Monday, September 25, 2023
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmTrademark là gì? Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu

Trademark là gì? Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu

Những kí hiệu chữ cái như TM, R, C,… đính kèm trên góc phải cùng với thương hiệu, logo hay có thể ở trên các bao bì của sản phẩm ắt hẳn không còn xa lạ với các bạn nữa. Những thứ đó được gọi là Trademark, vậy Trademark là gì? Tại sao phải có trên một sản phẩm? Hãy theo dõi bài viết sau đây Muaban.net sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cũng như hiểu rõ hơn về Trademark nhé!

Trademark là gì?

Trademark hay còn gọi là nhãn hiệu được nhận sự bảo hộ bởi luật quyền sở hữu trí tuệ. Trademark được ký hiệu bằng biểu tượng nhãn hiệu (™) hoặc có thể là biểu tượng đăng ký liên bang (®) nếu đơn đăng ký thực tế được thông qua Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO). Khi đăng ký, cùng một biểu tượng hoặc một loạt các từ mãi mãi không thể được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào khác, miễn là vẫn còn được sử dụng và giấy tờ hợp lệ và lệ phí được chi trả.

trademark là gì
Trademark

Trademark còn được hiểu theo cách đơn giản là các dấu hiệu để nhận dạng doanh nghiệp, có thể là cụm từ, từ, hình ảnh hay biểu tượng hoặc hay sự kết hợp giữa các yếu tố trên. Chúng thường có các tiêu chí để xem xét: các yếu tố độc đáo, khả năng phân biệt giữa hàng hóa và dịch vụ giữa các cơ sở sản xuất khác nhau về pháp lí, những mô tả sản phẩm, dịch vụ riêng để tránh bị nhầm lẫn, vướng những vi phạm về đạo nhái hay sử dụng mà không có bản quyền theo chiều hướng tiêu cực.

Trademark không có thời gian kết thúc và thường đồng nghĩa với tên thương hiệu hoặc các thiết kế được áp dụng cho doanh nghiệp hoặc các sản phẩm của doanh nghiệp và được sử dụng cùng với dịch vụ. Khi hiểu rõ nhãn hiệu là gì sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp để có được lợi thế về vấn đề pháp lý sau này.

Sự khác biệt của trademark và brand?

Nhãn hiệu và thương hiệu là hai thứ dễ khiến nhiều người sẽ nhầm lẫn, đôi khi mọi người thường nghĩ đó là một, nhưng về bản chất nó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy sự khác biệt giữa nhãn hiệu so với thương hiệu là như thế nào?

trademark là gì
Sự khác biệt của trademark và brand?

Hiểu một cách đơn giản nhất, thương hiệu là hình ảnh của chính bạn. Đó là những gì công chúng nhận thấy và đánh giá về công ty của bạn. Rất nhiều người hiểu sai lầm khi áp dụng “nhãn hiệu” và “thương hiệu” thay thế cho nhau, vì chúng tồn tại những khác biệt rất quan trọng. Khi xem xét cả hai, hãy nhớ quy tắc sau: “tất cả nhưng không phải tất cả”. Tất cả nhãn hiệu là thương hiệu,  không phải tất cả thương hiệu đều là nhãn hiệu.

Nhãn hiệu là khía cạnh cụ thể của thương hiệu của bạn có sự bảo vệ về pháp lý vì nó là một mã định danh duy nhất cho chính bạn. Nhãn hiệu có thể là các từ hoặc là cụm từ cụ thể, chẳng hạn như một “slogan” là phần quan trọng trong thương hiệu của công ty. Chúng có thể là trang phục thương mại hoặc kết hợp các tính năng được sử dụng để nhận diện bạn. Đơn cử như các biểu tượng kết hợp cụ thể với màu sắc, hình dạng, bố cục thiết kế hoặc bất kỳ một khía cạnh nào khác của thương hiệu.

Lợi ích tuyệt vời của việc đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu sẽ mang lại cho công ty bạn những lợi ích trong việc cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, giúp phân biệt và bảo hộ nhãn hiệu của chủ sở hữu đối với các nhãn hiệu khác.

trademark là gì
Lợi ích tuyệt vời của việc đăng ký nhãn hiệu

Mặt khác, lợi nhuận cho chủ sở hữu nhãn hiệu chính là hàng hoá được lựa chọn trong hàng loạt các sản phẩm cùng những loại khác. Điều này sẽ khuyến khích chủ nhãn hiệu tích cực đầu tư nhằm phát triển các sản phẩm của họ. Ngược lại, những lợi ích này sẽ mất đi nếu có sản phẩm khác mang nhãn hiệu trùng lặp với nhãn hiệu sản phẩm của họ. Trong tình huống này, không chỉ chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá phải gánh chịu hậu quả mà những hàng hoá kém chất lượng cũng có thể được tiêu thụ trên thị trường mà không gây một nghi ngờ nào cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, nhãn hiệu hàng hoá khi đã tạo nên sự tin tưởng và trở nên quen thuộc với khách hàng. Nghĩa là khi đã nổi tiếng thì nhãn hiệu sẽ có khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng vào bất kỳ loại hàng hoá hay dịch vụ nào mà nó được gắn vào. Ở trạng thái độc lập và cách ly khỏi hàng hoá và dịch vụ, đây là một loại tài sản có giá trị lớn mà người ta có thể mua bán hoặc bàn giao.

Ngoài ra, nhãn hiệu hàng hoá trong môi trường cạnh tranh lành mạnh còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tác dụng này hiện nay đang ngày càng trở nên quan trọng.

Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu

Sau khi hiểu rõ Trademark là gì thì những dấu hiệu của nhãn hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận biệt và đây là cơ sở để chỉ ra rằng thương hiệu này đã được xác nhận quyền sở hữu. Các công ty sẽ sử dụng một trong ba biểu tượng sau:

  • Trademark (™): Sử dụng biểu tượng thương hiệu này khi một logo hoặc cụm từ cảnh báo cho đối thủ cạnh tranh mà bạn đã tuyên bố biểu tượng này hoặc cụm từ như của bạn.
  • Registered (®): Chỉ các nhãn hiệu đã được Văn phòng nhãn hiệu cấp mới có thể sử dụng ký hiệu ®.
  • Service Mark (℠): Các công ty về các ngành hàng dịch vụ, chứ không phải là sản phẩm có tùy chọn sử dụng biểu trưng nhãn hiệu dịch vụ.
  • Copyright (©): Đây là biểu tượng thường dùng để tuyên bố đối tượng nào đó đã đăng ký bảo hộ độc quyền
trademark là gì
Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu

>>> Có thể bạn quan tâm: Hệ mã hóa RSA là gì? Cách thức hoạt động của RSA

Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu

Quyết định về chọn tên nhãn hiệu

Khi chọn tên nhãn hiệu nhà sản xuất cần lưu ý những cách đặt tên nhãn hiệu theo chiến lược sau:

  • Tên nhãn hiệu cá biệt
  • Tên chung cho sản phẩm
  • Tên riêng cho sản phẩm
  • Tên nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp với tên cá biệt sản phẩm

Các chiến lược về tên nhãn hiệu đều có lợi và hại khác nhau với nhà sản xuất, chính vì vậy cần căn cứ vào các thị trường mục tiêu, đặc điểm của doanh nghiệp để có quyết định đúng đắn nhất. 

Trên thế giới các thương hiệu lớn thường sử dụng cách sau đây trước khi lựa chọn tên nhãn hiệu là:

  • Xác định các mục tiêu của nhãn hiệu
  • Tạo danh sách tên nhãn hiệu có thể sử dụng được
  • Lựa chọn nhãn hiệu có thể thử nghiệm
  • Thử nghiệm và thu thập phản ứng của người dùng về nhãn hiệu xác lập
  • Kiểm tra các nhãn hiệu đã lựa chọn có thể đăng ký bảo hộ hay là không
  • Chọn tên phù hợp làm tên nhãn hiệu

Để chọn được tên nhãn hiệu tốt phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Nhãn hiệu phải nói lên được lợi ích và chất lượng của sản phẩm
  • Dễ nhận diện và dễ nhớ
  • Có tính độc đáo
  • Có thể dịch được sang nhiều dạng ngôn ngữ khác 
  • Có thể đăng ký bảo hộ từ pháp luật

Quyết định về chất lượng nhãn hiệu

Khi đặt nhãn hiệu sản phẩm, nhà sản xuất phải lựa chọn chất lượng và thuộc tính để hỗ trợ việc định vị nhãn hiệu trên thị trường. Chất lượng là yếu tố rất quan trọng của người làm marketing.

Trên thực tế, nhãn hiệu đều được xếp theo mức độ từ thấp đến cao như: Thấp, trung bình, cao và hảo hạng. Lợi nhuận tỉ lợi thuận với chất lượng nhãn hiệu, chất lượng càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Tuy vậy các hãng hiện nay thường tập trung vào chất lượng thì chiến lược này sẽ trở nên khó khăn hơn.

trademark là gì
Quyết định về chất lượng nhãn hiệu

Tìm kiếm công việc phù hợp với bạn ở tin đăng dưới đây

Cty CP Nakami 785 Trương Định, tuyển 5 nam NV Kinh doanh và Nam LĐPT
1
  • Hôm nay
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Cty Vật tư Kỹ Thuật Thái Việt tuyển nhân viên kinh doanh, 15 triệu
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
Nhân Viên Kinh Doanh Bán Hàng - Phủ Lý - Hà Nam
4
  • Hôm nay
  • Thành phố Phủ Lý, Hà Nam
Công ty BÁNH GẠO One.One CẦN TUYỂN GẤP Nhân viên kinh doanh
1
  • Hôm nay
  • Huyện Thanh Trì, Hà Nội
TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH MỸ PHẨM TÓC
4
TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH MỸ PHẨM TÓC 10 triệu - 40 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Tuyển Nhân viên kinh doanh BĐS
1
Tuyển Nhân viên kinh doanh BĐS 8 triệu - 15 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Đống Đa, Hà Nội
TUYỂN SALE THỊ TRƯỜNG PHỤ LIỆU TÓC
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Cần vài bạn phụ tiệm bán trà tại tiệm ở Bình Thạnh
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH LƯƠNG CAO
3
TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH LƯƠNG CAO 7 triệu - 20 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
nhân viên SALE GAME ONLINE LÀM TẠI NHÀ
1
nhân viên SALE GAME ONLINE LÀM TẠI NHÀ 7 triệu - 15 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận 1, TP.HCM
Tuyển Dụng Nhân Viên cho Công Ty Bất Động Sản Công Nghiệp
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tuyển 01 bạn Sale cho quán cơm
0
Tuyển 01 bạn Sale cho quán cơm 5 triệu - 10 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
CHUYÊN VIÊN KINH DOANH MANG NHƯỢNG QUYỀN
1
CHUYÊN VIÊN KINH DOANH MANG NHƯỢNG QUYỀN 10 triệu - 25 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển CTV !Hoa Hồng Cao Là Sale Của Các Công Ty
0
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
TUYỂN DUNG NHÂN VIÊN TỪ VẤN QUẬN TÂN BÌNH
3
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển Dụng Nhân Viên Kinh Doanh
0
Tuyển Dụng Nhân Viên Kinh Doanh 6 triệu - 13 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM

Quyết định chiến lược nhãn hiệu

Có tổng cộng bốn chiến lược nhãn hiệu doanh nghiệp cần chú ý:

Mở rộng loại sản phẩm

Doanh nghiệp mở rộng sản phẩm bằng cách thêm mặt hàng mới cùng tên nhãn hiệu. Các mặt hàng này có bao bì mới, hoặc hương vị, có thể là kích thước mới. Đa phần các hoạt động phát triển sản phẩm chính là mở rộng sản phẩm vì năng lực sản xuất của doanh nghiệp vẫn còn thừa để giúp đáp ứng mong muốn khách hàng về sự đa dạng chủng sản phẩm. Mở rộng sản phẩm có thể gặp rủi ro như là khiến nhãn hiệu mất đi ý nghĩa của mình, ngoài ra có thể gây thiệt hại về kinh doanh do không đảm bảo chi phí phát triển và các chương trình khuyến mãi.

Mở rộng nhãn hiệu

Mở rộng nhãn hiệu thường được dùng đối với các doanh nghiệp muốn ra sản phẩm mới hoặc các cải tiến sản phẩm.

Ví dụ: Honda dùng tên doanh nghiệp để mở rộng sản phẩm từ xe máy, ô tô, máy bơm nước,… giúp honda tiết kiệm nhiều chi phí quảng cáo cho nhãn hiệu mới. Bên cạnh đó nhãn hiệu này còn khiến thị trường chấp nhận nhanh chóng hơn. Nhưng nhãn hiệu đó phải thỏa mãn được khách hàng để tránh gây mất thiện cảm với họ vì các sản phẩm mới.

Sử dụng nhãn hiệu mới

Doanh nghiệp muốn tung ra thị trường những sản phẩm mới nhưng do nhãn hiệu họ đang sử dụng không hợp thì doanh nghiệp buộc phải sử dụng một nhãn hiệu mới. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét nhãn hiệu của mình để xem việc lập nhãn hiệu mới có phù hợp không, chi phí lập nhãn hiệu có thể sinh lời hay không để tránh những rủi ro không đáng có.

Quyết định tái định vị nhãn hiệu

Tái định vị nhãn hiệu đòi hỏi sự thay đổi cả sản phẩm lẫn hình ảnh của sản phẩm, hoặc chỉ cần thay đổi hình ảnh.

Khi tái định vị nhãn hiệu sản phẩm thì người làm marketing cần thận trọng, tránh làm mất lòng tin của những khách hàng cũ, chỉ có như vậy thì họ mới giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mới.

Một số quy định pháp luật về trademark

Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2013 chủ thể có quyền đăng kí nhãn hiệu:

  • Các chủ thể sản xuất có quyền đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm do mình sản xuất.
  • Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng kí nhãn hiệu cho dịch vụ do mình cung cấp.
  • Các chủ thể kinh doanh thương mại hàng hóa có quyền đăng kí nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán, với điều kiện người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng nhãn hiệu đó.
  • Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng kí nhãn hiệu tập thể cho hàng hóa, dịch vụ của các thành viên.
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng kí nhãn hiệu chứng nhận, với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
trademark là gì
Một số quy định pháp luật về trademark

Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kì, quốc huy của các nước.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng kí các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. 

Cách đăng ký trademark cho doanh nghiệp

Lúc trước, một người có thể giữ quyền đối với một nhãn hiệu mà không cần phải đăng ký với USPTO, nhưng việc đăng ký có nhiều lợi thế nhất định. Ví dụ: đăng ký nhãn hiệu đưa ra các giả định pháp lý rằng người đăng ký trên thực tế là chủ sở hữu nhãn hiệu. Đăng ký nhãn hiệu cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu/ người đăng ký khả năng nộp đơn kiện liên quan đến nhãn hiệu tại hệ thống tòa án bảo vệ thương hiệu quốc tế.

trademark là gì
Cách đăng ký trademark cho doanh nghiệp

Nếu quan tâm đến cách đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể dễ dàng thực hiện đăng kí trực tuyến trên Hệ thống Ứng dụng Điện tử Thương hiệu của USPTO. Đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải bao gồm:

  • Tên của người nộp đơn
  • Tên, địa chỉ liên lạc giữa người nộp đơn và USPTO
  • Mô tả hoặc bản vẽ về nhãn hiệu
  • Danh sách hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ được liên kết với nhãn hiệu
  • Phí nộp hồ sơ.

Quá trình nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu khá đơn giản. Có thể được thực hiện trực tuyến thông qua Hệ thống Ứng dụng Điện tử Thương hiệu với chi phí từ 225 đô – 325 đô.

Bài viết trên Muaban.net đã nêu lên những thông tin liên quan đến Trademark để giải đáp thắc mắc Trademark là gì? Tại sao phải có trên một sản phẩm? Hy vọng qua bài viết này, bạn bạn có thể nắm rõ hơn về Trademark và có thể đăng kí thành công Trademark cho doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công!

>>> Xem thêm:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img

ĐỪNG BỎ LỠ