Telesale luôn là ngành nghề tuyển dụng nhân lực liên tục và mang đến mức thu nhập khá cao đối với những chuyên viên chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm. Vậy nếu bạn mới gia nhập vào ngành nghề này thì các bước telesale cơ bản sẽ như thế nào? Cần học hỏi, trau dồi những kỹ năng gì để nâng cao khả năng telesale của bản thân? Cùng Mua Bán tham khảo cách telesale cho người mới bắt đầu giúp chốt đơn nhanh chóng và 8 kỹ năng cần thiết đối với người mới vào nghề qua những nội dung sau đây nhé!
I. Trình tự các bước telesale cho người mới bắt đầu
Telesale là một ngành nghề chuyên về việc thực hiện quảng bá và bán hàng thông qua các cuộc gọi điện thoại. Những chuyên viên telesale sử dụng kỹ năng giao tiếp xuất sắc để tương tác với khách hàng, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ và thuyết phục họ mua hàng. Điều này đòi hỏi kỹ năng lắng nghe tốt, hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, cũng như khả năng xử lý mối quan tâm và phản đối của khách hàng.
Telesale thường được áp dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh để tối ưu hóa doanh số bán hàng cũng như tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới. Cùng tìm hiểu về trình tự các bước telesale ngay sau đây nhé!
1. Bước 1: Gửi lời chào đến khách hàng
Đây được xem là bước khởi đầu giúp bạn gây ấn tượng với khách hàng, tuỳ theo từng ngành nghề cụ thể mà lời chào cũng có sự thay đổi khác nhau trong từng trường hợp. Đối với khách hàng mới thì lời chào cần niềm nở, nhẹ nhàng; đối với khách hàng đã từng mua hoặc sử dụng sản phẩm của công ty thì lời chào cần sự thân thiết, gần gũi. Nếu lời chào của bạn có thể gây được ấn tượng với khách hàng thì cơ hội để giới thiệu sản phẩm hoặc tư vấn sẽ trở nên dễ dàng hơn, giúp bạn tiếp cận được khách hàng một cách hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm: Top 15+ mẫu kịch bản telesale bán hàng hay và hiệu quả
2. Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu khách hàng
Việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình bán hàng và xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài. Bằng cách hiểu rõ đối tượng mục tiêu, nhân viên telesale có thể tạo nội dung bán hàng chính xác và hấp dẫn, tăng cường tương tác hiệu quả.
Nghiên cứu nhu cầu cũng giúp nhân viên telesale có thể xác định giải pháp và sản phẩm phù hợp với vấn đề cụ thể của khách hàng, từ đó tạo ra trải nghiệm mua sắm tích cực. Điều này không chỉ tăng khả năng chuyển đổi mà còn giúp duy trì và phát triển mối quan hệ khách hàng, đồng thời đóng góp vào việc tối ưu hóa doanh số bán hàng và đạt được mục tiêu doanh thu cho doanh nghiệp.
Bạn có thể nghiên cứu nhu cầu của khách hàng bằng việc lắng nghe và trò chuyện về những mối quan tâm hay lo ngại của họ trong một số lĩnh vực. Hoặc cũng có thể đặt những câu hỏi mang tính khơi gợi về những hành vi sử dụng sản phẩm có liên quan đến sản phẩm mà công ty bạn đang kinh doanh.
3. Bước 3: Liệt kê giải pháp để khách hàng lựa chọn
Bước tiếp theo sau khi đã xác định được nhu cầu của khách hàng, nhân viên telesale cần khéo léo đưa ra những giải pháp có liên quan đến các sản phẩm mà công ty đang kinh doanh để khách hàng có sự lựa chọn.
Đôi khi, bạn cũng sẽ gặp phải một số tình huống về việc khách hàng sẽ thắc mắc về những giải phải mà nhân viên telesale đưa ra vượt trội như thế nào hoặc có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như thế nào. Lúc này bạn cần phải thật sự hiểu rõ về sản phẩm để có thể tư vấn cho khách hàng một cách cụ thể hơn.
Xem thêm: 15+ kỹ năng chăm sóc khách hàng cần có với mọi nhân viên
4. Bước 4: Chào tạm biệt khách hàng
Lời chào tạm biệt sẽ quyết định đến tỷ lệ mà bạn có thể chốt đơn hoặc liên lạc lại với khách hàng vào lần sau. Do đó, sau khi đã tư vấn sản phẩm và đưa ra các giải pháp phù hợp với khách hàng nhưng khách hàng chưa có nhu cầu mua vào thời điểm này thì bạn nên hẹn lại với khách hàng vào thời điểm khác một cách khéo léo.
Trong trường hợp khách hàng đã quyết định mua sản phẩm của công ty thì bạn nên nhanh chóng lưu lại thông tin khách hàng và tiến hành các bước tiếp theo trong quy trình bán hàng. Sau đó, cảm ơn khách hàng rồi mới nói lời chào tạm biệt. Nên để khách hàng kết thúc cuộc gọi trước để tránh trường hợp công ty hoặc doanh nghiệp bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp.
5. Bước 5: Lưu trữ dữ liệu cuộc gọi
Lưu trữ dữ liệu cuộc gọi khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thông tin của telesale và chăm sóc khách hàng. Dữ liệu này không chỉ cung cấp thông tin chi tiết về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, vấn đề mà khách hàng đang gặp phải mà còn hỗ trợ trong việc tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân và quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM). Đồng thời, nó là nguồn thông tin quan trọng để đào tạo nhân viên và phân tích hiệu suất kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán và chăm sóc sau bán hàng.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm, hãy tham khảo ngay các tin đăng tuyển dụng dưới đây tại Muaban.net nhé!
II. 8 kỹ năng cần thiết đối với người mới bắt đầu telesale
Để công việc telesale của bạn trở nên hiệu quả hơn và bạn có thể đạt được nhiều thành tựu trong ngành nghề này thì dưới đây là 8 kỹ năng cần thiết đối với người mới bắt đầu:
1. Kỹ năng giao tiếp
Đối với nhân viên telesale thì môi trường giao tiếp chủ yếu với khách hàng là thông qua điện thoại do đó kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Người tư vấn đòi hỏi phải nói một cách rõ ràng, rành mạch, biết cách kiểm soát giọng điệu và tốc độ nói thật tích cực để tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Bên cạnh đó, nhân viên telesale cũng cần phải biết cách đặt câu hỏi một cách thông minh và tư duy linh hoạt để có thể tìm hiểu thật sâu sắc về nhu cầu của khách hàng cũng như đối phó với một số tình huống khó khăn, điều chỉnh chiến lược bán hàng cho phù hợp.
2. Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe tốt sẽ giúp cho nhân viên telesale có thể hiểu rõ được nhu cầu, mong muốn và lo ngại của khách hàng. Đồng thời có thể tạo được sự thoải mái cho khách hàng chia sẻ ý kiến và cảm xúc của họ. Bên cạnh đó, nhân viên telesale cũng nên đặt những câu hỏi mở để khuyến khích khách hàng chia sẻ thêm thông tin về nhu cầu và mong muốn của họ.
3. Khả năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp cho nhân viên telesale có thể xác định rõ ràng nguyên nhân của một tình huống khó khăn nào đó và tạo ra giải pháp linh hoạt dành cho khách hàng. Từ đó có thể tận dụng cơ hội bán hàng một cách khéo léo và nhạy bén.
4. Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng
Việc nắm bắt được tâm lý khách hàng có thể giúp nhân viên telesale tối ưu hoá được quy trình bán hàng. Thông qua giọng nói của khách hàng, nhân viên telesale cũng có thể nắm bắt được tâm trạng, sự hứng thú hoặc lo ngại của khách hàng trong cuộc giao tiếp đó. Tạo được mối liến kết với khách hàng để họ cảm thấy được quan tâm và thấu hiểu. Từ đó mới có thể xây dựng được lòng tin và đi đến quy trình chốt đơn dễ dàng hơn.
Xem thêm: Các kỹ năng ra quyết định cần thiết cho một nhà lãnh đạo hiệu quả
5. Khả năng kiềm chế cảm xúc
Để nhân viên telesale luôn có thể giữ được hình ảnh chuyên nghiệp và tận tâm thì khả năng kiềm chế cảm xúc đóng một vai trò rất lớn. Việc bạn có thể duy trì được trạng thái cân bằng trong mọi cuộc giao tiếp có thể giúp bạn tư duy được nhiều phương pháp bán hàng khác nhau sẽ phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Nếu bạn sở hữu khả năng quản lý cảm xúc tốt thì mọi cuộc giao tiếp của bạn với khách hàng sẽ luôn rộng mở.
6. Hiểu rõ thông tin sản phẩm
Quá trình học hỏi và hiểu rõ về thông tin sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng truyền đạt và thuyết phục khách hàng của telesale. Khi nhân viên telesale biết rõ những ưu điểm và giá trị mà sản phẩm có thể mang lại thì họ có thể tư vấn chuyên sâu hơn, tự tin xử lý mọi thắc mắc và câu hỏi của khách hàng.
Mặt khác, telesale còn có thể tạo nội dung bán hàng phong phú, hấp dẫn hơn, chủ động trong quá trình bán hàng. Đồng thời, có thể đề xuất những giải pháp tối ưu cho khách hàng.
7. Lên kế hoạch và xây dựng kịch bản telesale
Việc lên kế hoạch và xây dựng kịch bản telesale một cách chi tiết, rõ ràng không chỉ giúp nhân viên tư vấn, bán hàng qua điện thoại có thể làm chủ được mọi cuộc giao tiếp mà còn có thể xử lý được nhiều tình huống khó khăn cụ thể của khách hàng. Ngoài ra, việc lên kế hoạch trước cũng sẽ giúp bạn tăng khả năng quản lý bán hàng hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm: Mẫu kịch bản telesale ngân hàng thu hút khách hàng, tăng doanh thu
Mời bạn tham khảo một số tin đăng tuyển dụng việc làm Tết với mức lương hấp dẫn dưới đây tại Muaban.net nhé!
III. Một số phương pháp giúp cải thiện kỹ năng telesale cho người mới
Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả giúp những người mới bắt đầu công việc telesale có thể nhanh chóng thích nghi với quy trình làm việc:
1. Đọc nhiều sách bán hàng, tâm lý học
Điều này không chỉ giúp nhân viên telesale có thể nâng cao được kỹ năng giao tiếp mà còn có thể hiểu rõ hơn về tâm lý của khách hàng. Bên cạnh đó, việc đọc nhiều sách về bán hàng giúp bạn tăng cường kỹ năng đàm phán, thuyết phục và nâng cao kiến thức ngành nghề, xây dựng tư duy chiến lược trong quá trình bán hàng một cách hiệu quả.
Dưới đây Mua Bán gợi ý đến bạn một số cuốn sách hay về bán hàng và tâm lý khách hàng:
- Spin Telling – Tác giả: Neil Rackham
- Influence: The Psychology of Persuasion – Tác giả: Robert B. Cialdini
- Thinking, Fast and Slow – Tác giả: Daniel Kahneman
- Customer Centricity: Focus on the Right Customers for Strategic Advantage – Tác giả: Peter Fader
- The Art of Choosing – Tác giả: Sheena Iyengar
-
The Challenger Sale – Tác giả: Matthew Dixon và Brent Adamson
Có thể bạn quan tâm: Top 11 tư duy của người bán hàng thành công thời đại 4.0
2. Rèn luyện giọng nói
Một giọng nói hay có tầm quan trọng lớn trong việc tạo ấn tượng tích cực, thu hút sự chú ý và thực hiện giao tiếp hiệu quả với khách hàng. Có nhiều phương pháp khác nhau để rèn luyện giọng nói một cách hiệu quả như:
- Ghi âm giọng nói của bản thân trong các cuộc gọi hay giao tiếp giúp bạn đánh giá được cách diễn đạt, điểm mạnh và điểm yếu trong giọng nói của mình.
- Lắng nghe và thử bắt chước những người có giọng nói hay, rõ ràng, thuyết phục.
- Điều chỉnh tốc độ nói để giọng nói có thể rõ ràng nhất.
- Chú ý đến một số điểm nhấn nhá để tăng cường tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong giao tiếp.
3. Đăng ký khoá học đào tạo kỹ năng bán hàng
Nếu bạn chưa có bất kỳ kinh nghiệm hay kỹ năng gì trong lĩnh vực telesale thì có thể thử đăng ký các khoá học về đào tạo kỹ năng bán hàng để xây dựng một nền tảng cơ bản tốt nhất. Sau đó, trong quá trình làm việc bạn có thể trau dồi thêm kỹ năng của mình.
Xem thêm: Top 7 kỹ năng bán hàng giúp bạn thành công
4. Thực hành các loại tình huống bán hàng
Việc thực hành trước các loại tình huống có thể xảy đến trong quá trình bán hàng có thể giúp bạn tạo được sự tự tin trong mọi thách thức hay khi gặp phải khách hàng khó tính. Bên cạnh đó, bạn còn có thể giữ vững được tinh thần ổn định và đưa ra hướng xử lý phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Tránh trường hợp bị lúng túng và cần đến sự trợ giúp của đồng nghiệp sẽ khiến cho cuộc giao tiếp đó không đạt được kết quả như mong muốn.
5. Đúc kết kinh nghiệm sau mỗi cuộc gọi
Việc ghi chép và xem xét, đánh giá lại sau mỗi cuộc gọi không chỉ giúp chúng ta quản lý kế hoạch bán hàng một cách dễ dàng mà còn giúp nhân viên telesale có thể nhìn nhận lại những thiếu sót trong quá trình tư vấn cho khách hàng. Từ đó, có thể học hỏi, trau dồi thêm kỹ năng và đúc kết những kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Đừng quên lắng nghe ý kiến khách quan từ những đồng nghiệp xung quanh để bạn có thể nhanh chóng phát triển hơn nhé.
Xem thêm: Chia sẽ kỹ năng bán hàng nội thất hiệu quả tăng tỷ lệ chốt sale nhanh chóng
IV. Những lưu ý cần biết khi làm telesale cho người mới bắt đầu
Khi mới bắt đầu công việc telesale có thể nhiều bạn sẽ dễ mắc phải một số lỗi giao tiếp trong quá trình tư vấn bán hàng. Do đó, dưới đây sẽ là một số lưu ý giúp bạn có thể tránh khỏi những sai lầm đó:
1. Không cung cấp thông tin thừa
Đây là một lỗi khá phổ biến mà hầu như mọi nhân viên telesale khi mới vào nghề đều gặp phải. Bạn tư vấn cho khách hàng quá nhiều thông tin khiến họ rơi vào trạng thái bối rối, dẫn đến rối loạn và khó lòng có thể đồng ý chọn mua sản phẩm. Thậm chí trong một số trường hợp có thể khiến khách hàng cảm thấy khó chịu. Do đó, bạn cần tập trung vào những thông tin thực sự cần thiết, có thể giải quyết được vấn đề và nhu cầu của khách hàng sẽ dễ khiến họ hứng thú với các sản phẩm của bạn hơn.
2. Không nói vòng vo
Việc nói vòng vo có thể làm giảm độ chuyên nghiệp của người nói, khiến cho khách hàng khó lòng có thể tin tưởng người bán hàn và giảm đi độ tin cậy đáng kể. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến sự hiểu lầm, nhầm lẫn khiến cho khách hàng không hiểu đúng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Từ đó dẫn đến việc giảm hiệu suất thuyết phục và khó duy trì mối quan hệ với khách hàng cũng như việc chốt đơn không thành công.
Có thể bạn quan tâm: Thủ thuật bán hàng là gì? 14 Bí quyết giúp bạn thành công
3. Không được ngắt lời khách hàng
Trong quá trình giao tiếp, việc ngắt lời khách hàng có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc đối thoại và mối quan hệ với khách hàng. Cụ thể như gây ra cảm giác thiếu tôn trọng, mất thiện cảm, mất cơ hội hiểu rõ khách hàng và gây nên sự khó chịu, ấn tượng xấu. Cũng từ đó, chúng ta khó có thể hiểu rõ dược mối quan tâm của khách hàng và đưa ra những giải pháp tốt nhất cho họ.
4. Không ép khách hàng mua hàng
Việc ép buộc khách hàng mua hàng không chỉ mang lại hậu quả tiêu cực mà còn ảnh hưởng đến uy tín và hiệu suất kinh doanh của công ty. Ngoài ra việc ép khách hàng mua hàng còn giảm đi giá trị thực sự mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho họ, tạo mối quan hệ không bền vững giữa khách hàng với công ty.
Xem thêm: Mô tả công việc telesales cụ thể và mức lương mới nhất
5. Học cách từ chối khi cần thiết
Khả năng từ chối một cách chuyên nghiệp và tôn trọng là một kỹ năng cần thiết giúp nhân viên telesale có thể xây dựng được mối quan hệ khách hàng tích cực và duy trì uy tín của cá nhân. Trong một số trường hợp, việc từ chối một cách tinh tế về lời đề nghị nào đó của khách hàng có thể giúp bạn làm tăng thêm giá trị của sản phẩm/dịch vụ. Qua đó, bạn cũng sẽ không vướng phải một số rắc rối của khách hàng.
Lời kết
Như vậy, bạn vừa tìm hiểu xong về cách telesale cho người mới bắt đầu cùng với những kỹ năng, lưu ý quan trọng dành cho người muốn bắt đầu thử sức với công việc này. Hy vọng những thông tin mà Muaban.net cung cấp trên đây có thể mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Đừng quên thường xuyên truy cập Muaban.net để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào về tuyển dụng việc làm, chia sẻ kinh nghiệm, mua bán xe máy,… bạn nhé!
Xem thêm:
- Bán hàng là gì? 10 kiến thức hay về nghề bán hàng nên biết
- Nhân viên bán hàng cần kỹ năng gì để trở thành nhân viên xuất sắc
- Best Seller Là Gì? Muốn Trở Thành Best Seller Cần Những Kỹ Năng Gì?