Hiện nay, ngành y tế nói chung và ngành dược nói riêng luôn có chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Do đó mỗi năm có vô số sinh viên ngành dược ra trường và tìm kiếm cho mình một cơ hội việc làm. Vậy cách viết CV dược sĩ bán thuốc ra sao? Những mẫu CV của ngành nghề này như thế nào? Hãy cùng theo dõi thông qua bài viết hôm nay nhé!
I. Gợi ý 10 mẫu CV dược sĩ bán thuốc đẹp, chuẩn
Dưới đây là một số mẫu CV cho vị trí dược sĩ bán thuốc chuẩn mà bạn có thể tham khảo để tạo ra một chiếc CV thật ấn tượng và nâng cao cơ hội nhận được offer từ các công ty lớn.
Xem thêm: Cách viết CV đầy ấn tượng “hạ gục” nhà tuyển dụng
Nguồn: Sưu tầm
Tham khảo các tin đăng về việc làm tại website Muaban.net dưới đây: |
II. Cách viết CV dược sĩ bán thuốc thu hút nhà tuyển dụng
1. Điền đầy đủ phần thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân là một trong những phần quan trọng trong CV bởi đây là căn cứ để nhà tuyển dụng liên hệ khi cần. Do đó, ứng viên nên viết phần này một cách chính xác, ngắn gọn và dễ hiểu để tránh làm cho người đọc bị rối.
Thông tin cá nhân nên bao gồm các mục sau đây:
- Họ tên
- Ngày tháng năm sinh
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Ảnh đại diện
Xem thêm: CV PowerPoint | Hướng dẫn chi tiết cách làm cực đơn giản
2. Tóm tắt trình độ chuyên môn và kỹ năng
Dược sĩ là một trong những ngành nghề yêu cầu trình độ chuyên môn cao bởi có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Chính vì thế CV phải bao gồm mục tóm tắt trình độ chuyên môn, học vấn như trường Đại học/ Cao đẳng, các bằng cấp liên quan, bảng điểm, học bổng (nếu có) để ghi điểm với nhà tuyển dụng,…
3. Xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng
Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những điều mà nhà tuyển dụng cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định tuyển dụng, đặc biệt là với ứng viên mới ra trường. Những mục tiêu này sẽ thể hiện được niềm đam mê, chí tiến thủ cũng như thể hiện sự xác định rõ ràng những kế hoạch trong tương lai.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV nên được chia thành 2 phần là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn có thể là những vị trí nhỏ, những kinh nghiệm học hỏi được sau một thời gian ngắn. Trong khi đó mục tiêu dài hạn nên là những chức vụ cao như quản lý, trưởng phòng,…để thể hiện sự quyết tâm gắn bó và phát triển ở vị trí này.
Xem thêm: Cách Giới Thiệu Bản Thân Trong CV Gây Ấn Tượng Và Hẫp Dẫn
4. Tóm tắt kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc phong phú sẽ giúp bạn gây được ấn tượng lớn đối với nhà tuyển dụng. Bạn nên trình bày những kinh nghiệm mà mình có một cách chi tiết và rõ ràng. Điều này sẽ giúp tăng độ tin cậy và làm đẹp hơn cho chiếc CV của bạn.
Ngoài ra nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn cũng có thể trình bày các kinh nghiệm có liên quan đến y tế như tham gia vào nhân viên tình nguyện hỗ trợ lấy máu nhân đạo, nhân viên tình nguyện dịch Covid-19,… Những kinh nghiệm này sẽ thể hiện bạn là người yêu thích công việc y tế, có sự năng động trong việc tham gia các hoạt động xã hội.
Xem thêm: CV bản cứng là gì? Lưu ý quan trọng khi nộp CV bản cứng
5. Liệt kê các kỹ năng mềm cần thiết
Ngoài các kỹ năng chuyên môn bắt buộc khi trở thành dược sĩ như kỹ năng sơ – cấp cứu, kỹ năng chăm sóc bệnh nhân, kỹ năng tư vấn sức khỏe,…thì các kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá ứng viên. Do đó hãy lựa chọn những kỹ năng thật nổi bật và quan trọng để ghi vào CV. Ví dụ:
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư vấn
- Kỹ năng làm việc dưới áp lực cao
- …
6. Cung cấp văn bằng, chứng chỉ liên quan
Để có thể trở thành thí sinh tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng, thì việc gây ấn tượng bởi mục tiêu nghề nghiệp và kỹ năng là chưa đủ. Bạn cần thêm những chứng chỉ, bằng cấp và giải thưởng được cấp bởi các tổ chức, đơn vị uy tín để tăng độ tin cậy cho những chứng chỉ mà bạn đề cập đến.
Những giải thưởng được đánh giá cao nhất trong CV dược sĩ bán thuốc có thể bao gồm: danh hiệu sinh viên giỏi của trường, chứng nhận tình nguyện viên tích cực của thành phố, học bổng các kỳ của nhà trường bạn theo học,… Ngoài các chứng chỉ về chuyên môn thì bạn cũng có thể trình bày thêm các chứng chỉ cơ bản như chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ tin học văn phòng.
Xem thêm: Hướng dẫn viết chi tiết từng phần trong Business Analyst CV
7. Mô tả sở thích và tích cách
Sở thích và tính cách là phần cho thấy được sự khác biệt cá nhân của mỗi bản CV. Đối với ngành Dược cũng vậy, việc liệt kê những niềm đam mê, sở thích của bản thân cần phải xúc tích nhưng vẫn đủ để gây được ấn tượng. Do đó, những sở thích cá nhân mang lại lợi ích cho công việc ngành Dược sẽ mang lại hiệu quả cao hơn như đọc sách, khám phá, ham học hỏi, kiên nhẫn,…
III. Những lưu ý khi viết CV xin việc ngành Dược
CV tuy nói dễ nhưng chắc hẳn ai cũng mắc phải những sai lầm từ nhỏ đến lớn. Hãy ghi nhớ những lưu ý nhỏ sau đây để hạn chế tối đa những lỗi có thể mắc phải sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
- Tham khảo kỹ bản mô tả công việc:
Đối với nghề đặc thù như Y nói chung và Dược nói riêng thì đều có những yêu cầu cụ thể và rõ ràng về phạm vi công việc. Do vậy cần phải tìm hiểu chi tiết về mô tả công việc trước khi bắt đầu viết CV ứng tuyển. Việc này còn giúp cho bạn xác định một lần nữa liệu công việc có phù hợp với những kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng của bản thân hiện tại hay không.
- Xác định những thông tin quan trọng:
Trong một bản CV Dược sĩ bán thuốc, việc xác định những thông tin nào là quan trọng sẽ giúp cho bạn dễ dàng trình bày được những điều mà người tuyển dụng quan tâm.
Những thông tin quan trọng trong CV có thể kể đến như: chứng chỉ, kỹ năng cần thiết, thông tin về việc làm, yêu cầu đối với công việc,…
- Trình bày thông tin ngắn gọn, bao quát:
Những người ít có kinh nghiệm trong việc viết CV thường đều mắc lỗi viết dài dòng, lê thê. Nguyên nhân bởi vì ứng viên cho rằng việc trình bày chi tiết, cụ thể sẽ thể hiện được bản thân. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng chỉ dành khoảng 5 phút để xem xét CV của bạn, do đó CV quá nhiều chữ sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy nhàm chán.
- Trung thực khi cung cấp thông tin:
Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên có tính trung thực, có trách nhiệm và là người đăng tin cậy. Vậy nên hãy thể hiện sự trung thực của bạn trong CV xin việc, không nên nói những gì bạn không có hay nói quá về năng lực của bản thân. Một khi nhà tuyển dụng phát hiện về sự kém tin cậy trong CV thì bạn sẽ bị đánh giá thấp và mất cơ hội ứng tuyển.
- Kiểm tra lần cuối trước khi gửi cho nhà tuyển dụng:
Sau khi viết bất kỳ một bản CV ứng tuyển nào cũng cần phải đọc và kiểm tra lại lần cuối trước khi chính thức nộp cho nhà tuyển dụng. Có rất nhiều trường hợp sau khi nộp CV rồi mới nhận ra nhiều sai sót như sai chính tả, cỡ chữ không thống nhất, lỗi font chữ hay sai thông tin quan trọng. Đây là một trong những sai lầm không đáng có và rất khó để có thể sửa chữa một khi bạn đã nhấn nút “gửi”.
Trên đây là những thông tin quan trọng mà bạn cần nắm rõ khi viết CV dược sĩ bán thuốc. Với ngành nghề yêu cầu trình độ chuyên môn cao thì CV cần phải thật chỉn chu để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy trang bị cho mình một chiếc CV thật xịn sò để có thể ứng tuyển một vị trí công việc thật tốt. Chúc bạn may mắn! Hãy theo dõi Mua Bán để luôn cập nhật những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm:
- Cách viết CV song ngữ Anh Việt chuẩn phù hợp với mọi ngành nghề
- Quy trình phỏng vấn & chi tiết các bước phỏng vấn bạn nên biết
- Cách đặt tiêu đề CV như thế nào? Làm sao để có tiêu đề CV thu hút nhà tuyển dụng?
Hà Vy Nguyễn