Bảo trợ truyền thông là gì? Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay truyền thông luôn được coi là yếu tố chủ chốt và đóng góp vào thành công cho các chương trình. Bảo trợ truyền thông là đòn bẩy hiệu quả đưa các thương hiệu tới gần khán giả hơn. Vậy, bảo trợ truyền thông là gì? Đâu là những giải pháp để có một chiến dịch hiệu quả? Cùng Mua Bán tìm hiểu nhé!
I. Bảo trợ truyền thông là gì?
Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu bảo trợ truyền thông là gì? Bảo trợ truyền thông là việc các trang báo chí, trang đăng tin điện tử đứng ra hỗ trợ về mặt thông tin trên các chuyên trang của họ cho các sự kiện hoặc chiến dịch nào đó của các nhãn hàng. Bảo trợ truyền thông nhằm mục đích giúp các nhãn hàng nâng cao uy tín của mình với khách hàng và người tiêu dùng.
Việc bảo trợ này được thực hiện dưới sự thỏa thuận của cả công ty báo chí và các đơn vị nhãn hàng. Tùy thuộc vào quy mô của sự kiện và yêu cầu, thỏa thuận của cả hai bên thì công ty báo chí sẽ đưa ra các hình thức, phương thức truyền thông cụ thể như tin đăng độc quyền, mẩu tin, video quảng cáo,…
II. Vai trò quan trọng bảo trợ truyền thông là gì?
Bên cạnh việc hiểu rõ hơn về bảo trợ truyền thông là gì thì những vai trò mà bảo trợ truyền thông mang lại cũng rất được bạn đọc quan tâm. Dưới đây là thông tin chi tiết giải thích về vai trò của bảo trợ truyền thông.
1. Đối với nhà bảo trợ truyền thông
Vai trò của bảo trợ truyền thông là gì đối với các nhà bảo trợ truyền thông? Các nhà bảo trợ truyền thông của các chương trình, dự án sẽ nhận được rất nhiều lợi ích về thương hiệu từ vai trò của bảo trợ truyền thông mang lại cụ thể có thể nhắc tới như:
- Nâng cao uy tín cho giới truyền thông và nhà bảo trợ truyền thông.
- Giúp cho cộng đồng có cái nhìn tốt hơn về nội dung của các chương trình truyền thông.
- Việc bảo trợ truyền thông cũng có vai trò giúp các nhà bảo trợ truyền thông tự quảng bá chính đơn vị của họ thông qua các kế hoạch, hoạt động được diễn ra.
- Tối ưu được hiệu suất hoạt động của các chương trình quảng bá, chương trình truyền thông cho đơn vị; đồng thời cũng gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, nhận thức về chương trình.
- Bảo trợ truyền thông có vai trò giúp các đơn vị bảo trợ gia tăng doanh số bán ra cho các tài liệu báo chí, nội dung tin đăng khi có các sự kiện truyền thông ấn tượng với độc giả.
2. Vai trò đối với doanh nghiệp được bảo trợ
Sau khi tìm hiểu vai trò của bảo trợ truyền thông là gì đối với nhà bảo trợ truyền thông thì tiếp theo chúng ta tìm hiểu tiếp đến vai trò đối với các doanh nghiệp được bảo trợ nhé. Với các sự kiện, các chương trình và các chiến dịch được bảo trợ truyền thông sẽ có nhiều lợi ích đáng kể cụ thể như:
- Doanh nghiệp được bảo trợ truyền thông sẽ tiết kiệm được các chi phí cho quảng cáo của doanh nghiệp mình.
- Sự uy tín của các hoạt động, chương trình của doanh nghiệp được bảo trợ truyền thông sẽ tăng lên trên thị trường.
- Doanh nghiệp được bảo trợ cũng nhanh chóng tăng thêm được độ phủ, mức độ phổ biến cũng như khả năng tiếp cận rộng rãi tới người dùng, khách hàng thông qua các đơn vị bảo trợ truyền thông.
- Giúp các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận khách hàng đạt được doanh thu tốt.
>>>Xem thêm: Truyền thông đại chúng là gì? Cơ hội việc làm ngành truyền thông
III. Cách giúp quá trình bảo trợ truyền thông trở nên hiệu quả
Hiệu quả của việc bảo trợ truyền thông sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó không thể không thể thiếu được yếu tố chất lượng nội dung bài đăng cũng như tần suất của những bài đăng này xuất hiện. Dưới đây là các cách giúp quá trình bảo trợ truyền thông trở nên hiệu quả nhất.
1. Lập kế hoạch viết bài và gửi bài cụ thể
Lập kế hoạch viết bài và gửi bài cụ thể là một trong những cách giúp quá trình bảo trợ truyền thông trở nên hiệu quả đồng thời phần nào giúp quá trình bảo trợ truyền trở nên hiệu quả hơn.
Bởi vậy, khi các dự án hoặc chương trình nào đó nhận được bảo trợ truyền thông thì nên có kế hoạch bài đăng cụ thể về nội dung bài đăng.
Thông thường thời gian hợp lý nhất để lập kế hoạch viết bài và gửi bài cụ thể sẽ khoảng 7 ngày tới 10 ngày làm việc trước khi sự kiện, chương trình được bảo trợ truyền thông diễn ra. Trong kế hoạch viết bài nên có đầy đủ các thông tin chi tiết như:
- Nội dung bài đăng.
- Thời gian đăng bài.
- Vị trí bài đăng xuất hiện trên kênh truyền thông.
- Đơn vị nhận và phản hồi ý kiến khán giả, khách hàng.
2. Nội dung đảm bảo chất lượng
Bên cạnh việc có kế hoạch cụ thể cho bảo trợ truyền thông thì việc đảm bảo nội dung chất lượng cũng giúp quá trình bảo trợ truyền thông trở nên hiệu quả nhất.
Nội dung được đảm bảo chất lượng là những bài viết truyền thông với thông tin chính xác và cung cấp nhanh chóng nhất chi tiết nội dung diễn ra tại các sự kiện được bảo trợ truyền thông. Bên cạnh đó, đơn vị bảo trợ truyền thông cần đưa ra thêm những bài viết mang nội dung phân tích chuyên sâu, đa chiều, đưa ra các góc nhìn và khía cạnh khác nhau của các dự án hoặc chương trình đang được bảo trợ truyền thông.
Dưới đây là các nội dung thường xuyên được đơn vị bảo trợ truyền thông đưa ra:
- Recap – bản ghi chú lại các diễn biến được diễn ra trong các hoạt động bên lề hoặc hội thảo cuộc thi, quá trình khách hàng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ.
- Report – cung cấp tất cả thông tin số liệu tổng quan về hoạt động, các cột mốc của các sự kiện trước, trong và sau khi diễn ra hoạt động.
- Pictorials – được gọi là bài tường thuật bao gồm hình ảnh và video của chương trình, hoạt động được bảo trợ.
- Anlysis – bài phân tích chuyên sâu về chiến dịch /sự kiện /cuộc thi, đưa ra quan điểm và nhận định cụ thể, rõ ràng giúp đưa ra kết quả cuộc thi, chương trình. Interview – nội dung về các cuộc phỏng vấn CEO, phỏng vấn chuyên gia chương trình, phỏng vấn khán giả, phỏng vấn các nhà tài trợ,…
Bên cạnh các nội dung bài viết hoàn chỉnh thì đi kèm là các nội dung tương đương. Lúc này, đơn vị bảo trợ cần đưa ra các câu hỏi để làm ý nghĩa nội dung được lắng đọng và dễ hiểu nhất có thể.
- Câu hỏi đúng – nội dung các câu hỏi này sẽ được hỏi giúp cung cấp thông tin chính xác.
- Dễ hiểu – ý tứ và được xác minh, rõ nghĩa nhất để khán giả dễ dàng đọc hiểu.
- Câu hỏi cần hay, các câu từ và văn phong các câu hỏi cần mượt mà, mang lại giá trị cho người nghe.
- Câu hỏi cũng cần sự súc tích để làm thế nào bài viết vừa hay lại vừa cô đọng với độc giả.
- Hình ảnh, video của chương trình, sự kiện được sử dụng trong bài viết phải “đắt giá”.
>>> Xem thêm: Income Là Gì? Net Income Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Net Income
3. Giao nhiệm vụ cho bộ phận chuyên trách
Một trong các cách giúp quá trình bảo trợ truyền thông trở nên hiệu quả hơn đó chính là các nhiệm vụ được giao cho bộ phận chuyên trách.
Ví dụ như việc chụp hình và viết bài là các công việc quan trọng để tạo ra một bài viết chất lượng với nội dung được khán giả đón nhận nên các công việc này cần được lựa chọn nhân lực và sắp xếp cụ thể ngay trước khi chương trình, hoạt động diễn ra.
4. Lưu ý về thời gian gửi bài
Một trong các cách giúp quá trình bảo trợ truyền thông trở nên hiệu quả hơn đó chính là việc lưu ý về thời gian gửi các bài liên quan tới chương trình bảo trợ.
Để giúp người đọc nhận được những thông tin nóng nhất về sự kiện, chương trình thì đơn vị bảo trợ cần đưa ra quy trình cụ thể cho đơn vị chuyên trách của mình. Quy trình được khuyên đó chính là viết bài, duyệt bài và gửi lại bài sau đó duyệt bài; cần xác định những nhân lực làm việc này và đưa ra deadline cụ thể.
5. Chia sẻ trên các kênh truyền thông
Một trong các cách giúp quá trình bảo trợ truyền thông trở nên hiệu quả hơn đó chính là việc các thông tin của chương trình cần được chia sẻ trên nhiều kênh truyền thông nhằm tiếp cận nhanh chóng tới độc giả.
Các bài viết hay và ấn tượng sẽ nhanh chóng được nhiều người biết tới nhất là trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện tại. Nên biết tận dụng những quan hệ từ đối tác, người nổi tiếng, giám khảo, ban tổ chức, thí sinh để làm cầu nối thương hiệu cho chiến dịch truyền thông.
Tham khảo ngay những tin đăng việc tìm người lương cao, uy tín
IV. Cách xin bảo trợ truyền thông và những điều cần lưu ý
Bên cạnh việc hiểu được về bảo trợ truyền thông là gì thì việc xin được bảo trợ truyền thông cũng cần có chiến lược rõ ràng cùng những lưu ý cụ thể.
1. Những đối tượng nào cần có bảo trợ truyền thông?
Bảo trợ truyền thông là gì và những đối tượng nào được bảo trợ truyền thông? Dưới đây là các sự kiện, chương trình cần có bảo trợ truyền thông để nâng cao chất lượng và sự phổ biến.
- Các sự kiện quan trọng quốc gia có quy mô lớn.
- Các sự kiện quan trọng tại khu vực, địa phương.
- Các sự kiện chuyên biệt được tổ chức cho một đối tượng khách hàng cụ thể ví dụ như các cuộc thi.
- Hội nghị chuyên ngành cũng là đối tượng được bảo trợ truyền thông.
- Hội thảo lớn.
- Các lễ hội lớn có sức ảnh hưởng.
- Các chiến dịch lớn của cộng đồng như thiện nguyện.
- Các buổi nói chuyện, diễn thuyết.
- Các sự kiện đặc biệt khác.
2. Tham khảo qua các cá nhân, phòng ban liên quan
Để thuận tiện trong quá trình xin bảo trợ truyền thông thì bạn cũng cần lưu ý việc tham khảo qua các cá nhân hoặc phòng ban có liên quan, cụ thể:
- Ban cố vấn cộng đồng và ban quan hệ cộng đồng.
- Quản lý bán hàng và quản lý tiếp thị.
- Đối tác thương hiệu và các đối tác cộng đồng.
3. Tạo ra bản đề xuất bảo trợ truyền thông (Media Sponsorship Proposal)
Để giúp quá trình xin bảo trợ truyền thông dễ dàng và nhanh chóng hơn thì các đơn vị xin bảo trợ truyền thông cần tạo ra các bản đề xuất bảo trợ truyền thông hay còn được gọi là Media Sponsorship Proposal.
Bản đề xuất bảo trợ truyền thông sẽ bao gồm các thông tin như:
- Số lượng người tham dự là bao nhiêu? Quy mô thông tin, quy mô dữ liệu và quy mô các kênh truyền thông đang theo dõi sẽ như thế nào?
- Cập nhật về số lượng các kênh truyền thông sẽ được phủ sóng nội dung.
- Lời kêu gọi hợp tác, kêu gọi sự thương lượng bảo trợ truyền thông bao gồm những thông tin chính nào?
- Ghi chú và tóm tắt nội dung đã được thảo luận trong cuộc trao đổi giữa các bên.
>>> Xem thêm: Chi Phí Tài Chính Là Gì? Có Quan Trọng Đối Vời Doanh Nghiệp Không?
4. Cung cấp báo cáo sau chiến dịch
Cuối cùng ngay sau khi hoàn thiện được các chiến dịch cũng như hoàn thiện các chương trình, sự kiện truyền thông thì đơn vị bảo trợ cần ngay lập tức đưa ra một bản tóm tắt báo cáo về sự kiện.
Báo cáo này để trả lời cho các câu hỏi như: Các nội dung đã thương lượng trước chương trình có được các bên thực hiện đúng không? Các công việc, truyền thông có ảnh hưởng tích cực tới chiến dịch được bảo trợ hay không? Các số liệu liên quan bao gồm những thông số nào?
V. Những việc nên làm và không nên làm trước và sau bảo trợ truyền thông
1. Nên làm
Trong quá trình bảo trợ truyền thông thì các nhà bảo trợ cũng như các đơn vị được bảo trợ truyền thông cũng cần lưu ý một số việc nên làm để giúp quá trình bảo trợ truyền thông đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Hiểu rõ ràng, đầy đủ, cẩn trọng các thông tin, điều khoản được cung cấp từ các nhà bảo trợ truyền thông trong hợp đồng.
- Xác định đồng thời nêu ra các điều khoản hợp lý, điều khoản không hợp lý hoặc bất lợi cần trao đổi thêm.
- Thống nhất đầy đủ, chi tiết về quyền lợi, trách nhiệm của cả hai bên khi bảo trợ truyền thông.
- Đảm bảo hiệu lực pháp lý bằng việc sử dụng văn bản thỏa thuận sau khi đã có những thỏa thuận chung về quyền lợi, trách nhiệm kèm theo xác nhận.
- Luôn có giải pháp xử lý cho các trường hợp chấm dứt quá trình bảo trợ truyền thông trước thời hạn do xảy ra hành vi sai phạm không giống như thỏa thuận ban đầu.
2. Không nên làm
Bên cạnh nhưng công việc lưu ý nên làm để giúp quá trình bảo trợ truyền thông được tốt nhất thì cũng có các công việc không nên làm trong quá trình sự kiện bảo trợ truyền thông diễn ra. Cụ thể như sau:
- Không nên quên đi sự có mặt của đơn vị bảo trợ truyền thông.
- Không nên giữ bí mật về chi phí khi nhận tài trợ truyền thông. Cần chủ động gửi lại báo cáo chi tiêu, nội dung sử dụng.
- Không nên quên thông tin trong quá trình trao đổi, thỏa thuận và tránh đọc lướt làm nhỡ mất những thông tin quan trọng của hợp đồng bảo trợ truyền thông.
- Không thúc giục nhà bảo trợ.
- Không nên liên hệ khi chưa tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin, tránh gây mất thời gian cho cả 2 đơn vị.
- Tuyệt đối không nên trễ giờ khi có các cuộc hẹn với đối tác, nhà bảo trợ truyền thông.
Việc cân nhắc không làm những điều trên phần nào giúp quá trình bảo trợ truyền thông được diễn ra thuận lợi nhất.
VI. Lời kết
Nội dung bài viết trên đây về bảo trợ truyền thông là gì? Cách để tối ưu bảo trợ truyền thông đã được phân tích chi tiết và đầy đủ thông tin. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích, giúp bạn hiểu và tối ưu được bảo trợ truyền thông trong công việc. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo từ Muaban.net để cập nhật những điều thú vị nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu đối tượng kế toán là gì? Cách xác định và phân loại đối tượng kế toán
- Thuyết Phục Là Gì? Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Chinh Phục Người Khác
- Thưởng KPI là gì? Ưu và nhược điểm, phạt – thưởng ra sao?