Tùy vào các trường hợp ở từng thời điểm khác nhau mà xung đột được định nghĩa theo các hướng khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Mua Bán sẽ đề cập khái niệm xung đột lợi ích là gì và tại sao cần phải kiểm soát nó theo tầm nhìn của pháp luật Việt Nam về phòng chống tham nhũng.
1. Xung đột lợi ích là gì? Cho ví dụ điển hình
Theo bộ luật phòng chống tham nhũng 2018 ở điều 8 khoản 3, khái niệm xung đột là gì được hiểu là tình trạng lợi ích của nhiệm vụ bị ảnh hưởng bởi những người có chức vụ, có quyền hạn khiến cho việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ diễn ra chậm hơn dự tính ban đầu.
Ví dụ: Khi đang tiến hành nhiệm vụ nào đó, việc được cấp dưới tặng quà và mời chào vào những bữa tiệc sẽ diễn ra thường xuyên. Đây là một loại xung đột lợi ích phổ biến nhất hiện nay, khi người có chức vụ, quyền hạn nhận những ưu tiên ngoài lề trái với quy tắc đặt ra để thỏa mãn những mong muốn và yêu cầu cho người tặng.
2. Các trường hợp xung đột lợi ích theo quy định của pháp luật Việt Nam
Nếu có dấu hiệu rõ ràng thuộc một trong các trường hợp tại Nghị định 59/2019/NĐ – Điều 29 thì người có chức vụ, quyền hạn xác định là có xung đột lợi ích. Các trường hợp xung đột lợi ích theo quy định của pháp luật Việt Nam được cụ thể như sau:
– Nhận tiền, tài sản hoặc các lợi ích khác liên quan đến công việc được thực hiện bởi hoặc dưới sự chỉ đạo của các đại lý, tổ chức, thực thể và cá nhân.
– Tham gia thành lập, quản lý và điều hành công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã nằm ngoài các trường hợp được pháp luật quy định
– Tư vấn cho các công ty/ tổ chức/ cá nhân trong và ngoài nước về bí mật Nhà nước, bí mật lao động và nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của họ hoặc liên quan đến việc họ tham gia dàn xếp.
– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để có được những thông tin quan trọng nhằm tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
– Vợ hoặc chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý có liên quan đến tổ chức, nhân viên, kế toán, thủ quỹ, thủ kho, đại lý, tổ chức, đơn vị hoặc mua bán hàng hóa; thu xếp mua, bán hoặc hợp đồng dịch vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình phụ trách hoặc cấp phó phụ trách.
– Đầu tư vào một công ty hoạt động kinh doanh dưới sự kiểm soát trực tiếp của chính phủ hoặc để vợ/chồng, cha mẹ hoặc con cái trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh.
– Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ/chồng, cha, mẹ, con, anh và chị em
– Trong gói thầu khi tham gia giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ký kết hợp đồng với bất kỳ cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị nào thuộc sở hữu của vợ/ chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột có quyền hoặc lợi ích liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ hoặc công vụ của họ cũng cần phải tuân thủ các quy định và hạn chế về đạo đức, trách nhiệm và pháp luật.
– Can thiệp hoặc gây ảnh hưởng không phù hợp đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để trục lợi.
3. Hệ quả của việc xung đột lợi ích
Xung đột lợi ích là gì khi thường xuất phát từ những lý do của từng cá nhân. Mọi vị trí trong việc điều hành một tổ chức đều có những lợi ích riêng, nếu đi ngược lại với lợi ích chung của tổ chức. Khi cá nhân ở vị trí càng cao, lợi ích càng lớn. Điều này khiến các cá nhân đưa ra các quyết định không mang lại lợi ích tốt nhất cho một nhiệm vụ. Do đó làm suy yếu các mục tiêu chung mà nhiệm vụ đặt ra ban đầu.
Xung đột lợi ích ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sự phát triển chung của toàn bộ tổ chức. Đó là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tệ nạn tham nhũng. Xung đột lợi ích có thể làm suy yếu niềm tin của công chúng và nội bộ; làm tổn hại danh tiếng của một tổ chức; thiệt hại về thời gian, con người lẫn tài chính hay nghiêm trọng hơn còn gây ra những lỗi nặng liên quan đến pháp luật.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm kiếm việc làm với mức lương cao, uy tín, bạn có thể tham khảo các tin đăng tuyển dụng tại Muaban.net:
4. Một số biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về xung đột lợi ích, những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định hoặc người đại diện hành chính của mình sẽ áp dụng một trong các biện pháp sau để kiểm soát xung đột lợi ích:
– Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích.
– Ngay lập tức tạm đình chỉ những nhiệm vụ, công vụ mà người có xung đột lợi ích đang nắm quyền điều hành. Tạm thời thuyên chuyển một người có xung đột lợi ích sang công việc khác.
– Đình chỉ ngay lập tức việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích hoặc trực tiếp xử lý theo như quy định của pháp luật.
>>> Tham khảo thêm: Lắng nghe tích cực là gì? Sự quan trọng của lắng nghe tích cực
5. Vai trò của việc kiểm soát xung đột lợi ích
Xung đột lợi ích trong một công vụ bất kì nào đó được coi như là quả bom nổ chậm theo thời gian. Nó có tác động trực tiếp lâu dài đến mọi khía cạnh của nhiệm vụ bao gồm hiệu suất, văn hóa và truyền thông. Những người đứng đầu của một nhiệm vụ cần phải tự bao quát, quan sát và đưa doanh nghiệp của mình đi đúng hướng. không để những lợi ích cá nhân che mờ mắt mà làm tổn hại đến sự phát triển của tập thể.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải là đội tiên phong đầu tiên tạo ra sự thay đổi và ngăn ngừa xung đột lợi ích. Vai trò của việc kiểm soát xung đột lợi ích là vô cùng quan trọng, góp phần lớn tạo nên sự thành công, rút ngắn thời gian hoàn thành tiến độ cho từng nhiệm vụ, công vụ lớn nhỏ được giao.
>>> Tham khảo thêm: Tổ chức là gì? Chức năng của tổ chức trong doanh nghiệp
5.1 Loại bỏ nguy cơ tham nhũng
Từ xưa ông bà ta đã có câu “Phòng còn hơn chống”. Những người đứng đầu một nhiệm vụ, công vụ nên ban hành một văn bản nêu rõ các hành vi được cho là xung đột lợi ích và hậu quả của mỗi cá nhân khi vi phạm. Điều này giúp những mọi người có ý thức cũng như hiểu rõ mức độ nghiêm trọng khi vi phạm, loại bỏ nguy cơ tham nhũng một cách triệt để từ trong tư tưởng trước khi diễn ra hành động.
>>> Tham khảo thêm: Thương Thuyết Là Gì? 5 Cách Giúp Bạn Trở Thành Bậc Thầy Đàm Phán
5.2 Xây dựng và tăng cường liêm chính
Cần thiết lập chính sách về xung đột lợi ích truyền đạt tới toàn bộ nhân viên và cập nhật liên tục để phản ánh những thay đổi trong vị trí của công ty. Các giám đốc điều hành cũng phải xem xét các trường hợp xung đột lợi ích mới. Việc liên tục cập nhật, xây dựng và tăng cường liêm chính về xung đột lợi ích sẽ giúp nhân viên hiểu rõ mức nghiêm trọng của vấn đề này. Tránh những suy nghĩ tiêu cực và một lòng hướng tới mục đích chung của tập thể.
Những vấn đề nghiêm trọng và nhạy cảm liên quan đến xung đột lợi ích thường không được tiết lộ để bảo vệ danh tiếng và uy tín của những người liên quan. Để tránh tổn thất không đáng có, người đứng đầu nên âm thầm xây dựng đội ngũ tin tưởng nhất để nắm bắt xung đột lợi ích thông qua những kẽ hở nhỏ nhất. Đồng thời duy trì danh tiếng và quản lý tổn thất do xung đột lợi ích.
>>> Tham khảo thêm: Teamwork là gì? Những kiến thức hữu ích về vai trò của kỹ năng Teamwork
5.3 Phát huy vai trò của xã hội
Việc kiểm soát xung đột lợi ích không chỉ là trách nhiệm của những người đứng đầu hay những người có thẩm quyền mà cần sự tham gia tích cực và tự nguyện của toàn xã hội. Tận dụng, phát huy vai trò của xã hội trong kiểm soát xung đột lợi ích giúp tạo dựng lòng tin từ người dân cũng như tạo sự gắn bó đoàn kết của nhà nước với người dân.
6. Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về xung đột lợi ích là gì và tại sao cần phải kiểm soát nó. Xung đột lợi ích là nguyên nhân gây ra mọi sự cản trở và ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của đất nước nếu chúng ta không cùng nhau ngăn chặn ngay từ bây giờ. Hi vọng qua bài viết trên của muaban.net giúp bạn hiểu ra tính nghiêm trọng của xung đột lợi ích và chung tay phòng tránh.
>>> Xem thêm: Bất đồng quan điểm là gì? Những cách giải quyết thông minh