Chó Phốc Sóc là một trong những giống chó cảnh được ưa chuộng với vẻ ngoài nhỏ nhắn, đáng yêu cùng tính cách năng động, vui tươi, chiếm được cảm tình của nhiều người. Tuy nhiên, để nuôi dưỡng và chăm sóc tốt cho một chú chó Phốc Sóc, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Sau đây Muaban.net sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cách nuôi chó Phốc Sóc và giá bán hiện nay trên thị trường.
I. Tổng quan về giống chó Phốc Sóc
Cùng xem qua những thông tin tổng quan sau đây để hiểu rõ hơn về giống chó Phốc Sóc nhé!
1. Nguồn gốc
Chó Phốc Sóc, hay còn gọi là Pomeranian (Pom), là một giống chó cảnh cỡ nhỏ có nguồn gốc từ châu Âu. Tên gọi “Pomeranian” bắt nguồn từ vùng Pomerania – một khu vực lịch sử nằm ở phía Đông Bắc nước Đức và Tây Bắc Ba Lan ngày nay.
Tổ tiên của chúng là những chú chó Spitz cổ đại, được sử dụng để canh gác và kéo xe trượt tuyết. Vào thế kỷ 18, chó Spitz được lai tạo với các giống chó khác như Samoyed và Siberian Husky để tạo ra chó Phốc Sóc với kích thước nhỏ nhắn và ngoại hình thu hút như ngày nay.
2. Đặc điểm ngoại hình
- Chiều cao: Chó Phốc Sóc là giống chó nhỏ nhắn, với chiều cao trung bình từ 18 – 30 cm.
- Cân nặng: Cân nặng của chó Phốc Sóc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính và chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhìn chung, chó Phốc Sóc trưởng thành có cân nặng trung bình từ 2 – 4 kg.
- Chất lông: Chó Phốc Sóc có bộ lông dày mượt, dài và xù, bao gồm hai lớp: lớp lông ngoài dài, thẳng và hơi cứng, còn lớp lông trong ngắn, mềm và dày. Lớp lông dày sẽ giúp chó Phốc Sóc giữ ấm cơ thể tốt trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
- Hình dáng tai: Tai chó Phốc Sóc nhỏ nhắn, dựng đứng, hình tam giác và hơi nhọn.
- Màu lông phổ biến: Chó Phốc Sóc có nhiều màu lông đa dạng, như: Trắng, đen, nâu, đỏ, kem, vàng, cam, sable (nâu đen), brindle (vằn vện).
3. Đặc điểm tính cách
Chó Phốc Sóc nổi tiếng với tính cách vui vẻ, năng động và rất hoạt bát. Dù nhỏ bé, chúng lại ưa vận động, chạy nhảy và có khả năng tự chơi một mình mà vẫn vui vẻ. Phốc Sóc rất thích gần gũi với chủ nhân, đặc biệt là nô đùa với trẻ nhỏ bởi bản tính tinh nghịch. Do đó, người nuôi nên dành thời gian ôm ấp, vuốt ve để chúng cảm nhận được sự quan tâm.
Ngoài ra, vì là cún nhỏ nên Phốc Sóc có thể hơi khó chiều, thỉnh thoảng “yêu sách” và hơi chảnh. Chúng cũng khá liều lĩnh khi dám tấn công những con chó lớn hơn, nên cần được huấn luyện để tránh gây thương tích.
Với toàn bộ đặc điểm về ngoại hình và tính cách đó, chó Phốc Sóc đã nằm trong top 5 bảng xếp hạng các giống chó thông minh nhất trên thế giới với khả năng ghi nhớ tuyệt đỉnh. Đồng thời, chúng còn đứng trong top 14 danh sách giống cảnh khuyển được yêu thích nhất trên thế giới.
Xem thêm: Chó Beagle – Giá bán, cách nuôi và huấn luyện hiệu quả
II. Chó Phốc Sóc có mấy loại?
Để phân loại giống chó Phốc Sóc, người ta thường dựa vào kích cỡ và chủng loại của chúng. Cụ thể như sau:
1. Phân theo kích cỡ
Gồm 3 loại:
- Phốc Sóc size tiêu chuẩn: Là kích cỡ phổ biến nhất, nặng 2 – 4 kg và cao 20 – 25 cm.
- Phốc Sóc size mini: Nhỏ hơn size tiêu chuẩn, nặng từ 1 – 1,8 kg và cao 15 – 20 cm.
- Phốc Sóc size Teacup: Nhỏ nhất trong 3 loại, nặng dưới 1,5 kg và cao dưới 15 cm.
2. Phân theo chủng loại
Gồm có 2 loại chính là:
- Phốc Sóc thuần chủng: Bố mẹ đều là Phốc Sóc thuần chủng, có đầy đủ đặc điểm ngoại hình và tính cách của giống chó này.
- Phốc Sóc lai: Là kết quả lai tạo giữa Phốc Sóc với các giống chó khác, có thể có ngoại hình và tính cách khác biệt so với Phốc Sóc thuần chủng. Một số giống chó Phốc Sóc lai phổ biến như: Phốc Sóc lai Nhật, Phốc Sóc lai Poodle,…
Xem thêm: Tìm hiểu giống Chó poodle: Đặc điểm, phân loại và cẩm nang nuôi dưỡng
III. Cách nuôi nuôi chó Phốc Sóc
Chó Phốc Sóc là một người bạn đồng hành tuyệt vời, tuy nhiên việc nuôi dưỡng chúng cũng cần có sự kiên nhẫn và chu đáo. Dưới đây là một số kinh nghiệm khi nuôi Phốc Sóc mà bạn cần lưu ý:
1. Chế độ dinh dưỡng
Phốc Sóc có hệ tiêu hóa nhạy cảm, do đó cần chú trọng chế độ ăn uống phù hợp. Nên cho chó ăn thức ăn hạt dành riêng cho chó nhỏ, chia thành 3 – 4 bữa mỗi ngày. Bổ sung thêm thịt nạc luộc hoặc hấp, cắt nhỏ để dễ tiêu hóa. Có thể cho ăn thêm rau củ quả như cà rốt, bí đỏ,… Tránh thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, xương, chocolate,… Cung cấp nước sạch đầy đủ 24/7 và thay nước thường xuyên.
Xem thêm: Chó lạp xưởng: Đặc điểm, giá bán và cẩm nang nuôi dưỡng
2. Cách chăm sóc và vệ sinh (lông, móng, răng miệng)
Chải lông cho Phốc Sóc ít nhất 2 lần/tuần để loại bỏ lông rụng và rối lông. Đồng thời, tắm 1-2 lần/tháng, sử dụng sữa tắm dành riêng cho chó, sấy khô lông sau khi tắm để tránh bị cảm lạnh. Đối với việc cắt móng, nên cắt thường xuyên khi móng dài và sử dụng dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, nhằm hạn chế các bệnh về răng miệng, bạn cần đánh răng cho Phốc Sóc 2 – 3 lần/tuần để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
Xem thêm: Cẩm nang nuôi chó Pitbull – Giống chó mạnh mẽ số 1 thế giới
IV. Mức giá chó Phốc Sóc hiện nay
Chó Phốc Sóc giá bao nhiêu là câu hỏi thường gặp của những người yêu thích và muốn sở hữu loại thú cưng này. Sau đây là bảng giá chi tiết cho từng giống chó Phốc Sóc mà bạn có thể tham khảo:
Giống chó | Mức giá |
Phốc Sóc thuần chủng sinh tại Việt Nam, không có giấy tờ VKA | 6 – 8 triệu/con |
Phốc Sóc thuần chủng sinh tại Việt Nam, có giấy tờ VKA | 8 – 10 triệu/con |
Phốc Sóc từ Thái Lan, không có giấy tờ VKA | 12 – 15 triệu/con |
Phốc Sóc từ Thái Lan, đầy đủ giấy tờ VKA | 15 – 20 triệu/con |
Phốc Sóc từ châu Âu và châu Mỹ, không có giấy tờ | từ 40 triệu/con |
Phốc Sóc từ châu Âu và châu Mỹ, có giấy tờ VKA | từ 60 triệu/con |
Lưu ý: Giá của chó phốc sóc sẽ thay đổi tùy vào kích thước của chó, các dòng chó càng nhỏ thì giá bán sẽ càng đắt.
Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào các tin đăng mua bán thú cưng dưới đây để lựa chọn chú chó phù hợp với sở thích nhé!
Xem thêm: Chó Pug (Chó mặt xệ): Nguồn gốc, cách chăm sóc, mức giá
V. Một số câu hỏi thường gặp về giống chó Phốc Sóc
Sau đây Mua Bán sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc thường gặp về chó Phốc Sóc:
1. Tuổi thọ trung bình của chó Phốc Sóc?
Tuổi thọ trung bình của chó Phốc Sóc dao động từ 12 – 16 năm. Tuy nhiên, tuổi thọ thực tế có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, môi trường sống và di truyền. Để giúp chó Phốc Sóc sống lâu và khỏe mạnh, bạn cần cung cấp cho chúng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ.
2. Phốc Sóc mang thai bao lâu? Mỗi lứa sinh mấy con?
Thời gian mang thai của chó Phốc Sóc trung bình là 63 ngày, tương đương với 9 tuần. Số lượng chó con trong mỗi lứa có thể dao động từ 1 đến 5 con, phụ thuộc vào tuổi, sức khỏe của chó mẹ và chó đực, hoặc do di truyền, nhưng thường là 2 đến 3 con.
Xem thêm: Đặc điểm mèo Ba Tư, cách nuôi và chăm sóc tốt
3. Các bệnh thường gặp ở chó Phốc Sóc?
- Rối loạn khớp: Chó Phốc Sóc dễ bị các vấn đề về khớp, đặc biệt là trật khớp patella.
- Bệnh về mắt: Một số bệnh về mắt thường gặp ở chó Phốc Sóc bao gồm đục thủy tinh thể, teo võng mạc và tăng nhãn áp.
- Bệnh về da: Chó Phốc Sóc có thể bị dị ứng da, rụng lông và các vấn đề về da khác.
- Bệnh về răng miệng: Do kích thước nhỏ, chó Phốc Sóc dễ bị các vấn đề về răng miệng như cao răng, viêm nướu và sâu răng.
Để phòng ngừa các bệnh này, bạn cần đưa Phốc Sóc đi khám thú y định kỳ để kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng đầy đủ. Đồng thời, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và tập luyện để giúp chúng khỏe mạnh, sống lâu.
Nuôi chó Phốc Sóc mang lại nhiều niềm vui và sự ấm áp cho gia đình bạn. Tuy nhiên, để chăm sóc tốt cho một chú chó Phốc Sóc, bạn cần đầu tư thời gian, công sức và sự kiên nhẫn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách nuôi chó Phốc Sóc và có thể lựa chọn cho mình một chú chó ưng ý.
Bên cạnh đó, bạn có thể ghé thăm website Muaban.net thường xuyên để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích về chia sẻ kinh nghiệm, mua bán nhà đất, phong thủy,… nếu có nhu cầu nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Top 10 Giống Chó Không Lông Độc Lạ Được Yêu Thích Nhất
- Top 12 giống chó thông minh nhất thế giới bạn nên biết!
- Mèo tam thể: Nguồn gốc, ngoại hình, cách chăm sóc, giá bán
Lưu ý: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông trên để đưa ra quyết định.
Nguồn bài viết: Tổng hợp