Tuesday, December 31, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmChùa Hương thờ ai? Khám phá quần thể văn hóa uy nghi...

Chùa Hương thờ ai? Khám phá quần thể văn hóa uy nghi trung tâm Thủ Đô

Chùa Hương là một trong những ngôi chùa cực kỳ linh thiêng và nổi tiếng ở miền Bắc nước ta. Vậy chùa Hương thờ ai? Cách di chuyển đến chùa Hương ra sao? Lễ hội chùa Hương có gì thú vị?… Tất cả đều được giải đáp trong bài viết này. Hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của Mua Bán nếu bạn cũng đang muốn thăm viếng ngôi chùa này nhé.

Khám phá chùa Hương

Danh thắng chùa Hương là một quần thể văn hóa, tâm linh bao gồm nhiều ngôi chùa, đình, đền linh thiêng tọa lạc tại huyện Mỹ Đức, thủ đô Hà Nội. Trong đó, chùa Hương là công trình kiến trúc chính, ngôi chùa này tọa lạc tại động Hương Tích nên còn được gọi là chùa Trong.

Chùa Hương là một quần thể văn hóa, tâm linh
Chùa Hương thờ ai? Chùa Hương là một quần thể văn hóa, tâm linh.

Chùa Hương thờ ai? 

Như đã chia sẻ bên trên, chùa Hương là một quần thể gồm nhiều ngôi đền, chùa khác nhau. Bên trong từng công trình thờ một vị thần, Phật khác nhau. Cụ thể đó là: 

  • Động Hương Tích: Động này thờ Phật Bà Quan Âm chất liệu đá xanh được chế tác trong khoảng thời gian Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ 2 (1793).
  • Đền Trình: Thờ tướng là Quan Tư Mã Hùng Lang. Đây là một vị thần tướng có có công lao to lớn trong công cuộc đánh giặc Ân cứu nước và phò tá Hùng Vương đời thứ VI.
  • Đền Cửa Võng: Ngôi đền này thờ bà Chúa rừng (Thượng Ngàn Vân Hương công chúa Lê Mai Thánh Mẫu).
  • Chùa Thiên Trù: Là nơi tu hành các chư tăng, Phật tử, lưu giữ kinh thư,…
  • Các công trình chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả, đình Quân: Thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

>>> Xem thêm: Độc đáo chùa xin xăm bằng máy ở quận 5 – Chùa Vạn Phật linh thiêng

Bên trong từng công trình thờ một vị thần, Phật khác nhau
Chùa Hương thờ ai? Bên trong từng công trình thờ một vị thần, Phật khác nhau.

Sự tích chùa Hương

Có thể bạn chưa biết nhưng Chùa Hương được du khách gần xa biết đến với tên gọi gắn liền cùng sự tích dân gian về Bà Chúa Ba. Tương truyền rằng, vào thế kỷ đầu tiên có công chúa Diệu Thiện (chúa Ba) ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã sau 9 năm tu đắc đạo đã thành Phật và đi cứu độ giúp thế gian.

Lịch sử chùa Hương 

Chùa Hương có lịch sử từ khá lâu đời. Chùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII, thời gian sau đó, chùa bị hủy hoại dưới tác động của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp. Đến năm 1988, chùa được phục dựng lại bởi Hòa thượng Thích Viên Thành cùng với sự giám sát và chỉ dạy của cố Hòa thượng Thích Thanh Chân.

Chùa Hương có lịch sử từ khá lâu đời.
Chùa Hương thờ ai? Chùa Hương có lịch sử từ khá lâu đời.
Tham khảo ngay các địa chỉ cho thuê xe ô tô uy tín trên website Muaban.net để chuyến du lịch của bạn trọn vẹn hơn bao giờ hết

Cho thuê xe tự lái,  xe có tài từ 4 - 50 chỗ
30
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Cho Thuê Xe Tự Lái Giá Rẻ Gò Vấp
13
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Cần Thuê Xác Xe 4-7 Chỗ Để Phục Vụ Đi Lại và Kinh Doanh
5
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Cho Thuê Xe Tự Lái Giá Rẻ Thủ Đức
12
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Thuê Xe Tự Lái Giá Rẻ Thủ Đức, Tphcm
29
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Royal Car - Chuyên Cho Thuê Xe Tự Lái, Tphcm
28
  • Hôm nay
  • Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Cho Thuê Xe Tự Lái Giá Rẻ, Uy Tín Quận 12
19
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Cho Thuê Xe Tự Lái Uy Tín -Giá Rẻ QUẬN 2
15
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
CHO THUÊ XE TỰ LÁI QUANG HUY
30
  • Hôm nay
  • Quận 5, TP.HCM
CHO THUÊ XE TỰ LÁI QUANG HUY
8
  • Hôm nay
  • Quận 1, TP.HCM
xe du lịch xe hoa xe cưới chuyên nghiệp
14
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
CHO THUÊ XE TỰ LÁI QUANG HUY
27
  • Hôm nay
  • Quận 3, TP.HCM
CHO THUÊ XE TỰ LÁI QUANG HUY
30
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
Xe 45c, xe limousin cao cấp, xe hoa đời mới
17
  • Hôm nay
  • Quận 3, TP.HCM
CHO THUÊ XE INNOVA SỐ SÀN 8 CHỔ tự lái hoặc có tài
0
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM

Trụ trì chùa Hương

Chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc không biết trụ trì của chùa là ai đúng không nào? Vị trụ trì của chùa Hương hiện nay đang là Thượng tọa Thích Minh Hiền. Thầy còn đang giữ chức vị Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trụ trì của chùa Hương hiện nay đang là Thượng tọa Thích Minh Hiền.
Chùa Hương thờ ai? Trụ trì của chùa Hương hiện nay đang là Thượng tọa Thích Minh Hiền.

Toàn cảnh quần thể chùa Hương

Đền Trình trên núi Ngũ Nhạc 

Tuyến chính, cửa ngõ để du lịch, chiêm bái chùa Hương đó là hướng từ bến Đục, bờ sông Đáy. Khi đến đây, trên đường từ bến Yến cho tới bến Trò, du khách có thể dừng chân tham quan ở đền Trình trên núi Ngũ Nhạc. Ngôi đền này hiện đang là nơi thần núi.

>>> Xem thêm: Hành hương chùa Bà Đen Tây Ninh – Ngôi chùa linh thiêng trên đất Phật

Đền Trình trên núi Ngũ Nhạc.
Chùa Hương thờ ai – Đền Trình trên núi Ngũ Nhạc.

Chùa Trò 

Trong quần thể danh thắng chùa Hương không thể không nhắc đến Chùa Trò. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa Thiên Trù hay chùa Ngoài. Trong điện thờ Phật ở chùa Thiên Trù có thờ tượng Quan Âm Nam Hải bằng đá to gấp 2,5 lần mẫu tượng trong chùa Hương Tích, cao 2,8m.

Chùa Trò còn có tên gọi khác là chùa Thiên Trù.
Chùa Hương thờ ai – Chùa Trò còn có tên gọi khác là chùa Thiên Trù.

Núi cô Tiên và chùa Tiên 

Khu vực núi Cô Tiên và Chùa Tiên có tới 5 pho tượng tạc bằng đá được chế tác dựa theo truyền thuyết Bà Chúa Ba Diệu Thiện. Trong đó, tượng Bà Chúa Ba ở giữa. Tượng chị cả Diệu Thanh cưỡi sư tử xanh. Tượng người chị thứ hai Diệu Âm cưỡi voi trắng.Và cuối cùng phía sau chính là bức tượng vua và hoàng hậu (mẹ của bà Chúa Ba).

Chùa Giải Oan – Suối Giải Oan

Chùa Giải Oan và Suối Giải Oan nằm ở giữa chùa Thiên Trù đến động Hương Tích. Khu vực này giếng nước Long Tuyền trong vắt và suối chín nguồn, còn được gọi là suối Giải Oan.

Chùa Hương Thờ ai? Suối Giải Oan
Chùa Hương Thờ ai? Suối Giải Oan.

Động Hương Tích 

Động Hương Tích nằm trên đường từ chùa Thiên Trù đi theo đường núi. Du khách di chuyển khoảng 2km là tới động Hương Tích.

Động Hương Tích
Chùa Hương thờ ai – Động Hương Tích.

Lễ hội chùa Hương

Nhắc tới lễ hội chùa Hương thì không thể không nhắc tới lễ hội chùa Hương đình đám. Lễ hội này bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng Âm lịch đến giữa tháng 3 Âm lịch. Trong đó, giai đoạn cao điểm nhất của mùa lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 Âm lịch.

Lễ hội chùa Hương.
Chùa Hương thờ ai – Lễ hội chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương thu hút rất đông cư dân địa phương và du khách trong – ngoài nước đến tham quan, chiêm bái. Vào những ngày cao điểm của lễ hội có tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa, cúng chay và nghi thức rước lễ, rước văn,… vô cùng sôi động.

Đi chùa Hương cầu gì? 

Bên cạnh thắc mắc chùa Hương thờ ai thì nhiều người còn băn khoăn không biết đi chùa Hương cầu gì? Nhiều cư dân địa phương cũng như du khách truyền tai nhau rằng chùa Hương rất linh thiêng, do đó nhiều người đi chùa Hương để cầu tự (con). Có nhiều người cho rằng muốn có con gái thì cầu ở lầu Cô, còn nếu du khách muốn cầu con trai thì cầu ở khu vực lầu Cậu.

Đi chùa Hương cầu con, bình an, công danh,..
Chùa Hương thờ ai – Đi chùa Hương cầu con, bình an, công danh,..

Tuy nhiên, du khách cũng không nên quá câu lệ về việc mua sắm sính lễ khi cầu con. Tốt nhất nên cầu khẩn bằng tất cả sự thành tâm của mình. Ngoài ra, nhiều người còn đến chùa Hương để cầu bình an, cầu thuận lợi về mặt công danh, sự nghiệp và tình duyên.

>>>Tham khảo thêm: Đi chùa khấn như thế nào? Văn khấn cầu bình an, tài lộc và giải hạn

Cách di chuyển đến chùa Hương

Chùa Hương ở tỉnh nào?

Quần thể danh thắng Chùa Hương tọa lạc tại ven bờ sông Đáy thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thủ đô Hà Nội (trước kia là địa phận tỉnh Hà Tây cũ).

Cách di chuyển đến chùa Hương 

Di chuyển bằng ô tô: Đây là cách phổ biến nhất để du lịch chùa Hương. Khi di chuyển bằng xe ô tô, du khách có thể đi theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân đến Cầu Giẽ tới giao lộ Đồng Văn tiếp tục quẹo phải vào quốc lộ 38, đi thêm 15km nữa là tới chợ Dầu.

Phương tiện chủ yếu để du khách tham quan chùa Hương là đò.
Chùa Hương thờ ai – Phương tiện chủ yếu để du khách tham quan chùa Hương là đò.

Di chuyển bằng xe máy: Nếu chọn xe máy làm phương tiện để du lịch Chùa Hương thì du khách cũng có thể xuất phát theo hướng Nguyễn Trãi – Hà Đông đến ngã ba Ba La, sau đó tiếp tục rẽ trái theo hướng Vân Đình. Đi tiếp khoảng 40km nữa là đến Tế Tiêu, rẽ trái tiếp một lần nữa là sắp tới chùa Hương. Hoặc du khách cũng có thể di chuyển theo đường quốc lộ 1A cũ, hướng đi Thanh Trì nếu tiện đường.

Di chuyển bằng xe buýt: Còn thêm một sự lựa chọn nữa đó là đến chùa Hương bằng xe buýt. Với cách này thì du khách có thể lựa chọn xe buýt số 211, 78 hoặc 75. Xe buýt 211 và 78 xuất phát ở bến xe Mỹ Đình. Riêng tuyến xe buýt 75 xuất phát ở bến xe Yên Nghĩa do đó nếu lựa chọn đi bằng xe buýt thì du khách sẽ phải đi xe ôm hoặc taxi để tiếp tục đến chùa Hương.

Nên đi chùa Hương vào mùa nào?

Nằm ở khu vực miền bắc nước ta, với khí hậu 4 mùa rõ rệt, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng do đó du khách có thể du lịch chùa Hương vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, Mua Bán khuyên du khách nên du lịch chùa Hương vào mùa xuân (từ tháng Giêng – tháng 3 Âm lịch) vì thời điểm này có lễ hội chùa Hương cực kỳ sôi động và đông đúc. 

Nên đi Chùa Hương từ tháng Giêng - tháng 3 Âm lịch vì có lễ hội đông vui.
Chùa Hương thờ ai – Nên đi Chùa Hương từ tháng Giêng – tháng 3 Âm lịch vì có lễ hội đông vui.

Chi phí tham quan chùa Hương 

Bên cạnh việc thắc mắc chùa Hương thờ ai thì nhiều người còn băn khoăn về giá vé tham quan, cáp treo và giá vé đò khi du lịch chùa Hương.

Giá vé tham quan:

  • Giá vé tham quan quần thể danh thắng chùa Hương là 80,000 VNĐ/người lớn. 
Giá vé tham quan quần thể danh thắng chùa Hương là 80,000 VNĐ/người lớn
Giá vé tham quan quần thể danh thắng chùa Hương là 80,000 VNĐ/người lớn

Giá vé đò:

  • Vé đò là 50,000 VNĐ/người. Giá vé này áp dụng cho tuyến: Đền Trình -> chùa Thiên Trù -> động Hương Tích (xuất phát từ bến Đục). 
  • Giá đò chùa Hương với tuyến Tuyết Sơn -> Long Vân là 35,000 VNĐ/người.
  • Nếu du khách thuộc nhóm thương binh hạng đặc biệt, trẻ em cao dưới 1,1m hoặc trẻ dưới 10 tuổi sẽ được miễn phí vé.
Vé đò là 50,000 VNĐ/người.
Vé đò là 50,000 VNĐ/người.

Giá vé cáp treo: 

  • Giá vé cáp treo tham quan chùa Hương của du khách người lớn: Một chiều là 120,000 VNĐ/vé. Vé khứ hồi là 180,000 VNĐ/vé.
  • Giá cáp treo áp dụng cho trẻ em dưới 1,2m: Vé 1 chiều là 90,000 VNĐ/vé. Còn giá vé khứ hồi là 120,000 VNĐvé.

Những lưu ý khi du lịch chùa Hương 

  • Chọn trang phục kín đáo, lịch sự: Khi du lịch chùa Hương du khách nên chọn trang phục kín đáo, lịch sự nhưng cũng nên đảm bảo về sự thoải mái. Tốt nhất là nên mang giày thể thao, hoặc giày đế bệt để việc di chuyển được dễ dàng và thuận tiện, nhất khi khi muốn leo núi và khám phá cảnh sắc của chùa Hương.

>>>Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách phối đồ đi chùa vừa đẹp vừa thanh lịch 2022

Chọn trang phục kín đáo, lịch sự khi du lịch chùa Hương.
Chọn trang phục kín đáo, lịch sự khi du lịch chùa Hương.
  • Nên sắm lễ trước ở nhà để tiết kiệm chi phí và chủ động hơn trong hành trình thăm viếng quần thể Chùa Hương. Khi viếng chùa Hương bạn có thể sắm lễ chay hoặc lễ mặn. Lễ chay thường được dâng ở khu vực chính điện. Bao gồm các lễ vật như: Hương nhang, hoa tươi và các loại trái cây chín, oản, chè xôi,…Còn lễ mặn thì du khách sẽ dâng ở khu vực thờ các vị Thánh Mẫu, Đức Ông đặt tại điện thờ hoặc ban thờ. Lễ mặn thường bao gồm: Thịt gà, thịt heo, giò chả,…
  • Du khách hạn chế thắp nhang. Khi thắp chỉ nên thắp 1 nén tại lư hương đặt bên ngoài.
  • Không nên mua hoặc nghe lời chèo kéo của những những hàng bán thuốc nam dọc bên đường.
  • Có một điều đặc biệt cần lưu ý khi du lịch chùa Hương đó là du khách nên ra vào bằng cửa bên. Không nên bước vào cửa chính giữa. Ngoài ra, du khách cũng cũng nên bước qua bậu cửa, tránh dẫm lên bậu cửa.
  • Chuẩn bị đồ ăn, uống nhẹ mang theo như: Bánh mì, nước suối để tiện dùng và tiết kiệm chi phí.
  • Lưu ý khi mua đặc sản, đồ lưu niệm: Không sử dụng hoặc mua các loại thú và thịt thú rừng làm quà vì có thể mua phải hàng cấm. Để tránh sát sinh du khách cũng không nên ăn mặn. Với quà bánh nên xem kĩ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trước khi mua.
  • Bảo quản tư trang cẩn thận nhất là vào những dịp lễ hội đông đúc, rất dễ xuất hiện kẻ gian lợi dụng móc túi.
  • Xem trước dự báo thời tiết để tránh đi chùa vào những ngày mưa gió, đường trơn trượt bất tiện khi leo núi, chụp ảnh và ngắm cảnh dọc đường đi.
  • Đối với một số loại đồ ăn đóng hộp như bánh củ mài, bánh rau sắng… bạn cần kiểm tra hạn sử dụng sản phẩm.
Nên xem trước dự báo thời tiết trước khi đi chùa Hương.
Nên xem trước dự báo thời tiết trước khi đi chùa Hương.

Bên trên là chia sẻ của Mua Bán nhằm giải đáp thắc mắc chùa Hương thờ ai, lịch sử của ngôi chùa này, giá vé cũng như vài lưu ý khi thăm viếng, hành hương. Đừng quên lưu lại để hành trình du lịch hành hương của bạn được trọn vẹn và thực sự nhiều niềm vui khi đến với quần thể di tích Chùa Hương nhé. Chúc bạn có một chuyến tham quan, vãn cảnh chùa Hương thật ý nghĩa bên gia đình, người thân. Đừng quên đón đọc nhiều bài viết hữu ích tại Muaban.net nữa nhé! Chắc chắn sẽ có nhiều thông tin hữu ích cho cuộc sống, công việc, học tập của bạn đó.

Trần Thanh – Content Writer

>> Có thể bạn quan tâm:

  • Chùa Bút Tháp – Uy Nghi Nét Đẹp Kiến Trúc Và Điêu Khắc Cổ Đại

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ