Hiring Manager thường được mọi người biết đến với vai trò là người quản lý tuyển dụng và có quyền đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên trúng tuyển. Thế nhưng, ít ai biết được chính xác về Hiring Manager là gì? Theo chân Muaban.net để tìm hiểu tất tần tật những thông tin về Hiring Manager trong bài viết dưới đây!
1. Hiring Manager là gì?
Hiring Manager là vị trí chịu trách nhiệm quản lý tuyển dụng trong doanh nghiệp, thực hiện công tác như tham gia quá trình tuyển dụng, đánh giá ứng viên, đưa ra quyết định cuối cùng trong việc lựa chọn ứng viên. Vị trí này được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, giúp tìm ra các nhân tố cống hiến và đóng góp nên sự thành công của một công ty.
2. Nhiệm vụ của Hiring Manager
Một Hiring Manager sẽ cần đảm nhiệm những công việc cụ thể như sau:
- Đầu tiên, xác định yêu cầu cụ thể cho từng vị trí sao cho phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của từng phòng ban.
- Phác thảo bản mô tả công việc chính xác, chi tiết. Tạo điều kiện thuận lợi giúp phòng tuyển dụng tìm kiếm ứng viên phù hợp.
- Tham gia sàng lọc hồ sơ ứng viên để chọn lựa ra những ứng viên tiềm năng bước vào vòng phỏng vấn.
- Xây dựng và quản lý phòng nhân sự theo sứ mệnh và mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra.
- Trực tiếp tham gia phỏng vấn, Hiring Manager đảm nhiệm việc đánh giá ứng viên dựa trên các tiêu chí đã đặt ra.
- Tham mưu, đưa ra những căn cứ thuyết phục ban lãnh đạo về những ứng viên tiềm năng đủ điều kiện trúng tuyển.
- Thỏa thuận, đàm phán với ứng viên được tuyển dụng các điều khoản trong hợp đồng lao động.
- Theo dõi, đánh giá ứng viên trong quá trình thử việc xem xét mức độ phù hợp với vị trí chính thức.
Xem thêm: Thư xin việc bằng tiếng Anh là gì? Mẫu thư xin việc chi tiết nhất
3. Phân biệt Hiring Manager với các vị trí khác
Recruitment Manager, Human Resource Manager và Hiring Manager đều thuộc bộ phận phụ trách vấn đề nhân sự trong cùng một doanh nghiệp, nhưng nội nội dung trách nhiệm của họ lại ở hai giai đoạn khác nhau trong quá trình bổ sung nhân sự cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa ba vị trí quản lý này như sau:
Ngoài ra, MuaBan.net luôn cập nhật tin đăng việc tìm người mới nhất bạn có thể tham khảo:
3.1. Sự khác nhau giữa Recruitment Manager và Hiring Manager
Tiêu chí so sánh |
Recruitment Manager |
Hiring Manager |
Vai trò |
Tiến hành quy trình tìm kiếm và sàng lọc ứng viên phù hợp theo tiêu chí đặt ra. |
Quyết định sẽ lựa chọn ứng viên tiềm năng nào (nói cách khác là quyết định thuê ứng viên nào) vào vị trí đang cần bổ sung nhân lực. |
Thời điểm kết thúc trách nhiệm trong quá trình tuyển dụng |
Sau khi hoàn tất sắp xếp phỏng vấn ứng viên tiềm năng. |
Sau khi ứng viên trúng tuyển vượt qua quá trình thử việc và đồng ý ký kế hợp đồng lao động. |
Biên chế quản lý của doanh nghiệp tuyển dụng |
Có thể là người của doanh nghiệp tuyển dụng. Có thể là dịch vụ bên ngoài được doanh nghiệp thuê để tìm kiếm nhân sự phù hợp. Khi đó, Recruitment Manager là người thuộc biên chế của bên dịch vụ thuê, hưởng lương và các chính sách nhân sự từ công ty dịch vụ đó. |
Hầu hết đều thuộc biên chế của doanh nghiệp tuyển dụng, hưởng chính sách lương thưởng, phúc lợi theo quy định của doanh nghiệp. |
Nhìn chung, trừ trường hợp thuê ngoài Recruitment Manager, đa phần chỉ những doanh nghiệp, tập đoàn lớn mới có cả 2 vị trí quản lý cấp cao này trong cùng tổ chức vì yêu cầu cao về chất lượng từng nhóm nhiệm vụ công việc. Còn thông thường, các doanh nghiệp sẽ gắn kết nhiệm vụ của cả 2 vị trí vào cùng một tên gọi là Recruitment Manager hoặc Hiring Manager.
Xem thêm: Tin đăng tuyển dụng việc làm ngày lễ 30/4 Lương Cao
3.2. Sự khác nhau giữa Human Resource Manager và Hiring Manager
Human Resource Manager (HRM, hay còn gọi là Trưởng phòng nhân sự hoặc Giám đốc nhân sự) là người đứng đầu phòng nhân sự của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý bộ phận nhân sự, đồng thời xây dựng và triển khai các chiến lược để thu hút và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.
So sánh với khái niệm Hiring Manager được nhắc đến ở trên, có thể thấy điểm khác nhau cơ bản giữa Hiring Manager và Human Resource Manager là Hiring Manager là thuật ngữ được dùng để chỉ người quản lý của bộ phận có nhu cầu tuyển dụng. Nói cách khác Hiring Manager có thể thuộc bất cứ bộ phận chức năng nào của doanh nghiệp. Trong khi đó Human Resource Manager là người quản lý bộ phận nhân sự, đây là vai trò chính của họ.
Hiring Manager chưa chắc đã là Human Resource Manager. Nhưng trong trường hợp bộ phận nhân sự cần tuyển thêm nhân sự thì Human Resource Manager sẽ là Hiring Manager.
Điểm khác biệt thứ hai giữa Human Resource Manager và Hiring Manager là Hiring Manager là người có quyền ra quyết định chọn ứng viên trúng tuyển cuối cùng sau phỏng vấn, còn Human Resource Manager sẽ chỉ tham gia vào quá trình phỏng vấn. Nói đến đây chắc hẳn bạn đã nhận ra sự khác nhau giữa Human Resource Manager và Hiring Manager rồi phải không nào?
Mặc dù trong quá trình tuyển dụng Hiring Manager và HRM sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau, nhưng để quá trình tuyển dụng diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao, hai vị trí này cần phối hợp hài hòa với nhau để tuyển được những nhân sự tốt nhất.
Xem thêm: [Mới nhất] Bảng mô tả công việc nhân viên bán hàng mới nhất
4. Tố chất cần có của một Hiring Manager
Để có thể trở thành một Hiring Manager, các bạn sẽ cần đảm bảo được một số tiêu chí nhất định. Tùy vào từng doanh nghiệp mà các yêu cầu đó sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì sẽ bao gồm:
3.1. Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu
Đây chắc chắn sẽ là một kỹ năng trọng yếu và cần thiết nhất đối với một Hiring Manager. Trong quá trình tuyển dụng, các Hiring Manager sẽ cần biết quan sát, lắng nghe các thông tin khách quan về các ứng viên, đồng thời đánh giá chính xác về năng lực, trình độ của họ. Hơn nữa, các vấn đề cần phải được nghe từ nhiều phía, thấu hiểu được những gì ứng viên gặp phải, từ đó có cách giải quyết phù hợp.
3.2. Kỹ năng thuyết phục, đàm phán
Các Hiring Manager sẽ là người đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên khi thấy phù hợp. Mức lương của Hiring Manager sẽ được tính bằng tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu và hiệu quả làm việc của các ứng viên. Nếu như trường hợp, bạn nhận thấy đây là một ứng viên có tiềm năng cho nhà hàng nhưng họ vẫn có chút phân vân vào việc có tham gia làm việc hay không. Lúc này, các Hiring Manager sẽ cần vận dụng khả năng đàm phán, thuyết phục của mình để làm sao cho họ đồng ý tuyển ứng viên vào làm việc.
3.3. Kỹ năng xây dựng kế hoạch, làm việc nhóm
Một trong những công việc chính của Hiring Manager là xây dựng chiến lược, kế hoạch tuyển dụng. Một quy trình logic thì không thể thiếu đi một bản kế hoạch tốt, nổi bật là trong quá trình tuyển dụng. Bạn sẽ cần phải biết số lượng nhà hàng muốn tuyển là bao nhiêu người, vị trí làm việc yêu cầu ứng viên cần làm những gì, mức lương hứa hẹn, cơ hội thăng tiến, mức đãi ngộ nhân viên hấp dẫn như thế nào để có thể thu hút được các ứng viên sáng giá?
Tiếp tới sau khi đã sàng lọc hồ sơ và tiến đến quy trình phỏng vấn thì khâu trọng yếu này sẽ cần có sự kết hợp hợp lại thành một giữa Quản lý tuyển dụng và các bộ phận tuyển dụng nhân sự khác để có thể chắt lọc như những ứng viên có tiềm năng và xuất sắc. làm việc sẽ trở nên khó khăn hơn khi bạn không có kỹ năng làm việc nhóm hay làm việc với từng cá nhân tốt.
5. Mức lương của vị trí Hiring Manager
Mức lương của Hiring Manager sẽ được giới thiệu thông tin dựa trên KPI mà họ làm được, Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp sẽ có mức KPI khác nhau nhưng đa số sẽ dựa vào các mức như:
- Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu
- Thời gian để tuyển nhân viên
- Tổng số CV trên một đợt tuyển dụng
- Phần trăm ứng viên được nhận trên mức phí tuyển dụng
- Một đợt tuyển dụng đạt hiệu quả như thế nào?
- …
Trung bình mức lương dành cho vị trí Hiring Manager có thể rơi vào mức từ 10 triệu đến 15 triệu. Tuy nhiên theo như những thống kê số liệu về mức lương mà Muaban.net đã sàng lọc dựa trên các nhà tuyển dụng là đối tác thì đối với những người có thử khám phá từ 1 đến 2 năm có thể nhận được mức lương thấp nhất là 25,3 triệu, cao nhất là 38,4 triệu và trung bình thường là mức 30,2 triệu.
Đối với một số tổ chức là các doanh nghiệp có tiếng yêu cầu nhân sự có chuyên môn cao và khắt khe thì mức lương có thể lên tới gần 70 triệu. Ngoài mức lương thì các Hiring Manager cũng nhận được các chế độ thưởng khá hậu hĩnh nếu hoàn thành tốt công việc, mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyển dụng tại doanh nghiệp.
Đọc thêm: PR bản thân là gì và nghệ thuật phỏng vấn xin việc hiệu quả
6. Tìm việc Hiring Manager ở đâu?
Có rất nhiều cách để bạn tìm được việc làm Hiring Manager. Chẳng hạn bạn có thể tìm việc qua các trang tuyển dụng trực tuyến, qua mạng xã hội hoặc qua headhunter. Chỉ cần vận dụng hiệu quả các công cụ tìm kiếm mà nhà tuyển dụng thường sử dụng bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy việc làm Hiring Manager như mong đợi.
Một gợi ý cho bạn là trang Web Muaban.net, đây là kênh hỗ trợ tìm việc làm uy tín được đánh giá cao hiện nay. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm, hãy truy cập ngay vào báo mua bán tại Muaban.net để có được những thông tin cần thiết. Tìm việc làm nhanh, cập nhật tin tuyển sinh phù hợp mà không cần đến bất kỳ khoản chi phí nào.
7. Một vài câu hỏi phỏng vấn vị trí Hiring Manager
Nếu bạn có ý định tham gia vào vị trí làm việc Hiring Manager thì bạn cần phải biết đến 1 vài câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể sẽ đưa ra cho bạn như sau:
- Bạn sẽ tìm kiếm các ứng viên tiềm năng như thế nào và cách để bạn tiếp cận họ thông qua đâu?
- Bạn có thể xác định trước một quy trình thử việc, chiến dịch tuyển chọn nhân sự cho nhà hàng chúng tôi được không?
- Nếu như đây là một quy trình thử việc tốt thì nhà hàng sẽ có lợi như thế nào?
- Bạn thấy văn hóa doanh nghiệp của công ty hiện nay ra sao và bạn sẽ làm gì để bảo vệ và duy trì nó?
- …
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ về Hiring Manager là gì cùng các thông tin liên quan đến vị trí này. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích, giúp cho những ai yêu thích vị trí này có thể theo đuổi được đam mê, thành công trong sự nghiệp của mình nhé.
Có thể bạn quan tâm: Trainee Là Gì? Làm Thế Nào Để Phân Biệt Giữa Trainee Và Intern?