Hiện nay, thuật ngữ Fashionista đang được nhắc đến rất nhiều trong ngành thời trang. Vậy Fashionista là gì? Fashionista có phải là một nghề hay không? Làm thế nào để trở thành một Fashionista chính hiệu? Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
I. Fashionista là gì? Những khái niệm liên quan đến Fashionista
1. Fashionista là gì?
Đây là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực thời trang nhưng vẫn có nhiều người còn khá mơ hồ về chúng.
Có thể hiểu Fashionista là những người ăn mặc đẹp và có mắt thẩm mỹ cũng như nhận biết được những xu hướng thời trang đang thịnh hành hiện nay và họ biết cách phối đồ đẹp.
2. Fashionisto là gì?
Fashionisto được dùng để dành riêng cho nam giới – những người có gu thời trang đẹp mắt và có một phong cách cho riêng mình (nhiều người thường gọi là Fashionista nam)
3. High fashion là gì?
High Fashion còn được hiểu là thời trang cao cấp, còn được gọi với cụm từ là “hàng hiệu”.
Ngoài những bộ trang phục được thiết kế để phục vụ cho việc ăn mặc hàng ngày thì High Fashion còn là những bộ trang phục được thiết kế từ những nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới với mức giá không phải ai cũng có thể sở hữu được.
Bên cạnh đó, cụm từ High Fashion cũng được dùng để chỉ những người có gu thời trang ăn mặc đẹp và có tính thẩm mỹ cao.
4. Mốt là gì?
Mốt là cụm từ được phiên âm theo tiếng Việt, thực tế chúng được viết là “Mode”. Đây là từ có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thời trang thì có thể hiểu Mốt có nghĩa là thị hiểu thẩm mỹ đang được nhiều người ưa chuộng.
Nhưng Mốt trong thời trang thường chỉ xuất phát và nhanh chóng thay thế bằng những phong cách khác nhau. Vì vậy mà nhiều Fashionista thường xuyên phải F5 lại tủ quần áo của mình.
5. Gu là gì?
Gu là từ dùng để chỉ sở thích của một người nào đó, trong lĩnh vực thời trang thì có thể hiểu chính là sở thích về một phong cách thời trang.
6. Flagship Store là gì?
Flagship Store được là một bộ mặt chính của những nhãn hiệu thời trang trên thế giới. Bạn chỉ cần nhìn vào Flagship Store là bạn đã biết được nhãn hàng đó là gì? Phong cách ra sao? Có bộ sưu tập gì mới?…
Các cửa hàng Flagship Store không chỉ được nằm ở vị trí đắc địa mà chúng còn phải được thiết kế với được thiết kế nổi bật, sang trọng và thường xuyên được thay đổi sao cho phù hợp với phong cách của những bộ sưu tập mới ra mắt.
II. Các phong cách Fashionista hiện nay
1. Romantic (Lãng mạn)
Phong cách thời trang Romantic đặc trưng bởi màu sắc, loại vải, hình dáng trang phục được thiết kế tinh tế.
- Màu sắc phổ biến: Hồng, đỏ, trắng, nâu vàng, xanh biển,…
- Loại vải: Lụa, cashmere, seersucker, linen, ren, denim và cotton.
- Form dáng: Không bó sát, nhưng cũng không quá rộng; đường may khéo léo, chắc chắn.
- Phụ kiện: Truyền thống và tinh tế.
2. Sleek Chic (Đẹp, sang trọng)
Thời trang phong cách Sleek Chic đặc trưng bởi kiểu dáng, màu sắc, loại vải đẹp và sang trọng.
- Màu sắc trung tính: Trắng, beige, đen, xanh biển,…
- Loại vải: Lụa, cashmere, len, da hoặc bông.
- Form dáng: Được may khéo léo, ôm nhẹ giúp tôn lên dáng người mặc.
- Phụ kiện: Tối giản.
3. Casual
Trang phục phong cách Casual thường đơn giản, chú trọng đến sự thoải mái, dễ chịu.
- Màu sắc: Có xu hướng cổ điển và trung tính, không bị giới hạn ở màu sắc cụ thể nào .
- Loại vải: Denim, lanh, lycra, len, da mềm và bông
- Form dáng: quần áo được cắt may thoải mái, không quá rộng.
- Phụ kiện: Tối giản..
4. Glam
Phong cách thời trang Glam được đặc trưng bởi chất vải bóng và kiểu dáng ôm sát cơ thể, chất liệu vải sang trọng và có những chi tiết lớn.
- Màu sắc: Đa dạng với hoa văn theo xu hướng.
- Loại vải: Lụa, satin, cashmere, lycra, ren, chenille, da lộn, da thuộc,…
- Form dáng: Quần áo có thể vừa vặn, ôm sát cơ thể hoặc có tỷ lệ lớn (chẳng hạn như áo bó sát kết hợp với quần ống loe).
- Phụ kiện: Phụ kiện bản to, lấp lánh.
5. Minimalist (Tối giản)
Thời trang phong cách tối giản không có nghĩa là có ít quần áo trong tủ đồ. Thay vào đó thì chúng được đặc trưng bởi việc có ít họa tiết, hoa văn và có đường nét, hình dạng độc đáo.
- Màu sắc: Có xu hướng cổ điển, chủ yếu là các màu trung tính như trắng, beige, đen,…
- Loại vải: Lụa, len cashmere, len, denim và bông…
- Form dáng: Quần áo được may hơi rộng; tập trung vào kích thước và tỷ lệ giữa các bộ phận.
- Phụ kiện: Không.
6. Vintage
Phong cách Vintage đặc trưng bởi hình dáng, hoa văn, màu sắc của những năm 40, 50, 60.
- Màu sắc: Những gam màu nhẹ nhàng, hơi trầm như trắng, hồng, xanh nhạt, nude, kem, đỏ dâu,…
- Loại vải: Đa dạng.
- Form dáng: Độ vừa vặn của quần áo có thể phụ thuộc vào thời đại, nhưng thường có xu hướng nhấn mạnh vào vòng eo và tôn lên đường con của cơ thể.
- Phụ kiện: Cổ điển.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phối đồ với boot cổ lửng dành cho nam và nữ
7. Boho
Thời trang Boho đặc trưng bởi họa tiết hoa, màu tông đất và lấy cảm hứng từ phong cách thời trang những năm 60 – 70 của phương Tây.
- Màu sắc: Thường là phiên bản đậm của các màu tự nhiên như đỏ, xanh lá cây, vàng và các màu trung tính như trắng, kem,…
- Loại vải: Thường lựa chọn vải có nhiều họa tiết, phổ biến là len móc, lông, da lộn, ren và nỉ.
- Form dáng: Trang phục có xu hướng rộng, thường có các họa tiết thêu, dây buộc, tua rua,…
- Phụ kiện: Nhiều phụ kiện như: vòng cổ, nhẫn, mũ, vòng tay chunky,…
8. Street – style
Street – style được phát triển từ đường phố chứ không phải ở các buổi trình diễn. Street – style không phải là một phong cách cụ thể mà chúng bao gồm một loạt các phong cách khác nhau, được đặc trưng bởi chủ nghĩa cá nhân. Mỗi bộ trang phục đại diện cho những cái tôi riêng biệt với cá tính mạnh mẽ. Phong cách này đại diện cho sự phóng khoáng, tự do với kiểu dáng và họa tiết.
Bạn có thể tham khảo thêm các bộ trang phục khác tại đây:
III. Học gì để trở thành Fashionista?
Điều đầu tiên, chắc chắn bạn cần có 2 điều kiện bắt buộc: Có gu thẩm mỹ và đam mê thời trang. Đây là hai yếu tố then chốt quyết định sự thành công cho quá trình phát triển sự nghiệp lâu dài của bạn.
Tiếp đến, bạn có thể trau dồi thêm các kỹ năng, kiến thức thời trang, nhiếp ảnh, truyền thông bằng cách tự tìm hiểu, đọc sách, tham gia vài khóa học riêng lẻ như: Khóa stylist, lớp học tạo dáng, người mẫu, chụp và chỉnh ảnh bằng điện thoại, digital marketing, khóa học quay dựng video,…
IV. Để làm Fashionista cần có kỹ năng gì?
- Gu thẩm mỹ cao: Fashionista nhất thiết phải có mắt thẩm mỹ. Để đạt được danh hiệu này, không đơn giản là mặc một bộ đồ đẹp có sẵn mà bạn phải dám phá cách, sáng tạo mix&match được những bộ quần áo đẹp, lạ người mọi người phải trầm trồ.
- Kiến thức về thời trang: Nắm bắt kịp xu hướng, các nguyên tắc thẩm mỹ, kiến thức về các thương hiệu giúp Fashionista tạo được sự tin tưởng từ người hâm mộ và nhãn hàng.
- Kỹ năng nhiếp ảnh: Ảnh đẹp chính là content truyền thông hiệu quả để tiếp cận đến với mọi người. Nếu muốn trở thành một Fashionista, bạn hãy học chụp, chỉnh ảnh hoặc có ekip riêng về mặt hình ảnh nếu có thể.
- Biết truyền thông cho bản thân: Đừng chỉ mặc đẹp và ngồi đợi người khác đến khen. Fashionista cần chủ động quảng bá bản thân bằng nhiều phương tiện Social Media từ Facfebooj, Instagram, Youtube, Tiktok, Blog,…
V. Fashionista kiếm tiền từ đâu?
Fashionista có thu nhập khủng từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi tháng nhờ vào những hoạt động như:
1. Làm mẫu ảnh
Fashionista nổi tiếng với khả năng mix đồ, tạo dáng và chụp ảnh đỉnh cao. Do đó, rất nhiều thương hiệu thời trang thuê họ chụp ảnh quảng cáo cho sản phẩm của mình. Từ đây, Fashionista có thể kiếm tiền từ việc làm mẫu ảnh.
2. Làm gương mặt thương hiệu cho nhãn hàng
Gương mặt thương hiệu là người phát ngôn thông điệp mà nhãn hãng muốn gửi đến người tiêu dùng. Từng lời nói, hành động của đại sứ thương hiệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp/sản phẩm. Vì vậy, việc lựa chọn gương mặt thương hiệu rất nghiêm ngặt, yêu cầu Fashionista phải có phong cách, câu chuyện phù hợp với sản phẩm của nhãn hàng.
3. Nhận quảng cáo
Với khả năng phối đồ tài tình, Fashionista sẽ có rất nhiều người hâm mộ. Vì vậy, họ hoàn toàn có thể nhận PR, quảng cáo những mặt hàng liên quan đến thời trang.
4. Đi sự kiện
Đi dự sự kiện cũng là một trong những công việc giúp cho Fashionista có thêm thu nhập. Fashionista càng nổi tiếng thì số tiền họ nhận càng nhiều, vì danh tiếng của họ giúp sự kiện được nhiều người chú ý hơn. Không chỉ tham dự những sự kiện trong nước, Fashionista còn có thể tham dự Tuần lễ thời trang quốc tế hoặc những buổi biểu diễn thời trang của các thương hiệu lớn trên thế giới.
>>> Xem thêm: 20+ Cách phối đồ mùa đông cho nữ sành điệu như gái Hàn
VI. Một số Fashionista nổi tiếng
1. Alex Chung
Alex Chung – đóa hồng mảnh khảnh đến từ Anh Quốc. Cô từng là một người mẫu, “IT girl”, trở thành một Fashionista vô cùng nổi tiếng. Alex Chung chính là tiêu biểu cho hình tượng “British Cool”. Alex Chung hiện đang làm công việc biên tập cho các tạp chí thời trang danh tiếng như Vogue, The Independent,… Alex Chung cũng thường xuyên hợp tác với các thương hiệu lớn trên thế giới như Chanel, Dior,…
2. Yoyo Cao
Yoyo Cao được biết đến như những Fashionista đầu tiên tại Singapore. Điều này khiến cho cái tên Yoyokulala thu hút nhiều sự chú ý của các tạp chí lớn về thời trang như Vogue, Harper’s Bazaar.
Sự uyển chuyển trong phong cách thời trang của Yoyo đã mang lại cho cô những thành công cực kỳ đáng ngưỡng mộ. Đây có lẽ cũng là lý do khiến nhiều tín đồ thời trang Châu Á mê mẩn với phong cách thời trang của nữ Fashionista đa tài này.
3. Châu Bùi
Châu Bùi xuất thân là một người mẫu ảnh với gu thời trang cực chất. Cô nàng này luôn có phong cách phối đồ ấn tượng và tạo ra các xu hướng thời trang mới được nhiều người học hỏi.
4. Quỳnh Anh Shyn
Tại Việt Nam, nhắc đến các Fashionista thì không nên bỏ lỡ cái tên Quỳnh Anh Shyn. Dù xuất phát điểm chỉ là một hot girl nhưng trong khoảng thời gian qua, cô nàng đã không ngừng học hỏi những xu hướng thời trang tạo “mốt” trên thế giới. Để từ đó, cô tạo dựng cho mình một phong cách thời trang rất riêng và trở thành một Fashionista nổi tiếng.
VII. Làm thế nào để trở thành một Fashionista chuyên nghiệp?
1. Bắt kịp các xu hướng thời trang thông qua mạng xã hội
Một trong các yếu tố cần thiết để trở thành một Fashionista chuyên nghiệp là luôn bắt kịp xu hướng thời trang mới nhất. Vậy làm sao bạn biết được đâu là xu hướng thời trang “hot” nhất hiện ở từng thời điểm? Điều này chính là dựa vào độ phủ sóng của món đồ đó trên những bộ sưu tập của các hãng thời trang lớn thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,…
2. Lựa chọn phong cách phù hợp
Làm sao để tìm được phong cách thời trang phù hợp với bản thân? Mỗi một Fashionista sẽ có một style khác nhau, nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng thành công cho bản thân. Vì mỗi người sẽ có thân hình, khuôn mặt, làn da khác nhau. Do đó, không thể bê nguyên phong cách của người khác hoặc áp dụng một cách cứng ngắc cho bản thân mình.
3. Tìm kiếm nguồn cảm hứng từ mọi điều quanh ta
Thời trang ở xung quanh chúng ta. Hãy bắt đầu nhìn nhận thế giới như một sân khấu để bạn có thể hiện bản thân mỗi ngày, tìm kiếm những ý tưởng thú vị từ các shop bán đồ second – hand cho đến những con phố hàng hiệu cao cấp, bạn sẽ thấy thế giới thời trang hấp dẫn hơn bạn tưởng.
Bên cạnh đó, cuộc sống xung quanh bạn cũng là nơi để tìm kiếm được những ý tưởng phối kết hợp các bộ đồ vô cùng thú vị.
4. Bắt “trend” các xu hướng thời trang mới nhất
Để trở thành một Fashionista thì đừng quên tìm kiếm những thông tin như: Hôm nay có gì mới trên trang cá nhân của các Fashionista nổi tiếng? Hiện nay, người trẻ lên phố mặc những gì? Hãy liên tục theo dõi càng nhiều người đón đầu xu hướng để bạn có thể học tập và bắt kịp xu hướng.
Bên cạnh đó, có rất nhiều tạp chí hay các chương trình về thời trang mà bạn nên xem khi muốn trở thành một Fashionista chuyên nghiệp. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông tin hữu ích về thời trang trên những bài viết, hình ảnh hoặc xoay quanh một nhân vật thời trang nào đó mà thế giới đang quan tâm. Hoặc đơn giản hơn, bạn hãy tìm đọc trên mạng, những thông tin thời trang luôn sẵn sàng chờ bạn tìm kiếm.
5. Kết hợp tủ đồ một cách thông minh
Hãy để ý và lựa chọn trong chính những trang phục mà bạn đang có. Bất kì Fashionista chính hiệu nào cũng nên sở hữu các món đồ “must – have items” trong tủ đồ như quần jeans, chân váy ngắn, áo phông, giày thể thao, nón,… Thực tế rằng, trong trường hợp “không biết mặc gì” để xuống phố thì những món đồ này sẽ là cứu tinh của bạn đấy.
Một Fashionista không thể liên tục chạy theo các “trend” mà để mình phải “cháy” túi. Thay vì bỏ ra cả tháng lương đồ mua một món đồ hợp mốt thì hãy thử lên ý tưởng bắt trend từ các bộ đồ trong chính tủ quần áo của mình.
6. Đừng bỏ qua phụ kiện độc đáo
Một bộ trang phục trở nên đặc biệt và thu hút thì tất nhiên không nên thiếu phụ kiện đi kèm. Fashionista có tiếng thường là người có thể phối và kết hợp một bộ đồ tưởng chừng như khá kén người mặc trở nên độc đáo và thu hút. Để làm được điều này, việc kết hợp những món phụ kiện đa dạng có ý nghĩa rất quan trọng.
Tuy nhiên, phụ kiện cũng là con dao hai lưỡi. Chúng có thể làm cho bộ trang phục của bạn trở nên đặc sắc, thu hút nhưng cũng có thể biến bạn thành “thảm họa”. Do đó, muốn trở thành một Fashionista thực thụ thì bạn không nên bỏ qua những món phụ kiện đi kèm với trang phục.
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể tự chế cho mình những món phụ kiện phù hợp với trang phục, không nhất thiết phải là các món đồ hiệu đắt tiền. Những đồ handmade độc đáo luôn giúp bạn khác biệt mà không lo sợ đụng hàng. Đặc biệt, với những người đang tập tành hoặc mới vào nghề thì chi phí để đầu tư cho những món phụ kiện đắt tiền cũng không phải là điều dễ dàng.
7. Thần thái vô cùng quan trọng
Một Fashionista thực thụ là người có thể “nổi bật” giữa đám đông cho dù bạn đang mặc một bộ đồ thể thao bình thường hoặc một bộ đồ cá tính. Trong mắt người đối diện, bạn luôn tỏa ra một sức hút đặc biệt và khiến mọi người phải trầm trồ về gu ăn mặc của mình.
VIII. Tổng kết
Trên đây, Muaban.net đã chia sẻ đến bạn đọc những vấn đề xoay quanh Fashionista là gì? Cần làm gì để trở thành một Fashionista chuyên nghiệp? Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng về thời trang và trở thành một Fashionista trong một ngày không xa nhé.
>>> Xem thêm:
- 10+ cách phối đồ với quần jean lưng cao cực chất và sành điệu
- Cách phối đồ với chân váy ngắn cực xinh dành cho các nàng
- Bí quyết và cách phối đồ cho người mập thật đơn giản nhưng vẫn tôn dáng, thu hút ánh nhìn.