Trong quá trình thực thi nội dung sáng tạo, bạn chắc hẳn đã nghe đến cụm từ Content Angle. Vậy Content Angle là gì, nó có vai trò như thế nào, cách phân biệt Content Angle với Content Pillar và cách triển khai Content Angle hiệu quả nhất là gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Mua Bán.
I. Content Angle là gì?
Content Angle là cách bạn triển khai ý tưởng từ một chủ đề lớn. Trong đó, Content Angle được thể hiện qua cách nhìn, tình huống và nhân vật một cách độc đáo, hấp dẫn và khác biệt. Thông qua Content Angle, bạn có thể hiểu được định hướng nội dung trước khi đi vào triển khai chi tiết.
Để giúp bạn hiểu hơn về Content Angle là gì, Mua Bán sẽ ví dụ về cách triển khai Content Angle trên kênh Social như sau:
Khách hàng cần giới thiệu sản phẩm máy xay sinh tố thế hệ mới với công suất lớn gấp 2 lần các loại máy xay đang có mặt trên thị trường. Nhiệm vụ của bạn là làm cho người tiêu dùng biết về sản phẩm và nhấn mạnh về khả năng vận hành mạnh mẽ của máy xay.
Trong các nhóm chủ đề chính, bạn có một nhóm chủ đề là “máy xay X gấp đôi công suất, giúp mẹ thảnh thơi X2”. Sau khi hiểu Content Angle là gì, bạn cần triển khai nội dung chính trên thành nhiều Angle nhỏ để làm rõ định hướng, ví dụ:
- Máy xay X – trợ thủ đắc lực trong gian bếp “ma thuật” của mẹ;
- Thêm máy xay X gấp đôi công suất, thêm gấp đôi thời gian bên mẹ;
- Chẳng có gì khó với mẹ, khi có máy xay X mạnh mẽ gấp 2,…
Tham khảo thêm: 12 quy tắc viết Content bất biến mà người mới cần nắm vững
II. Content Angle nằm ở vị trí nào trong kế hoạch Content marketing?
Trước khi tìm hiểu vị trí của Content Angle là gì, bạn nên hiểu về cách thực hiện kế hoạch Content Marketing. Một chiến lược tiếp thị nội dung sẽ gồm các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu và sản phẩm cũng như thương hiệu;
- Bước 2: Tìm ra insight của khách hàng có liên quan đến sản phẩm và thương hiệu;
- Bước 3: Chọn ra thông điệp chủ đạo (còn được gọi là Big Idea) cho toàn bộ chiến dịch Content Marketing;
- Bước 4: Triển khai thông điệp chủ đạo thành các nhóm chủ đề (Content Pillar) nhất quán với thông điệp chính;
- Bước 5: Thể hiện các chủ đề thông qua định hướng nội dung (Content Angle), mỗi Content Pillar có thể có nhiều Content Angle khác nhau. Mỗi Content Angle sẽ thể hiện đa dạng các ý tưởng theo mỗi Pillar. Tại bước này, bạn sẽ hình dung được ý tưởng của bạn sẽ “trông như thế nào” khi triển khai ở thực tế.
- Bước 6: Sản xuất nội dung dựa trên các Content Angle trên website, Facebook, PR, Seeding, Ads, Youtube,…
Tham khảo thêm: Gợi Ý Chủ Đề Content Tết Hay Năm 2023
III. Phân biệt giữa Content Angle với Content Pillar
Những người mới làm Content Marketing vẫn hay nhầm lẫn giữa Content Angle và Content Pillar. Theo quy trình thực hiện kế hoạch Content Marketing, Content Angle sẽ nằm ở giai đoạn sau Content Pillar, giúp làm rõ ý tưởng và định hướng nội dung một cách sáng tạo. Content Angle sẽ trả lời cho câu hỏi “How” về sản phẩm và doanh nghiệp.
Khác với Content Angle, Content Pillar là các nhóm chủ đề nhằm triển khai thông điệp chủ đạo. Vai trò của Content Pillar là giúp đảm bảo các nội dung triển khai đúng hướng, nhất quán và phù hợp với thông điệp chủ đạo và mục tiêu truyền thông. Content Pillar sẽ giúp bạn hiểu bạn đang nói gì về sản phẩm và doanh nghiệp đó.
Tham khảo thêm: Những thông tin trong CV Content Creator bạn phải biết
IV. Yếu tố tạo nên Content Angle lôi cuốn
Kế hoạch Content Marketing sản phẩm trong cùng một ngành có thể có những Content Pillar tương tự nhau. Do đó, cách triển khai Content Angle như thế nào, mới giúp cho thương hiệu nổi bật hơn những đối thủ khác. Bạn có thể tham khảo các yếu tố giúp Content Angle lôi cuốn hơn ở dưới đây để có thể triển khai một cách có hiệu quả hơn:
1. Phù hợp đối tượng khách hàng
Người làm Content Marketing phải viết những nội dung mà khách hàng mong muốn. Do đó, yếu tố giúp tạo sự lôi cuốn cho Content Angle là gì? Đầu tiên, phải phù hợp với khách hàng. Muốn biết được điều đó, bạn phải dựa vào nghiên cứu khách hàng và đánh giá phản ứng của họ đối với nội dung truyền thông.
Ngoài ra, nội dung Content Angle cũng phải giúp doanh nghiệp khai thác được nhóm khách hàng cụ thể của mình. Nội dung cần có yếu tố chuyển đổi giúp đạt được mục tiêu Marketing và mục tiêu của doanh nghiệp.
Ví dụ như ngân hàng số Digimi hướng vào nhóm đối tượng là các bạn trẻ năng động, có thói quen sử dụng smartphone và mong muốn thể hiện chất riêng của mình. Vì vậy, thông điệp chủ đạo của họ là “Ngân hàng số Digimi, sống trọn chất “mi”” và các Content Angle đều hướng tới lối sống hiện đại và khai thác những Content Angle là gì phù hợp nhất với giới trẻ
2. Khai thác và giải quyết nỗi đau khách hàng
Khi tìm hiểu những yếu tố lôi cuốn trong Content Angle là gì, một điều mà bạn không thể bỏ qua đó là nỗi đau của khách hàng. “Nỗi đau” là những vấn đề chưa được giải quyết. Đây là mấu chốt của vấn đề, đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra và đưa ra cách giải quyết (là các sản phẩm/dịch vụ của mình) đến khách hàng của họ.
Ví dụ: Hãng bột giặt Omo hiểu được những người mẹ Châu Á luôn lo lắng việc con mình lấm bẩn. Trong suy nghĩ của người Châu Á, bẩn thường đi với cái nghèo, bệnh tật và đôi khi là cái chết. Vì vậy, Omo đã tạo ra chiến dịch “Bẩn là tốt” để cha mẹ hiểu rằng nên cho con cái trải nghiệm nhiều hơn về các giá trị văn hóa Châu Á một cách trọn vẹn nhất.
Với nhiều chiến dịch truyền thông thành công, cách để làm hấp dẫn Content Angle là gì không còn quá xa lạ đối với thương hiệu Omo. Sau đây là một số Content Angle đã được triển khai trong thời gian gần đây:
- Lấm bẩn đón Tết, thành kết biết ơn;
- Omo đồng hành cùng ba mẹ ươm mầm xanh, gieo hạnh phúc;
- Câu chuyện ẩn sau chiếc áo bẩn;
- Điều kỳ diệu của vui chơi lấm bẩn,…
3. Brand voice – Thể hiện “giọng nói” riêng biệt của doanh nghiệp
Yếu tố thu hút thứ ba trong Content Angle là gì? Đó là “Brand voice”, không chỉ phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu mà còn thể hiện được “tính cách” của thương hiệu. Thông qua cách thể hiện của Content Angle, người xem có thể phân biệt các thương hiệu với nhau và ghi nhớ hình ảnh thương hiệu dễ dàng hơn.
Cùng là thương hiệu nước giải khát, Coca Cola và Pepsi lại có “giọng nói” khác nhau. Coca Cola luôn gắn với hình ảnh én vàng, gia đình sum vầy và khoảnh khắc yêu thương vào mỗi dịp Tết. Trong khi đó, Pepsi lại trẻ trung hơn với Brand voice kể về các câu chuyện vào Tết của người trẻ và hình ảnh kỳ lân rộn ràng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các tin đăng tuyển dụng nhân viên PR, Marketing tại đây: |
V. Cách hiệu quả nhất để tạo ra Content Angle là gì?
Sau khi hiểu Content Angle là gì và các yếu tố tạo nên Content Angle thu hút, bạn nên áp dụng các cách sau đây để đạt được hiệu quả truyền thông trong quá trình thực thi:
1. Áp dụng dạng bài viết hỏi đáp
Một cách hiệu quả để tạo ra Content Angle thường gặp nhất là bài viết hỏi đáp. Dạng bài viết này sẽ giúp khách hàng tìm thấy câu trả lời cho những vấn đề của họ. Nếu như bài viết có thể giải quyết các câu hỏi phức tạp hoặc đúng insight, lượt truy cập có thể tăng trưởng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và được chia sẻ rộng khắp trên các trang mạng xã hội.
2. Sử dụng bài viết của chuyên gia, người có sức ảnh hưởng
Người hâm mộ có xu hướng hưởng ứng các nội dung mà các chuyên gia chia sẻ. Thông qua đó, website của bạn sẽ được theo dõi nhiều hơn, tăng độ tin cậy và thu hút được những người hâm mộ. Bên cạnh đó, nếu sản phẩm/dịch vụ nhận được đánh giá tốt từ chuyên gia cũng sẽ giúp tạo dựng niềm tin từ khách hàng tốt hơn.
3. Bài viết đưa ra các giải pháp hiệu quả
Người dùng thường tìm kiếm các giải pháp trên website, vì vậy bạn có thể tiếp cận đến họ bằng cách đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất. Bằng cách này, website của bạn sẽ nhận được nhiều lượt truy cập và người xem có thể sẽ chia sẻ nội dung này đến những người khác.
4. Sử dụng bài viết đánh giá và so sánh
Bài viết so sánh và đánh giá sẽ giúp người xem dễ đưa ra quyết định hơn. Tuy nhiên, các bài viết này cần đảm bảo tính khách quan, công bằng, đa chiều và có nghiên cứu chọn lọc thì mới tạo dựng được lòng tin của người xem.
5. Sử dụng các bài viết hướng dẫn
Các bài viết hướng dẫn giúp cho người xem hoàn thành công việc của họ một cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. Dạng bài hướng dẫn nên có thêm video và hình ảnh chi tiết để đem lại hiệu quả tốt nhất cho bài viết.
6. Bài viết dựa trên các nghiên cứu hay khảo sát kỹ càng
Đối với các thông tin quan trọng, bạn nên có dẫn chứng và số liệu cụ thể. Bằng cách nghiên cứu kỹ càng, bạn có thể thu hút người đọc tin tưởng vào nội dung bạn muốn truyền tải. Từ đó, Content Angle cũng có thể giúp bạn chuyển đổi tốt hơn.
7. Bài viết trích dẫn
Bài viết trích dẫn là dạng bài viết tái xuất bản từ các ấn phẩm của bạn dưới dạng checklist, ebook, infographic,… đi kèm với các tài liệu gốc. Dạng bài viết này sẽ cung cấp các nội dung hữu ích cho người dùng và tăng lượt tải xuống cho các tài liệu gốc đầy đủ nội dung.
VI. Ví dụ triển khai Content Angle hiệu quả với từng lĩnh vực
Trong mỗi lĩnh vực, cách triển khai Content Angle lại có một vài điểm khác nhau. Mua Bán sẽ giới thiệu cho bạn cách triển khai Content Angle hiệu quả cho hai lĩnh vực phổ biến bao gồm F&B (lĩnh vực đồ ăn và thức uống) và lĩnh vực bán lẻ.
1. Content Angle trong lĩnh vực F&B
Trong số các loại Content Angle là gì, dạng nội dung so sánh luôn được nhiều thương hiệu yêu thích. Thông thường, bài viết so sánh sẽ giúp khách hàng biết được mình nên dùng sản phẩm nào và bài viết sẽ làm nổi bật được các ưu điểm của mỗi sản phẩm.
Content Angle dạng trích dẫn câu nói cũng là một cách hay để khai thác nhiều ý tưởng. Đối với dạng này, bạn nên chọn câu trích dẫn phù hợp với sản phẩm và hình ảnh thương hiệu. Từ câu trích dẫn, bạn cần khéo léo nhắc đến sản phẩm của mình để người xem không cảm thấy nội dung quá “nhồi nhét”.
Nếu không biết cách triển khai Content Angle là gì, bạn nên dùng dạng Content Angle đi trực tiếp vào lợi ích cho khách hàng. Nếu nói về đồ uống, bạn nên có nội dung về thành phần tốt cho sức khỏe, ưu đãi giảm giá, khoảnh khắc sẻ chia cùng bạn bè,…
Nếu đang vận hành quán ăn, bạn có thể nói về dịch vụ tốt, không gian gia đình ấm cúng, trải nghiệm ẩm thực độc đáo,… Bằng cách này, khách hàng có thể sẽ chú ý đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
2. Content Angle trong lĩnh vực bán lẻ
Ngành hàng bán lẻ rất rộng lớn, do đó việc chọn Content Angle cũng sẽ khác biệt. Trong lĩnh vực mỹ phẩm, người ta thường đi các nội dung về hỏi đáp, sử dụng bài viết của chuyên gia và trải nghiệm thực tế từ người dùng. Các dạng bài viết này có thể thu được lượng sự quan tâm của đông đảo người dùng.
Nguồn: LA ROCHE POSAY
Trong ngành thời trang, thương hiệu thường tập trung vào từng nhóm khách hàng riêng biệt. Trong số các thương hiệu thời trang nữ, NEM Fashion dành cho nhóm khách hàng công sở với phong cách thanh lịch tinh tế, Seven AM tập trung cho các sản phẩm bền và tính ứng dụng cao, K&K Fashion nổi tiếng với chất lượng và thiết kế tốt, tập trung vào nhóm phụ nữ thích sự sang trọng và thanh lịch,…
Mua Bán vừa đi qua tất tần tật những giải đáp xoay quanh vấn đề Content Angle là gì mong rằng với những nội dung vừa được cập nhật sẽ giúp ích trong học tập, công việc hay thậm chí là doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm công việc liên quan đến lĩnh vực Content hay Marketing có thể truy cập vào Muaban.net lựa chọn cho mình những công việc yêu thích nhé!
Xem thêm:
- Marketing agency là gì? Vai trò và các mô hình phổ biến nhất
- Influencer Marketing là gì? 6 bước triển khai Influencer Marketing
- Outbound marketing là gì? Vai trò trong chiến dịch tiếp thị