước, điều chỉnh mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau.
Hiện tại, ngành này được thừa nhận như một ngành luật độc lập và vẫn đang liên tục phát triển cả về nội dung lẫn hình thức theo thời gian. Từ đó, kinh tế luật không ngừng mang tới những đóng góp lớn lao cho ngành luật cũng như nền kinh tế toàn cầu. Do vậy, nhu cầu nhân lực của ngành này cũng đang ngày càng tăng theo đà phát triển. Các bạn học sinh có ý định theo ngành và sinh viên mới ra trường cũng không cần phải quá lo lắng học luật kinh tế ra làm gì.
>>> Xem thêm: Nên học ngành gì năm 2022 để dễ tìm được việc làm tốt, lương cao?
Chương trình ngành luật kinh tế đào tạo những gì?
Sinh viên Luật kinh tế sẽ theo học các kiến thức chuyên môn luật. Đồng thời tham gia nhiều lớp học kỹ năng mềm, kỹ năng cứng và tham gia các chương trình sau:
- Thực hành pháp lý thực tiễn.
- Tiến hành nghiên cứu, xử lý các tình huống pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp hoặc đơn vị chuyên biệt của nhà nước.
- Cập nhật những kiến thức mới nhất về pháp lý trong nước, thế giới.
- Có thêm kiến thức, kỹ năng tranh tụng, tố tụng.
- Học ngoại ngữ phù hợp với chuyên ngành.
Học luật kinh tế ra làm gì?
Học luật kinh tế ra làm gì là mối quan tâm của rất nhiều bạn trẻ muốn theo học ngành này. Các bạn có thể hoàn toàn an tâm vì hiện tại, kinh tế luật là một trong những nhóm ngành đào tạo có cơ hội việc làm rất cao. Sau khi ra trường, sinh viên có thể tìm kiếm cơ hội việc làm đa dạng, với mức thu nhập hấp dẫn theo năng lực.
Cử nhân học luật kinh tế ra làm gì dễ xin việc? Dưới đây là những vị trí việc làm phổ biến nhất:
- Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị nhà nước. Đồng thời, chịu trách nhiệm đảm bảo các chính sách của nhà nước, các công ước quốc tế hiện hành có liên quan tới mảng kinh tế.
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của Luật sư, người hành nghề Luật sư trong các văn phòng Luật hoặc công ty riêng biệt.
- Chuyên viên tư vấn pháp luật.
- Chuyên viên tư vấn lập pháp.
- Nhân viên luật tư vấn về bản quyền, tác quyền sản phẩm trong các doanh nghiệp.
- Chuyên viên tư vấn hành pháp và tư pháp.
- Trở thành giảng viên, giảng dạy ngành Luật kinh tế.
- Nghiên cứu chuyên sâu về luật kinh tế.
Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ đều cần tới sự hỗ trợ của cử nhân luật. Chính vì vậy, mọi người sẽ có nhiều cơ hội ứng tuyển, tìm kiếm một vị trí việc làm phù hợp với năng lực của mình.
>>> Xem thêm: Cơ hội việc làm của ngành kinh tế quốc tế trong năm 2022 ra sao?
Theo đuổi ngành luật kinh tế cần những tố chất nào?
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn học luật kinh tế ra làm gì, hãy cùng điểm qua những tố chất cần thiết đối với ngành học này nhé.
- Tính công bằng, khách quan để giải quyết những vụ việc gặp phải theo đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho 2 bên.
- Có khả năng tư duy phân tích tốt, phản biện một cách sắc bén để tìm ra nhiều khía cạnh của vụ việc mình tiếp nhận.
- Ghi nhớ thông tin tốt, có cách ghi nhận và sắp xếp thông tin logic.
- Sự tự tin, dám thể hiện mình.
Phân biệt ngành luật học với luật kinh tế
Luật học là một ngành có phạm vi khá rộng, gồm đa dạng các chuyên ngành nhỏ khác nhau, trong đó bao gồm cả Luật kinh tế.
Đối với ngành luật học
Các học viên theo học ngành luật học sẽ được trang bị các kiến thức tổng quát nhằm vận dụng và thực hành các quy định pháp luật vào nhiều lĩnh vực đời sống hoặc kinh doanh, quản lý,…
Song song đó, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức bao hàm về những vấn đề liên quan đến những nội dung luật cụ thể như: tranh chấp, bồi thường, tố cáo khiếu nại, hình sự, quyền công dân, quyền con người,..
Một số vị trí mà sinh viên ngành luật có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp như: chuyên viên tư vấn pháp luật tại các công ty, kiểm soát viên, bộ phận pháp chế doanh nghiệp nhằm kiểm soát các hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, thẩm phán, luật sư,…
>>> Xem thêm: Cập nhật mức lương ngành Luật Kinh tế mới nhất năm 2024
Đối với ngành luật kinh tế
Luật Kinh tế là hệ thống các luật, quy định được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý và sản xuất, hoạt động kinh tế trong nước hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau.
Sinh viên theo học ngành luật kinh tế sẽ có được kiến thức và kỹ năng pháp lý chuyên sâu, đặc biệt là về kinh doanh, khả năng nghiên cứu và xử lý các vấn đề thực tiễn trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Đối với sinh viên chuyên ngành luật kinh tế sau khi ra trường không khó để lựa chọn cho mình một công việc phù hợp với mức lương hấp dẫn và tiềm năng phát triển nghề nghiệp lớn. Có nhiều cơ hội làm việc cho các tổ chức, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, sinh viên khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Chuyên viên pháp lý, chịu trách nhiệm đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng với doanh nghiệp.
- Làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc tòa án các cấp, công tố viên, công an …
- Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu và tư vấn pháp luật, các công ty luật hoặc công ty luật …
- Tham gia nghiên cứu và giảng dạy luật kinh tế trong các cơ sở nghiên cứu và giáo dục.
>>> Xem thêm: Kinh doanh quốc tế làm gì? Mức lương hấp dẫn như thế nào?
Học kinh tế luật thi khối nào? Học ngành kinh tế luật trường nào?
Các khối thi vào ngành kinh tế luật
Lựa chọn khối thi và trường đại học cũng là một yếu tố quyết định học kinh tế luật ra làm gì. Bởi vì xác định đúng khối thi chính là xác định đúng điểm mạnh của bạn, chọn đúng trường đại học có ngành kinh tế luật uy tín sẽ giúp bạn được đào tạo một cách chuyên sâu và đầy đủ nhất, tấm bằng đại học cũng sẽ có giá trị hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Là một trong những ngành học đa dạng bậc nhất, luật kinh tế tuyển sinh rất nhiều khối khác nhau. Dưới đây là những khối chính:
- A00: Toán, Lý, Hóa;
- A01: Toán, Lý, Tiếng Anh;
- C00: Văn, Sử, Địa;
- D01: Văn, Toán, Tiếng Anh;
- D14: Văn, Sử, Tiếng Anh;
Tùy đặc điểm đào tạo, các trường tuyển sinh luật kinh tế sẽ lựa chọn những tổ hợp môn khác nhau. Đồng thời đưa ra những điều kiện phù hợp với mong muốn tuyển sinh của mình.
Một số trường đại học có ngành luật kinh tế hàng đầu nước ta
Những trường đào tạo tốt ngành luật kinh tế tại Hà Nội
Đại học Luật Hà Nội (HLU)
Trường Đại học Luật Hà Nội, ngôi trường có bề dày về đào tạo pháp luật, là trường đào tạo lớn nhất Việt Nam, với đội ngũ giảng viên chất lượng cao, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
Trường Luật đào tạo ba chuyên ngành: Luật, Luật kinh tế và Luật kinh doanh quốc tế, với đa dạng các khối đầu vào để bạn lựa chọn: A, A1, C, D1. Vì đây là ngôi trường hàng đầu đào tạo ra nhiều sinh viên tốt nghiệp luật chất lượng cao, điểm chuẩn của trường cao và có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Trong quá trình học tập tại ngôi trường này, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về luật dân sự của hệ thống tư pháp Việt Nam và được tiếp xúc với nhiều thí nghiệm thực tế sẽ giúp bạn nhanh chóng có được những kỹ năng cần thiết. Tại ngôi trường này bạn sẽ nhận được tấm bằng đỏ uy tín và chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực luật học tại Việt Nam.
Đại học Mở Hà Nội (HOU)
Tại ngôi trường Đại học Mở Hà Nội, sinh viên sẽ được tiếp thu và vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn về nhà nước và pháp luật; thực hành pháp lý trong lĩnh vực luật hiện hành và luật cơ bản ở Việt Nam để giải quyết các vấn đề pháp lý xuất hiện trong đời sống xã hội. Sinh viên hiểu sâu và vận dụng tốt các kiến thức luật kinh tế.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh tế, sinh viên sẽ có thể áp dụng những kiến thức thu được trong quá trình học, cũng như kiến thức và kinh nghiệm bản thân vào các hoạt động nghề nghiệp như tư vấn các vấn đề pháp lý.
Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Luật Kinh tế tại Viện Đại học Mở Hà Nội có thể làm việc trong các hạng mục công việc sau: hành nghề luật sư; tư vấn luật; giảng dạy và nghiên cứu luật;…
>>> Xem thêm: Ngành luật kinh tế học trường nào là tốt nhất 2022?
Những trường đào tạo tốt ngành luật kinh tế tại TP.HCM
Đại học Kinh tế – Đại học Luật (UEL)
Chương trình đào tạo của các giảng viện ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế – Luật sẽ bồi đắp cho các sinh viên những kiến thức chuyên môn sau:
- Cung cấp các phương pháp phân tích, cách áp dụng pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh cho sinh viên
- Khả năng giải quyết các vụ tranh chấp trong nước và cả trong thương mại quốc tế.
- Truyền đạt kỹ năng đàm phán và soạn thảo các loại hợp đồng.
Áp dụng pháp luật liên quan đến xuất và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ,...
Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH)
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM đào tạo sinh viên ngành luật kinh tế với mục tiêu:
- Phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về luật, hành nghề luật và luật thương mại; khả năng nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý của nền kinh tế và nhà nước Việt Nam.
- Có kỹ năng nghiên cứu pháp lý, phân tích và phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp luật … đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của doanh nghiệp.
Đại học Mở TPHCM (OU)
Trường Đại học Mở TP.HCM với chuyên ngành luật Kinh tế đã được đưa vào giảng dạy từ năm 2009. Vì vậy với bề dày kinh nghiệm của các thạc sĩ, Đại học Mở TP.HCM là sự lựa chọn của nhiều tân sinh viên hiện nay.
Đến với Đại học Mở TP.HCM, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức bổ trợ về kinh tế, quản lý, kế toán và tài chính doanh nghiệp để phục vụ cho sự nghiệp của mình. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng thực hành: kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng nghiên cứu độc lập, kỹ năng vận dụng kiến thức pháp luật trong công việc và cuộc sống.
Nhìn chung, chương trình giảng dạy của những trường Đại học kể trên đều được đánh giá rất cao. Mọi người có thể cân nhắc về địa điểm, học phí để lựa chọn trường đại học phù hợp. Thông thường, khi đã đậu vào ngành luật kinh tế của các trường, bạn sẽ được các giảng viên, giáo viên tư vấn đầy đủ về học luật kinh tế ra làm gì. Từ đó, bạn có thể xác định được chuyên ngành mà bạn muốn theo đuổi. Nếu bạn được học những ngôi trường này, cơ hội tìm việc làm TPHCM hay Hà Nội là rất cao và hồ sơ của bạn sẽ được ưu tiên hàng đầu.
>>> Có thể bạn chưa biết: Consultant là gì? Cơ hội nghề nghiệp và các kỹ năng cần trang bị
Đánh giá cơ hội việc làm cho sinh viên ngành luật kinh tế
Hiện tại, Việt Nam đang trên đà hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, những thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp về mặt luật pháp là không tránh khỏi. Trong quá trình hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế, điều này càng trở nên quan trọng và cần được chú ý hơn.
Vấn đề tư vấn luật và hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp nhanh chóng trở nên cấp thiết hơn. Từ đó, mở ra vô vàn cơ hội cho ngành Luật kinh tế. Khi nắm trong tay tấm bằng này, cử nhân sẽ tìm thấy nhiều vị trí việc làm phù hợp với năng lực. Đồng thời, hòa mình vào môi trường làm việc toàn cầu vô cùng trẻ trung, năng động.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm tìm việc làm tại TP HCM nhanh chóng và dễ dàng
Chỉ cần có một tấm bằng phù hợp, có những kỹ năng cần thiết, bạn sẽ không cần lo lắng về cơ hội việc làm. Khả năng thăng tiến, tìm kiếm những vị trí như trợ lý luật pháp cho các lãnh đạo doanh nghiệp là không hề khó khăn.
Mức lương sau tốt nghiệp của sinh viên ngành luật kinh tế
Đọc đến đây, có lẽ bạn cũng đã có câu trả lời xác đáng cho câu hỏi “học luật kinh tế ra làm gì?”. Vậy học luật kinh tế ra làm gì lương bao nhiêu? Cũng như hầu hết các ngành nghề khác, mức lương trong ngành luật kinh tế không giống nhau. Nó được chi trả dựa vào năng lực và kinh nghiệm làm việc.
Dưới đây là mức lương phổ biến trong ngành này, áp dụng đối với các văn phòng, công ty:
- Đối với người mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thực tiễn: 4 – 6 triệu.
- Khi đã có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm: Thu nhập là trên 6 triệu/ tháng.
- Với những cử nhân Luật kinh tế làm việc từ 3 – 5 năm: Lương trên 10 triệu/ tháng.
- Với người có kinh nghiệm 5 – 10 năm, mức lương là trên 20 triệu/ tháng.
- Nếu đạt được vị trí trưởng phòng, bạn có thể đạt được mức lương từ 30 – 40 triệu/ tháng.
Đây là phổ lương chung cho nhân lực ngành luật kinh tế. Tuy nhiên, lương thực tế sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với năng lực, sự phát triển, quy mô của công ty.
Tham khảo việc làm part-time cho sinh viên tại website Muaban.net dưới đây: |
Tìm việc ngành luật kinh tế ở đâu?
Có thể thấy, luật kinh tế thực sự là một ngành học hấp dẫn. Nếu bạn đang tìm việc làm ngành luật kinh tế, hãy theo dõi Muaban.net. Những tin đăng tuyển dụng việc làm toàn quốc được Mua Bán cập nhật liên tục sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội ứng tuyển. Từ đó, tìm được cho mình một việc làm phù hợp. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời hoàn hảo nhất cho câu hỏi “học luật kinh tế ra làm gì?”.
>> Xem thêm:
- Tự học là gì? 9 phương pháp tự học hiệu quả cho người đi làm
- Trình độ học vấn là gì? Cách ghi trình độ học vấn trong CV xin việc