Sunday, May 5, 2024
spot_img
HomeViệc làmGóc Kỹ NăngĐiểm mạnh điểm yếu là gì? Làm thế nào để trình bày...

Điểm mạnh điểm yếu là gì? Làm thế nào để trình bày trong cv hợp lý?

Liệt kê điểm mạnh điểm yếu của bản thân là câu hỏi được hỏi nhiều nhất khi trả lời phỏng vấn cũng như nên được trình bày rõ ràng trong CV. Mặc dù là câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu thường gặp nhưng khi bất chợt được nhà tuyển dụng hỏi lại làm cho nhiều người cảm thấy lúng túng. Chính vì vậy cách tốt nhất là nên tự nhìn nhận, đánh giá sơ lược toàn bộ tính cách, sở thích cá nhân để có câu trả lời tự nhiên nhất.

Bài viết sau đây của Mua bán sẽ giúp bạn có thêm thông tin để trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong hồ sơ xin việc cũng như khi trả lời câu hỏi phỏng vấn một cách hợp lý nhất để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Khái niệm về điểm mạnh điểm yếu

Mỗi người đều sẽ có những điểm mạnh điểm yếu riêng của chính bản thân mình. Việc này sẽ tạo nên sự khác biệt cũng như giúp nhìn nhận lại bản thân để phát triển và khắc phục điểm mạnh điểm yếu. Trước khi tìm hiểu sâu về cách trình bày điểm mạnh điểm yếu hãy cùng hiểu rõ điểm mạnh điểm yếu là gì.

Điểm mạnh là gì?

Điểm mạnh được hiểu đơn giản chính là những thế mạnh, những điểm nổi trội của bản thân. Nó có thể giúp bạn cảm thấy nổi bật hơn hoặc gây ấn tượng mạnh hơn đối với những người khác.

điểm mạnh điểm yếu
điểm mạnh điểm yếu

Điểm mạnh trong CV chính là các tố chất đạo đức, kỹ năng và trình độ chuyên môn của chính bản thân bạn. Chính những điều này sẽ giúp ích và hỗ trợ công việc của bạn vô cùng hiệu quả. Đây cũng chính là lợi thế của chính bản thân bạn, qua điểm mạnh được trình bày, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá sơ bộ về năng lực và mức độ phù hợp của bạn đối với vị trí công việc đang tuyển dụng. Ví dụ nếu bạn muốn ứng tuyển nhân viên bán hàng thì bạn phải giao tiếp và ăn nói tốt, biết cách dẫn dắt khách hàng để có thể deal được.

>>> Xem thêm: CV là gì? Hướng dẫn cách viết CV xin việc chuyên nghiệp

Điểm yếu là gì?

Điểm yếu có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược với điểm mạnh. Điểm yếu là những cái không tốt, những hạn chế, thiếu sót mà bản thân cần khắc phục và cải thiện để hoàn thiện bản thân. Đây có thể sẽ là hòn đá cản trở thành công trong công việc và cuộc sống của bạn nếu không nhìn nhận và khắc phục kịp thời.

Điểm yếu là gì
Nhận định điểm mạnh điểm yếu giúp bạn hoàn thiện của bản thân hơn

Trong CV việc trình bày điểm yếu khiến nhiều người phải đắn đo suy nghĩ. Bạn cần phải trung thực nhìn nhận bản thân, đồng thời cũng nên khéo léo trong việc trình bày điểm yếu kèm thêm cách khắc phục. Qua đó sẽ giúp ứng viên không bị mất điểm và nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng khắc phục yếu điểm của bạn.

Lưu ý cách trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV cần phải biết

Trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV cần phải chọn lọc rõ ràng và phân tích cụ thể tùy thuộc vào tính chất công việc ứng tuyển. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá ứng viên và xét độ phù hợp với công việc được ứng tuyển, cụ thể:

Đối với điểm mạnh

Điểm mạnh nếu không được chọn lọc và trình bày một cách thuyết phục, rõ ràng sẽ chỉ là những con chữ bình thường làm đẹp cho CV. Để trình bày điểm mạnh trong CV một cách hiệu quả nhất và gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng cần biết các bí quyết sau:

Nhận định rõ tính chất của công việc

Nhà tuyển dụng thường sẽ chọn những ứng viên có những điểm mạnh phù hợp với tính chất của công việc. Do vậy, thay vì vội vàng liệt kê hàng loạt điểm mạnh vào CV thì hãy đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng để có sự chắt lọc điểm mạnh phù hợp nhất.

Điểm mạnh, điểm yếu trong CV
Xem rõ tính chất công việc để liệt kê điểm mạnh điểm yếu phù hợp

Ứng viên nên dành thời gian để đọc kỹ mô tả công việc, sau đó tiến hành chọn lọc ra những phẩm chất, thế mạnh tương thích có thể hỗ trợ tốt cho công việc của bạn. Lấy một ví dụ cụ thể, khi trình bày điểm mạnh CV ứng tuyển vào vị trí Sale có thể liệt kê một số điểm mạnh như khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng xử lý tình huống, ngoại ngữ tốt, tính cách năng nổ, nhiệt tình,… Đây đều là những điểm mạnh giúp bạn được nhà tuyển dụng lưu ý hơn cả.

>>> Xem thêm: Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV: Vai trò, cách viết

Viết những điểm mạnh thật sự liên quan đến tính chất công việc

Điểm mạnh trên CV tránh viết quá nhiều, dài dòng vì có thể làm cho CV mất thẩm mỹ và không tạo được điểm nhấn riêng cho nhà tuyển dụng. Do đó bạn cần phải chắt lọc những điểm mạnh thật sự chất lượng, trình bày một cách khoa học, súc tích nhất gửi đến nhà tuyển dụng.

điểm mạnh trong CV
Ứng viên cần chắt lọc điểm mạnh điểm yếu để CV chuyên nghiệp hơn
  • Trong mục “mục tiêu nghề nghiệp” nên liệt kê điểm mạnh chính là chí cầu tiến, sự nghiêm túc và ý định gắn bó lâu dài đối với doanh nghiệp.
  • Trong mục trình bày thế mạnh về kỹ năng nên chia thành kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Viết những điểm mạnh này thành những gạch đầu dòng rõ ràng, đồng thời đánh giá mức độ thành thạo đối với điểm mạnh một cách có khoa học.

>>> Xem thêm: Cách viết mục tiêu công việc trong CV ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng

Trình bày điểm mạnh một cách trung thực, tránh phóng đại, khoa trương

Ứng viên nên viết điểm mạnh một cách trung thực vì câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu các nhà tuyển dụng sẽ hỏi lại để quan sát thái độ và mức độ thành thật của ứng viên. Liệt kê trung thực điểm mạnh của bạn sẽ giúp bạn có câu trả lợi tự nhiên nhất khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này.

Tham khảo tin đăng về việc làm marketing tại website Muaban.net dưới đây:

tuyển nhân viên thị trường tại hà nội
0
  • Hôm nay
  • Quận Hà Đông, Hà Nội
Việc làm quận Tân Bình (part-time/ Full Time) ưu tiên sinh viên
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển nhân viên trực diện thoại văn phòng, và tư vấn khách hàng
1
  • Hôm qua
  • Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tuyển nhân viên kinh doanh bán tranh và đồng hồ
1
  • 01/05/2024
  • Quận Tây Hồ, Hà Nội
VIỆC MARKETING CẦN TÌM NHÂN VIÊN
1
  • 01/05/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
Tuyển nhân viên marking sale TMĐT,viết content, ads fb, tiktok
0
  • 29/04/2024
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tuyển Nhân Viên Kinh Doanh, Sale Marketing Online Quận 12
1
  • 29/04/2024
  • Quận 12, TP.HCM
Công ty TNHH TM Tấn Tới tuyển Marketing Online
1
  • 26/04/2024
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Cty Hiệp Phát VN cần tuyển nhân viên bán hàng
3
  • 23/04/2024
  • Quận 8, TP.HCM
Việc làm liền có xoay ca tại Bình Thạnh P13
1
  • 23/04/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
TUYỂN NV MARKETING-CSKH VỀ SẢN PHẨM HỮU CƠ
4
  • 21/04/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Cần tuyển nhân viên marketing online, kinh nghiệm từ 2 năm trở lên
1
  • 20/04/2024
  • Quận 1, TP.HCM
Hợp Tác Môi Giới đã và đang làm Môi Giới Bất Động Sản.
1
  • 20/04/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
VIỆC LÀM CẦN TÌM NHÂN VIÊN TƯ VẤN MARKETING
1
  • 20/04/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN INTERNAL SALE EXCUTIVE
0
  • 19/04/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
CẨN TUYỂN NHÂN VIÊN MARKETING KHÔNG CẦN KINH NGHIỆM
1
  • 15/04/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN SALE ADMIN .
1
CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN SALE ADMIN . 8 triệu - 20 triệu/tháng
  • 14/04/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN IT+ MARKETING ĐI LÀM NGAY
1
TUYỂN NHÂN VIÊN IT+ MARKETING ĐI LÀM NGAY 10 triệu - 20 triệu/tháng
  • 13/04/2024
  • Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Cần tuyển nhân viên kinh doanh, Đội nhóm tiếp thị sản phẩm
13
  • 05/04/2024
  • Quận Bình Tân, TP.HCM

Đối với điểm yếu

Thực tế, điểm yếu vẫn có thể gây được ấn tượng đối với nhà tuyển dụng khi xem CV của bạn nếu biết cách trình bày đúng cách. Cách viết điểm yếu gây ấn tượng trong CV của bạn có thể thực hiện như sau:

Trình bày điểm yếu bản thân một cách trung thực, khách quan

Những điểm yếu như giao tiếp kém, thiếu tự tin, không có kinh nghiệm,… bạn có thể trình bày trực tiếp trên CV. Nhiều nhà tuyển dụng sẽ xem đây là thước đo đánh giá mức độ thành thật của bạn. Bên cạnh đó giúp nhà tuyển dụng cảm thấy yên tâm vì độ chân thực trong CV của bạn trước hàng trăm hàng nghìn bản CV hoàn hảo khác.

Điểm yếu trong CV
Nên trình bày điểm mạnh điểm yếu một cách trung thực, khách quan

Trình bày điểm yếu có chọn lọc

Giống với cách trình bày điểm mạnh, khi viết điểm yếu CV cần phải hiểu rõ tính chất của công việc. Sau đó chọn lọc điểm yếu để trình bày vào CV một cách thông minh. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được sự cố gắng khắc phục điểm yếu hoặc những điểm yếu này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và hiệu quả công việc. Một lưu ý nên nhớ nên trình bày điểm yếu một cách vắn tắt, nên giới hạn trong khoảng 3 gạch đầu dòng là hợp lý nhất.

>>> Xem thêm: Cách viết CV song ngữ cực chuẩn phù hợp với mọi ngành nghề

Có nên nhắc lại điểm mạnh điểm yếu trong CV khi được hỏi hay không?

Khi được nhà tuyển dụng hỏi về điểm mạnh và điểm yếu thì chúng ta nên nhắc lại và trả lời một cách thành thật, khôn khéo và tự nhiên nhất. Chính vì vậy, bạn nên viết điểm mạnh điểm yếu trên CV một cách trung thực để câu trả lời trên CV và khi trả lời phỏng vấn được ăn khớp với nhau. Điều này sẽ làm nhà tuyển dụng tăng thêm độ tin cậy đối với bạn hơn.

Cách trả lời hợp lý về điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn

Khi đi phỏng vấn cần phải chuẩn bị tinh thần thật tự tin, bình tĩnh và khôn khéo xử lý các tình huống. Đối với câu hỏi trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân thì nên trả lời một cách chân thực và tự nhiên nhất. Nếu bạn trả lời tốt cơ hội tìm việc và được nhận việc là rất cao. Các mẹo trả lời điểm mạnh điểm yếu dưới đây sẽ giúp bạn gây ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng khi phỏng vấn.

Hãy thẳng thắn trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân khi được hỏi
Hãy thẳng thắn trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân khi được hỏi

Trình bày điểm mạnh của bản thân

Điểm mạnh là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng, giúp họ đánh giá và nhận định mức độ phù hợp của bạn đối với vị trí công việc. Chính vì vậy, bạn phải thật bình tĩnh và tự tin để có câu trả lời tốt nhất.

Bạn không nên liệt kê tất cả điểm mạnh điểm yếu của bản thân để tránh quá rườm rà, mất thời gian. Chính vì vậy, bạn chỉ cần trả lời những điểm mạnh chi tiết nhất phù hợp với tính chất công việc.

Đồng thời bạn cũng có thể nêu rõ tính ứng dụng các điểm mạnh của bản thân vào công việc thực tiễn, chẳng hạn như bạn sẽ tận dụng thế mạnh vào công việc thế nào? Các thành tích, kinh nghiệm đã gặt hái và tích lũy được. Qua đó các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng đánh giá được năng lực của bạn mà bạn không cần phải kể lể quá nhiều.

Trình bày điểm yếu của bản thân

Khi nhà tuyển dụng hỏi về điểm mạnh điểm yếu của bản thân thì bạn nên trả lời điểm yếu trước. Bởi vì nếu điểm mạnh quá nổi bật và ấn tượng sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy hứng thú và có thể quên đi điểm yếu bạn đã liệt kê trước đó. Khi nói về điểm yếu bạn nên thêm các biện pháp khắc phục để tạo độ tin cậy nhất định cho nhà tuyển dụng.

Trình bày điểm mạnh điểm yếu
Trình bày điểm mạnh điểm yếu kèm cách khắc phục sẽ gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng

Ngoài ra bạn cũng có thể trả lời những điểm yếu không có liên quan hoặc không liên quan nhiều đến tính chất công việc là một cách được các ứng viên giàu kinh nghiệm thường xuyên áp dụng.

Tóm lại việc liệt kê và trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV và khi phỏng vấn trực tiếp cần phải được chọn lọc kỹ và hợp lý nhất. Hy vọng với bài viết được Mua bán chia sẻ trên đây. Bạn đọc sẽ biết các cách trình bày điểm mạnh và điểm yếu một cách hợp lý nhất để gây ấn tượng mạnh đối với nhà tuyển dụng trong quá trình tìm việc làm nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Bật mí 3 cách viết CV cho sinh viên mới ra trường cực chuẩn

 

Hoàng Ngọchttps://muaban.net/blog/tac-gia/ngoc-hoang/
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ