Saturday, April 20, 2024
spot_img
HomeViệc làmGMV là gì? Vai trò và tầm quan trọng của chỉ số...

GMV là gì? Vai trò và tầm quan trọng của chỉ số GMV trong thương mại điện tử

GMV là gì? Vai trò, ý nghĩa của chỉ số này trong thương mại điện tử như thế nào? Cách tính cũng như những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải khi áp dụng GMV là gì? Trong bài viết dưới đây, Mua bán sẽ cùng các bạn tìm hiểu thật cụ thể nhé.

GMV là gì?

GMV là gì?
GMV là gì?

GMV (Gross Merchandise Value hoặc Gross Merchandise Volume) có nghĩa là tổng giá trị hàng hóa được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định trên một thị trường, những giao dịch này được tạo ra giữa khách hàng với khách hàng trên một nền tảng thương mại điện tử như website hoặc ứng dụng. Trong ngành thương mại điện tử, đây là một thuật ngữ khá phổ biến và thông dụng.

GMV – tổng giá trị hàng hóa là chỉ số muốn nói đến số lượng hàng hóa đã được bán thông qua các nền tảng thương mại điện tử nhất định giữa mô hình C2C – Customer to Customer – khách hàng với khách hàng.

Doanh nghiệp cần tính toán GMV trước khi khấu trừ đi các khoản chi phí liên quan khác. Chỉ số này sẽ thường được tính toán theo các chu kỳ tháng hoặc theo năm. Đối với một nhân viên văn phòng làm trong lĩnh vực thương mại điện tử thì đây là thuật ngữ bạn cần nắm.

Khái niệm GMV
Khái niệm GMV

Ví dụ phổ biến về chỉ số GMV:

Trong ngành thương mại điện tử tại Việt Nam, 2 cái tên nổi bật nhất có lẽ chính là Shopee và Lazada. Ví dụ trong một tháng Shopee bán được 25.000 sản phẩm với giá bán là 5 USD/sản phẩm. Vì vậy GMV của Shopee trong tháng đó sẽ là 5*25.000 = 125.000 USD.

Trong khí đó Lazada có doanh số bán hàng cùng trong tháng đó là 20.000 sản phẩm với giá bán tương tự là 5 USD/sản phẩm. Vậy GMV của Lazada sẽ là 5*20.000 = 100.000 USD.

Có thể thấy, GMV của Lazada thấp hơn so với Shopee. Tuy nhiên, chỉ số này không nói lên toàn bộ câu chuyện. Shopee tính phí là 2% nên thực chất Shopee sẽ thu lại được 2% x 125.000 = 2500 USD. Tuy nhiên, sàn thương mại Lazada lại tính phí là 4% nên thực chất Lazada sẽ thu về được 4% x 100.000 = 4000 USD. Có thể thấy, xét về hiệu quả kinh doanh thì Lazada đang có lợi nhuận cao hơn so với Shopee. Điều đó chứng tỏ được hiệu quả kinh doanh của 2 công ty này.

>>> Xem thêm: Advisory là gì? Advisory có vai trò đối với doanh nghiệp như thế nào?

Công thức tính chỉ số GMV chuẩn

GMV = số lượng sản phẩm bán ra  x giá thành của 1 sản phẩm

Ví dụ trong 1 năm một doanh nghiệp bán được 10.000 sản phẩm với giá thành là 2 USD/sản phẩm. Như vậy GMV của công ty đó sẽ là 10.000 x 2 = 20.000 USD.

Công thức tính GMV
Công thức tính GMV

Ví dụ phổ biến về chỉ số GMV

Để hiểu cụ thể hơn về GMV, Mua bán sẽ đưa ra một ví dụ đến các bạn. Trong ngành thương mại điện tử tại Việt Nam, 2 cái tên nổi bật nhất có lẽ chính là Shopee và Lazada. Ví dụ trong một tháng Shopee bán được 25.000 sản phẩm với giá bán là 5 USD/sản phẩm. Vì vậy GMV của Shopee trong tháng đó sẽ là 125.000 USD.

Trong khí đó Lazada có doanh số bán hàng cùng trong tháng đó là 20.000 sản phẩm với giá bán tương tự là 5 USD/sản phẩm. Vậy GMV của Lazada sẽ là 100.000 USD.

Có thể thấy, GMV của Lazada thấp hơn so với Shopee. Tuy nhiên, chỉ số này không nói lên toàn bộ câu chuyện. Shopee tính phí là 2% nên thực chất Shopee sẽ thu lại được 2% x 125.000 = 2500 USD. Tuy nhiên, sàn thương mại Lazada lại tính phí là 4% nên thực chất Lazada sẽ thu về được 4% x 100.000 = 4000 USD. Có thể thấy, xét về hiệu quả kinh doanh thì Lazada đang có lợi nhuận cao hơn so với Shopee. Điều đó chứng tỏ được hiệu quả kinh doanh của 2 công ty này.

Một số ví dụ cụ thể về chỉ số GMV
Một số ví dụ cụ thể về chỉ số GMV

Vai trò của GMV là gì? Tại sao GMV lại quan trọng trong thương mại điện tử?

Vậy GMV có vai trò như thế nào đối với một doanh nghiệp thương mại điện tử? Tại sao hầu hết các công ty đều phải sử dụng chỉ số này trong kinh doanh? Câu trả lời sẽ có dưới đây.

Chỉ số GMV nói lên điều gì?

GMV là một thước đo cho sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của một công ty hay sự hiệu quả của một nền tảng thương mại điện tử được sử dụng cho việc bán các sản phẩm. Điều này sẽ đặc biệt đúng trong thị trường C2C (khách hàng với khách hàng), nơi nhà bán lẻ thực tế chỉ đóng vai trò kết nối người mua và người bán như một bên thứ ba mà không cần trực tiếp tham gia vào giao dịch. 

>>>Có thể bạn quan tâm: Sàn thương mại điện tử là gì? Tổng hợp thông tin có thể bạn chưa biết

Một doanh nghiệp cần thường xuyên phân tích, đánh giá chỉ số GMV này qua các thời kỳ, ví dụ như so sánh GMV quý của năm nay với quý năm ngoái để có thể nhìn nhận được về tình hình tài chính hiện tại của công ty và có những biện pháp, chiến lược đúng đắn hơn.

Ý nghĩa thực sự của GMV
Ý nghĩa thực sự của GMV

Tầm quan trọng của GMV trong thương mại điện tử

GMV thường được sử dụng để kiểm tra hiệu quả kinh doanh của các nhà bán lẻ, doanh nghiệp trên nền tảng thương mại điện tử. Các doanh nghiệp bán lẻ cần tính toán GMV vì hàng hóa của họ được bán trên một sàn thương mại điện tử nào đó, không thuộc sở hữu của công ty. Vì vậy chỉ số này sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được hiệu quả hoạt động của công ty.

Không những vậy, tổng giá trị hàng hóa GMV cũng  có thể giúp tạo ra giá trị cho các nhà bán lẻ khi ký gửi hàng hóa. Bạn có thể hiểu đây như là một hành động ủy thác vì thực tế họ vẫn chưa chính thức mua những hàng hoá đó. Doanh nghiệp giao lại hàng hóa của mình cho một bên thứ ba nhưng trên luật pháp, họ vẫn có quyền sở hữu hàng hóa đó cho đến khi sản phẩm được bán ra. Tuy nhiên họ sẽ không phải chịu phí đại lý, lưu ký hoặc bảo quản hàng hóa.

Tóm lại, nhà bán lẻ sẽ không bao giờ phải sở hữu thực sự các sản phẩm hàng hóa. Các cá nhân hoặc tổ chức mà sở hữu mặt hàng này chỉ ký gửi hoặc có thể yêu cầu trả lại bất cứ lúc nào.

GMV đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại điện tử
GMV đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại điện tử

>>> Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì? 5 phương pháp xác định phân khúc hấp dẫn làm thị trường mục tiêu mới nhất 2022

Những hạn chế cần lưu ý khi sử dụng chỉ số GMV trong kinh doanh

Khi áp dụng GMV trong doanh nghiệp, bạn cần hết sức cẩn thận để không bị chỉ số này “đánh lừa”. Tổng giá trị hàng hóa bán ra không thực sự phản ánh thực sự chính xác về lợi nhuận, về sự phát triển của một công ty. GMV chưa bao gồm các khoản chi phí mà một doanh nghiệp cần chi trả để bán sản phẩm như marketing, phí đổi trả, ưu đãi cho khách hàng hoặc lưu trữ tồn kho… Vì vậy, chỉ số này không nói lên thực chất doanh nghiệp đã thu về được bao nhiêu giá trị từ việc bán ra sản phẩm.

Như ví dụ ở trên về GMV, mặc dù một công ty có tổng trị giá hàng hóa là 1000 USD nhưng lợi nhuận thực sự của công ty đó không hoàn toàn là 1000 USD. Doanh thu thực sự sẽ là con số sau khi trừ khoản phí mà doanh nghiệp dự tính cho việc sử dụng các nền tảng bán hàng của mình.

Tuy nhiên đối với những công ty tự sản xuất, phân phối, bán hàng trên chính sàn thương mại điện tử của mình – những nhà bán lẻ trực tuyến thì GMV sẽ cho biết doanh thu của doanh nghiệp đó. Nhưng phần chỉ số này cũng sẽ bị hạn chế do sẽ không thể hiện được số lượng khách hàng đã mua sản phẩm hoặc số lượng khách hàng cũ quay lại tiếp tục mua hàng hóa. Trong khi đó, trải nghiệm và mức độ hài lòng của khách hàng là điều quyết định nên sự thành công bền lâu của một doanh nghiệp.

Rủi ro và những hạn chế có thể gặp phải khi sử dụng GMV
Rủi ro và những hạn chế có thể gặp phải khi sử dụng GMV

Có loại chỉ số nào thay thế cho GMV hay không?

Câu trả lời là có. Nếu bạn muốn kiểm tra về tình hình tài chính của một doanh nghiệp thì bạn có thể dùng SEC – Securities and Exchange Commission – Ủy ban chứng khoán và đối hoái.

Khi kiểm tra tình hình tăng trưởng, các công ty thường so sánh doanh thu của quý này so với quý trước. Doanh thu đó tăng lên hay giảm đi? Nguyên nhân nào dẫn đến biến động đó cũng như những yếu tố đặc biệt tác động đến doanh thu trong thời gian vận hành. Vì vậy bạn có thể sử dụng SEC để kiểm tra điều này thay cho GMV để đánh giá được tình hình doanh nghiệp một cách chính xác, cụ thể hơn.

Tuy nhiên việc sử dụng SEC sẽ phức tạp cũng như việc tính toán sẽ cần nhiều công sức và thời gian hơn so với GMV. Vì vậy doanh nghiệp có thể cân nhắc để lựa chọn sử dụng loại chỉ số nào phù hợp với đặc điểm của công ty nhất.

Có thể dùng SEC thay cho GMV
Có thể dùng SEC thay cho GMV
Tham khảo thêm các tin đăng về việc làm ở các lĩnh vực như Marketing, Pr tại website Muaban.net

Cần tuyển nhân viên marketing online, kinh nghiệm từ 2 năm trở lên
1
  • Hôm nay
  • Quận 1, TP.HCM
Hợp Tác Môi Giới đã và đang làm Môi Giới Bất Động Sản.
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
VIỆC LÀM CẦN TÌM NHÂN VIÊN TƯ VẤN MARKETING
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Công ty TNHH TM Tấn Tới tuyển Marketing Online
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
TUYỂN NV MARKETING-CSKH VỀ SẢN PHẨM HỮU CƠ
4
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển nhân viên kinh doanh bán tranh và đồng hồ
1
  • Hôm nay
  • Quận Tây Hồ, Hà Nội
Tuyển Nhân Viên Kinh Doanh, Sale Marketing Online Quận 12
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Cty Hiệp Phát VN cần tuyển nhân viên bán hàng
3
  • Hôm qua
  • Quận 8, TP.HCM
Việc làm liền có xoay ca tại Bình Thạnh P13
1
  • Hôm qua
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN INTERNAL SALE EXCUTIVE
0
  • Hôm qua
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
CẨN TUYỂN NHÂN VIÊN MARKETING KHÔNG CẦN KINH NGHIỆM
1
  • 15/04/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN SALE ADMIN .
1
CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN SALE ADMIN . 8 triệu - 20 triệu/tháng
  • 14/04/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN IT+ MARKETING ĐI LÀM NGAY
1
TUYỂN NHÂN VIÊN IT+ MARKETING ĐI LÀM NGAY 10 triệu - 20 triệu/tháng
  • 13/04/2024
  • Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tuyển nhân viên trực diện thoại văn phòng, và tư vấn khách hàng
1
  • 08/04/2024
  • Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tuyển 6 nhân viên kinh doanh làm kênh siêu thị tại Tp.Hồ Chí Minh
0
  • 06/04/2024
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Cần tuyển nhân viên kinh doanh, Đội nhóm tiếp thị sản phẩm
13
  • 05/04/2024
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
CẦN TUYỂN 2 NHÂN VIÊN IT+MARKETING LÀM TẠI QUẬN 12
1
  • 31/03/2024
  • Quận 12, TP.HCM
Tuyển Nhân Viên Marketing SEO - không yêu cầu kinh nghiệm
0
  • 25/03/2024
  • Quận Bình Tân, TP.HCM

GMV và các nhà bán hàng C2C

Các nhà bán lẻ C2C – Customer to Customer là một bên trung gian. Họ cung cấp các hệ thống, nền tảng để cho doanh nghiệp, công ty có thể đặt hàng hóa của mình trên đó và cho người tiêu dùng có thể lựa chọn, tìm mua. Những nhà bán lẻ này sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho việc mua bán của khách hàng và yêu cầu một khoản phí đi kèm. Họ có thể tạo ra rất nhiều giao dịch mua bán mà không cần trực tiếp tiếp xúc với bất cứ một hàng hóa nào.

Người bán sau khi nhận được đơn đặt hàng, nhận được khoản thanh toán thì sẽ gửi sản phẩm trực tiếp cho người mua. Trong khi đó, với phương thức bán hàng truyền thống thì nhà bán lẻ sẽ đóng vai trò như một đại lý phân phối được ủy quyền từ doanh nghiệp. Họ sẽ mua lại hàng hóa từ nhà sản xuất và sẽ bán hàng, phân phối sản phẩm.

Chính vì vậy GMV của những nhà bán lẻ C2C này sẽ không thể hiện được lợi nhuận thực sự họ sẽ nhận được. Phần lớn doanh thu sẽ được trả về cho những cá nhân hoặc tổ chức bán hàng.

GMV và nhà bán lẻ C2C
GMV và nhà bán lẻ C2C

>>> Xem thêm: Customer Service là gì? 4 cách đạt hiệu quả khi Customer Service

Phân biệt các chỉ số GMV, NMV và GTV

Phân biệt GMV, NMV và GTV
Phân biệt GMV, NMV và GTV
 

GMV

NMV

GTV

Điểm giống nhau

Cả 3 chỉ số GMV, NMV, GTV đều là những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử. 

Điểm khác nhau

GMV – tổng giá trị hàng hóa bán ra được thống kê trong một khoảng thời gian nhất định với đơn vị tiền tệ USD.

NMV – Net Merchandise Value – tổng giá trị của tất cả các đơn hàng giao dịch thành công. Điều đó có nghĩa là chỉ số này chỉ bao gồm các đơn hàng đạt được trạng thái Delivered (đã giao hàng thành công), không bao gồm những đơn hàng bị hoàn trả. NMV khác biệt so với Revenue – doanh thu. Revenue sẽ bao gồm cả NMV và doanh thu đến từ chi phí quảng cáo trên các nền tảng sàn thương mại điện tử này. Ví dụ doanh nghiệp của bạn chi trả một khoản tiền cho Shopee để quảng cáo về sản phẩm thì khoản phí đó sẽ được tính vào doanh thu chứ không phải là NMV.

GTV – Gross Transaction Volume – tổng giá trị giao dịch trên nền tảng là một thuật ngữ để chỉ các nền tảng như Grab, Now, Baemin hay Gojek. Các ứng dụng này dùng thuật ngữ Transaction thay vì Merchandise là vì các hoạt động diễn ra trên đây đều được coi là dịch vụ chứ không phải là một loại hàng hóa.



Trên đây là những thông tin cụ thể chỉ số GMV trong ngành thương mại điện tử. Mua bán mong rằng với bài viết trên, các bạn có thể hiểu thêm rõ hơn về thuật ngữ này và có thể áp dụng dễ dàng, chính xác trong công việc kinh doanh của mình nhé. 

Ngoài ra, các bạn cũng đừng quên truy cập website Muaban.net để tìm việc làm hấp dẫn, chuyên nghiệp nhé.

>>> Xem thêm: CPD là gì và quan trọng thế nào đối với các doanh nghiệp? 

Hoàng Vân
Xin chào, mình là Hải Vân - Content Writer chuyên nghiệp tại Muaban.net - Trang đăng tin rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng rằng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích đến với bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ