Monday, May 6, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmĐạo đức nghề nghiệp là gì? Tầm quan trọng và ví dụ...

Đạo đức nghề nghiệp là gì? Tầm quan trọng và ví dụ thực tế về đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức là yếu tố rất quan trọng giúp chúng ta thành công trong bất cứ ngành nghề nào. Vậy đạo đức nghề nghiệp là gì? Hãy xem bài viết dưới đây của Muaban.net để tìm hiểu nhé!

đạo đức nghề nghiệp là gì
Đạo đức nghề nghiệp là gì? Tầm quan trọng và ví dụ thực tế về đạo đức nghề nghiệp

I. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp là gì?

Đạo đức nghề nghiệp là minh chứng dùng để đánh giá hành vi của một cá nhân hay tổ chức trong quá trình hoạt động tại một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó có thực hiện đúng những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực công việc được giao cho hay không, có đáp ứng được giá trị công việc hay các chuẩn mực của đạo đức xã hội hay không.
đạo đức nghề nghiệp là gì
Khái niệm đạo đức nghề nghiệp

II. Ví dụ về đạo đức nghề nghiệp trong thực tế

Ví dụ về đạo đức nghề nghiệp ngành y: Lời thề Hippocrate sẽ được thực hiện bởi những bác sĩ khi họ nhận bằng cấp về y học. Lời thề này là đạo đức phải tuân theo khi hành nghề y, là lời hứa rằng sẽ không bao giờ làm hại người, sẽ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân,… Những gì họ phát ngôn trong lễ tuyên thệ chính là đạo đức nghề nghiệp của họ. Đó là các nguyên tắc hoặc hướng dẫn mà họ nhất định phải tuân theo.

Ví dụ đạo đức nghề nghiệp ngành giáo viên: Hiện nay xuất hiện rất nhiều trường hợp giáo viên không dạy hết kiến thức cho học sinh khi lên lớp mà giữ lại các phần bài giảng để dạy riêng trong buổi học thêm. Sau đó ra đề kiểm tra bằng những kiến thức ấy để đánh đố các học sinh không đi học thêm. Hành động này là vi phạm đạo đức nghề nghiệp, không có sự công bằng đối với các học sinh không có điều kiện học thêm, gây ra lỗ hổng kiến thức. 

đạo đức nghề nghiệp là gì
Ví dụ về tính tổ chức

III. Ý nghĩa của đạo đức nghề nghiệp là gì?

  1. Thứ nhất, làm tăng hiệu suất trong công việc: Khi tuân thủ đúng theo chuẩn mực nghề nghiệp, làm việc một cách tích cực thì sẽ mang lại kết quả trong công việc tốt hơn.

2. Thứ hai, tăng hiệu quả khi làm việc nhóm: Tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm cũng chính là một biểu hiện trong đạo đức nghề nghiệp. Khi những thành viên trong một nhóm hiểu các quy định và chuẩn mực thì họ sẽ có thể làm việc thật tốt.

3. Thứ ba, cải thiện hình ảnh công ty: Nếu mỗi các cá nhân hiểu rõ trách nhiệm, giá trị đóng góp của bản thân thì chắc chắn sẽ giúp công ty xây dựng hình ảnh tốt hơn.

đạo đức nghề nghiệp là gì
Ý nghĩa của đạo đức nghề nghiệp

4. Thứ tư, tuân thủ đúng theo các quy định, thực hiện theo chuẩn mực cũng giúp cho doanh nghiệp tránh được những vấn đề liên quan đến pháp lý về sau.

5. Thứ năm, giúp đưa ra chiến lược phát triển doanh nghiệp dễ dàng hơn: Khi các lãnh đạo muốn đưa ra quyết định nào đó thì việc nhân viên đoàn kết thực hiện một cách nghiêm chỉnh quy định, đúng theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm: Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì? Khi nào nên lựa chọn phong cách này?

IV. Mối liên hệ giữa đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp

Bên cạnh đạo đức nghề nghiệp thì đạo đức cá nhân cũng là vấn đề được đề cập nhiều trong cuộc sống và công việc. Vậy 2 vấn đề này có mối quan hệ gì với nhau?

  • Đạo đức cá nhân thường dùng để nói đến đạo đức của một người đối với mọi người cũng như những tình huống mà họ phải đối phó hàng ngày.
  • Đạo đức nghề nghiệp dùng chỉ việc một người phải tuân thủ với những tương tác, giao dịch kinh doanh của họ trong công việc, nghề nghiệp.
đạo đức nghề nghiệp là gì
Mối liên hệ giữa đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp

Trong một vài trường hợp, 2 vấn đề này có thể xung đột. Ví dụ như: Một bác sĩ không tin liệu trình điều trị do bệnh nhân chọn là hợp lý. Nhưng theo quy tắc đạo đức từ Hiệp hội Y khoa New Zealand thì bác sĩ này buộc phải tôn trọng quyền tự do chọn lựa của bệnh nhân.

V. Đạo đức nghề nghiệp nơi công sở thể hiện như thế nào?

Đạo đức nơi công sở đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển doanh nghiệp. Hãy xem ngay phần sau đây để nắm rõ các biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp nơi công sở để có thể phát huy:

1. Hành xử chuyên nghiệp

Biểu hiện đầu của đạo đức nghề nghiệp chốn công sở đó là hành xử một cách chuyên nghiệp. Điều này bao gồm các yếu tố như chỉn chu ngoại hình, cách thực hiện công việc, cách giao tiếp với đồng nghiệp,… Ngoài ra, việc hành xử chuyên nghiệp còn là sự tôn trọng với mọi người, chăm chỉ, trung thực trong công việc.

đạo đức nghề nghiệp là gì
Hành xử chuyên nghiệp

2. Luôn luôn đúng giờ

Tuân thủ giờ giấc giúp tạo ấn tượng tốt trong công việc cũng như cuộc sống. Hãy luôn chuẩn bị trước mọi thứ để tránh tuyệt đối việc trễ giờ làm. Đi muộn sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt cấp trên và đồng nghiệp, thậm chí có thể gây thiệt hại đến các hoạt động của công ty như muộn buổi họp, hội thảo,…

3. Hoàn thành công việc đúng hạn

Một người xem trọng đạo đức trong nghề nghiệp thì sẽ nói không với việc trì hoãn. Họ sẽ luôn sắp xếp để hoàn thành các nhiệm vụ được giao nhanh nhất có thể, vừa đảm bảo đúng thời hạn, vừa đảm bảo chất lượng công việc.

đạo đức nghề nghiệp là gì
Hoàn thành công việc đúng hạn

4. Tập trung và kiên trì

Tập trung và kiên trì là phẩm chất có thể tìm thấy ở người có đạo đức nghề nghiệp. Họ sẽ dành sự tập trung nhất định vào công việc cho đến khi mọi thứ được hoàn thiện, điều này giúp tiết kiệm thời gian và không bị gián đoạn. Bên cạnh đó, kiên trì sẽ giúp rèn luyện cho bản thân có khả năng duy trì việc chăm chỉ, tập trung trong thời gian dài.

5. Có trách nhiệm

Có trách nhiệm với những công việc thuộc nhiệm vụ, vai trò và mục tiêu của bạn thân cũng chính là một biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp. Nếu giữ chức vụ như: trưởng nhóm, quản lý,… thì cần phải chịu trách nhiệm cao hơn vì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với kết quả cuối cùng.

6. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp không đồng nghĩa với việc bạn phải dành tất cả thời gian của mình cho công việc. Làm việc quá sức sẽ khiến bạn bị căng thẳng, dấn đến giảm hiệu suất làm việc. Bạn hãy làm việc ở mức độ vừa phải, dành thời gian cho bản thân, gia đình, những hoạt động xã hội và đặc biệt là sức khỏe. Thời gian nghỉ chính là lúc bạn nạp năng lượng có thể để tiếp tục làm việc hiệu quả.

đạo đức nghề nghiệp là gì
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

7. Có tính tổ chức

Người có đạo đức nghề nghiệp thường sẽ sắp xếp tổ chức những nhiệm vụ cần để thực hiện sao cho hợp lý để mọi việc đều có thể hoàn thiện hiệu quả nhất. Họ sẽ lên kế hoạch cho từng khoảng thời gian, sắp xếp các thứ tự công việc ưu tiên để hoàn thành tốt mọi công việc.

8. Có tinh thần tập thể

Tinh thần tập thể giữ vai trò rất quan trọng chốn công sở. Nếu chỉ hoạt động riêng lẻ, biết mỗi bản thân, bảo thủ,… thì sẽ khó có thể giúp doanh nghiệp phát triển. Người có đạo đức nghề nghiệp cần phải thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác với mọi người và làm việc tập thể hiệu quả.

đạo đức nghề nghiệp là gì
Có tinh thần tập thể

VI. Một số hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp

1. Xử lý công việc thiếu trách nhiệm

Hiện nay có rất nhiều người làm việc qua loa, mang tính chất đối phó, làm hiệu quả công việc giảm sút, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của tập thể. Bên cạnh đó, một số các nhân còn lạm dụng thời gian làm việc để làm việc cá nhân.

Do vậy, có thể thấy rằng làm việc qua loa và thiếu trách nhiệm không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của tập thể mà còn cho thấy người đó thiếu đạo đức nghề nghiệp.

đạo đức nghề nghiệp là gì
Xử lý công việc thiếu trách nhiệm

2. Lạm dụng của công

Trong quá trình làm việc, mỗi nhân viên thường sẽ nhận được các tài sản để hỗ trợ công việc. Tuy nhiên một vài cá nhân lại dùng tài sản chung để phục vụ lợi ích cá nhân. Tài sản chung thường khó quản lý chặt chẽ, tuy nhiên không phải vì vậy mà nhân viên có quyền dùng tài sản đó để phục vụ cho cá nhân. Điều đó có thể không ảnh hưởng nhiều đến công việc, nhưng sẽ thể hiện người đó thiếu đạo đức nghề nghiệp.

>>> Xem thêm: Bí quyết rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc trong công việc

VII. Quy tắc chung của đạo đức nghề nghiệp

Việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp có sự khác nhau đối với các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, ngành nghề nào cũng cần có những quy tắc chung phù hợp với quy chuẩn xã hội đó là:

  • Độc lập, tự giác, tự lực cánh sinh, hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm của mình.
  • Có cái nhìn khách quan, đánh giá mọi thứ một cách công tâm.
  • Không ngừng trau dồi, cải thiện bản thân, nâng cao kiến thức, trình độ, khẳng định năng lực chuyên môn.
  • Đảm bảo tư cách nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp khi làm việc.
  • Tuân thủ các chuẩn mực, quy tắc chung.
  • Chính trực, không vì lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến tập thể.
  • Làm việc hợp với năng lực, tập trung, kiên trì với công việc.
  • Tôn trọng mọi người, hòa thuận, lắng nghe ý kiến của người khác.
đạo đức nghề nghiệp là gì
Quy tắc chung của đạo đức nghề nghiệp

VIII. Đạo đức nghề nghiệp trong một số ngành nghề

1. Ngành giáo viên/giảng viên

Theo Thông tư liên tịch năm 2015/TTLT-BGDĐT-BNV, đạo đức ngành giáo viên được quy định như sau:

Đối với giáo viên mầm non:

Điều 3. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp 

1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.

2. Quý trẻ, yêu nghề; kiên nhẫn, biết tự kiềm chế; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm khéo léo.

3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp.

4. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.

Đối với giáo viên tiểu học:

Điều 3. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

1. Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.

2. Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

3. Các tiêu chuẩn đạo đức khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.

đạo đức nghề nghiệp là gì
Đạo đức nghề giáo viên

Đối với giáo viên Trung học Cơ sở:

Điều 3. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở

1. Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;

2. Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

3. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.

Đối với giáo viên Trung học Phổ thông:

Điều 3. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông

1. Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.

2. Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

3. Các tiêu chuẩn đạo đức khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.

2. Ngành truyền thông

Ngành truyền thông chính là cơ quan ngôn luận được hầu hết mọi người tin tưởng, truyền thông giúp người dân nắm bắt được thông tin nhanh chóng và chính xác. Do vậy, người làm ngành truyền thông sẽ phải đảm bảo tính trung thực, cố gắng trong việc tìm kiếm sự thật, bảo vệ lẽ phải. Những người làm báo phải luôn công tâm đưa ra ý kiến để định hướng được dư luận, có được niềm tin của công chúng.

đạo đức nghề nghiệp là gì
Đạo đức ngành truyền thông

>>>Xem thêm: Truyền thông đại chúng là gì? Cơ hội việc làm ngành truyền thông

3. Bất động sản

Ngành bất động sản là hiện nay vô cùng phổ biến nhưng thường xuyên xuất hiện việc gian lận, chiếm đoạt tài sản. Do vậy, khi làm ngành bất động sản cần phải chú ý đảm bảo uy tín và trung thành với lợi ích của những người tiêu dùng.

4. Đạo đức nghề nghiệp trong y tế

Những người bước vào nghề y phải tuyên thề và phục vụ những người bệnh tật. Lời thề Hippocrate là một quy tắc đạo đức mà hầu hết mọi người đều biết. Bên cạnh lời thề này, những người trong ngành y được khuyến cáo phải tôn trọng nhân phẩm của bệnh nhân và tôn trọng quyền con người. Phải điều trị cho bệnh nhân của mình một cách tự tin. Bất kỳ sai phạm nào cũng có thể hủy hoại cuộc đời nghề nghiệp của một con người. Cần phải rất cẩn thận với những nguyên tắc.

đạo đức nghề nghiệp là gì
Đạo đức nghề nghiệp trong y tế

IX. Một số câu hỏi liên quan đến đạo đức nghề nghiệp

1. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là gì?

Chuẩn mực đạo đức nói chung hay chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp các quy tắc và yêu cầu của xã hội với con người. Chuẩn mực xác định tính chất, phạm vi, mức độ, giới hạn cho những điều không thể/có thể/bắt buộc phải thực hiện của mỗi người, để đảm bảo tính ổn định, giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội.

2. Công chức có đạo đức nghề nghiệp như thế nào?

Đạo đức nghề nghiệp của công chức, cán bộ qua lời dạy của Bác được hiểu rằng:

  • Thứ nhất: Rèn luyện đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, luôn sáng tạo, nhạy bén trong việc tham mưu cho lãnh đạo.
  • Thứ hai: Chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh, đường lối, kỷ luật của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước; chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế, quy định, kỷ luật của cơ quan. Sống và làm việc theo đúng Hiến pháp, lấy pháp luật làm đạo lý trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế, các nội quy, quy định, kỷ luật của cơ quan.
  • Thứ ba: Cán bộ Văn phòng cần ra sức học tập và rèn luyện; không ngừng phát triển trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác.
  • Thứ tư: Cán bộ văn phòng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, khiêm tốn khi thực hiện nhiệm vụ.
đạo đức nghề nghiệp là gì
Đạo đức nghề nghiệp của công chức

>>> Xem thêm: Payroll là gì đối với doanh nghiệp và cách xây dựng Payroll hoàn thiện và hiệu quả

3. Làm thế nào để phát triển đạo đức nghề nghiệp trong công ty?

Để phát triển đạo đức nghề nghiệp trong công ty, hãy tham khảo và thực hiện những cách sau đây:

  • Làm mọi việc cùng một lúc sẽ rất khó khăn và không thể đảm bảo chất lượng, vì vậy hãy đặt công việc theo thứ tự ưu tiên để có thể tối ưu hoá khả năng cũng như chất lượng công việc. 
  • Tham khảo ý kiến của mọi người khi bạn tự tạo quy tắc đạo đức nghề nghiệp, họ sẽ có khả năng ủng hộ bạn, góp ý thêm nhiều lựa chọn để giúp bạn đưa ra nguyên tắc tốt hơn.
  • Nếu là thành viên của một doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực có ít rủi ro, trách nhiệm pháp lý thấp, thì bạn có thể tự đề ra các quy tắc đạo đức. Tuy nhiên, nếu bạn có trên 20 nhân viên, cần tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia nhân sự để yêu cầu hỗ trợ để đưa ra các nguyên tắc tốt nhất trong quy tắc đạo đức nghề nghiệp của mình.
đạo đức nghề nghiệp là gì
Làm thế nào để phát triển đạo đức nghề nghiệp trong công ty?

X. Tổng kết

Qua bài viết mà Muaban.net đã mang đến cho các bạn, chắc hắn các bạn đã hiểu rõ đạo đức nghề nghiệp là gì? Có thể thấy rằng đạo đức nghề nghiệp chính là tài sản quý giá đối với bản thân và cả doanh nghiệp. Đó là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn tồn tại và phát triển hơn trong môi trường cạnh tranh. Vì vậy, hãy giữ vững tinh thần trách nhiệm và nâng cao đạo đức nghề nghiệp để luôn được mọi người kính trọng nhé!

Ngoài ra, Đừng quên theo dõi Muaban.net để đọc thêm những thông tin hữu ích khác về việc làm bạn nhé.

Việc làm quận Tân Bình (part-time/ Full Time) ưu tiên sinh viên
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
tuyển nhân viên thị trường tại hà nội
0
  • Hôm nay
  • Quận Hà Đông, Hà Nội
Le Auction tuyển 5 nhân viên marketing tổ chức triển lãm & đấu giá
0
  • Hôm nay
  • Quận Tây Hồ, Hà Nội
Le Auction tuyển 5 nhân viên marketing tổ chức triển lãm & đấu giá
0
  • Hôm nay
  • Quận Tây Hồ, Hà Nội
Tuyển nhân viên trực diện thoại văn phòng, và tư vấn khách hàng
1
  • 04/05/2024
  • Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tuyển nhân viên kinh doanh bán tranh và đồng hồ
1
  • 01/05/2024
  • Quận Tây Hồ, Hà Nội
VIỆC MARKETING CẦN TÌM NHÂN VIÊN
1
  • 01/05/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
Tuyển nhân viên marking sale TMĐT,viết content, ads fb, tiktok
0
  • 29/04/2024
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tuyển Nhân Viên Kinh Doanh, Sale Marketing Online Quận 12
1
  • 29/04/2024
  • Quận 12, TP.HCM
Công ty TNHH TM Tấn Tới tuyển Marketing Online
1
  • 26/04/2024
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Cty Hiệp Phát VN cần tuyển nhân viên bán hàng
3
  • 23/04/2024
  • Quận 8, TP.HCM
Việc làm liền có xoay ca tại Bình Thạnh P13
1
  • 23/04/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
TUYỂN NV MARKETING-CSKH VỀ SẢN PHẨM HỮU CƠ
4
  • 21/04/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Cần tuyển nhân viên marketing online, kinh nghiệm từ 2 năm trở lên
1
  • 20/04/2024
  • Quận 1, TP.HCM
Hợp Tác Môi Giới đã và đang làm Môi Giới Bất Động Sản.
1
  • 20/04/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
VIỆC LÀM CẦN TÌM NHÂN VIÊN TƯ VẤN MARKETING
1
  • 20/04/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN INTERNAL SALE EXCUTIVE
0
  • 19/04/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
CẨN TUYỂN NHÂN VIÊN MARKETING KHÔNG CẦN KINH NGHIỆM
1
  • 15/04/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN SALE ADMIN .
1
CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN SALE ADMIN . 8 triệu - 20 triệu/tháng
  • 14/04/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM

Hoàng Ngọchttps://muaban.net/blog/tac-gia/ngoc-hoang/
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ