Thursday, May 9, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmLắng nghe tích cực là gì? Sự quan trọng của lắng nghe...

Lắng nghe tích cực là gì? Sự quan trọng của lắng nghe tích cực

Kỹ năng lắng nghe tích cực là gì? Làm sao để việc lắng nghe tạo nên giá trị cho bản thân, xây dựng và duy trì nhiều mối quan hệ tốt, cũng như giải quyết các vấn đề trong cuộc sống? Sau đây hãy cùng Muaban.net tìm hiểu thông tin chi tiết về lắng nghe tích cực là gì qua bài viết dưới đây nhé!

Cùng Muaban.net tìm hiểu lắng nghe tích cực là gì?
Cùng Muaban.net tìm hiểu lắng nghe tích cực là gì?

Mục lục

I. Lắng nghe tích cực là gì?

Để hiểu rõ về lắng nghe tích cực là gì, trước tiên bạn phải biết lắng nghe người khác. Sau đó thực hiện phương pháp lắng nghe tập trung vào lời nói, ánh mắt và cử chỉ của đối phương để thể hiện sự tôn trọng với họ. Khi chỉ có một mục tiêu để tập trung, tất cả thông tin sẽ được thu thập rõ ràng và chính xác nhất. 

Thông qua lắng nghe chủ động bạn dễ dàng thấu hiểu, đào sâu được vấn đề cốt lõi, truyền đạt thông tin cụ thể giúp tiết kiệm nhiều thời gian trong quá trình giao tiếp để đi đến kết quả tốt đẹp. 

Lắng nghe tích cực là gì?
Lắng nghe tích cực là gì?

II. Vai trò của lắng nghe tích cực là gì?

Ngoài việc tìm hiểu lắng nghe tích cực là gì, bạn còn phải biết và thực hiện tốt kỹ năng này. Tuy đây không phải kỹ năng ai sinh ra cũng biết nhưng có thể phát triển và rèn luyện với một chút kiên nhẫn. Cùng Mua bán tìm hiểu một số lợi ích của việc lắng nghe tích cực qua bài viết dưới đây.

1. Giúp tạo dựng sự kết nối với nhau

Lắng nghe tích cực tạo sự thiện cảm và khiến đối phương cảm thấy thoải mái khi chia sẻ thông tin đến bạn. Trong một cuộc giao tiếp người nói sẽ vô cùng ấn tượng với bất kỳ ai đang chân thành lắng nghe những gì họ chia sẻ, điều này khiến mọi người muốn nói chuyện với bạn thường xuyên hơn.

Sẽ thật tuyệt vời nếu áp dụng thành công kỹ năng lắng nghe tích cực này để mở ra nhiều cơ hội cộng tác với nhiều người, hoàn thành công việc suôn sẻ, thành công. Những điều trên có thể dẫn lối bạn tìm được người hướng mình đến thành công trong sự nghiệp.

Tạo dựng sự kết nối với nhau
Tạo dựng sự kết nối với nhau

2. Xây dựng được lòng tin mạnh mẽ với mọi người

Khi bạn thể hiện là một người đồng nghiệp biết lắng nghe, không gián đoạn, phán xét hoặc những lời can thiệp không tích cực, họ sẽ dễ dàng tâm sự, bày tỏ nỗi niềm, chia sẻ với bạn nhiều điều trong công việc và cả cuộc sống. 

Giao tiếp tốt qua việc lắng nghe tích cực sẽ giúp bạn phát triển nhiều mối quan hệ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hơn nữa là khách hàng tiềm năng, giúp bạn xây được lòng tin một cách vững bền.

Xây dựng được lòng tin mạnh mẽ với mọi người
Xây dựng được lòng tin mạnh mẽ với mọi người

3. Thực sự thấu hiểu đối phương

Bạn có thực sự hiểu lắng nghe tích cực là gì? Đó là quá trình lắng nghe giúp bạn dễ dàng thấu hiểu “trái tim” của các cuộc hội thoại, đặc biệt trong các cuộc họp, giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp hay đồng nghiệp. Chỉ có thực sự lắng nghe chủ đề cuộc họp bạn mới thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của đối phương để phát triển cuộc giao tiếp theo đúng hướng và mang lại hiệu quả cao. 

Thực sự thấu hiểu đối phương
Thực sự thấu hiểu đối phương

4. Xác định và giải quyết tốt các vấn đề

Khi thực sự lắng nghe người khác đang phát biểu, bạn sẽ phát hiện ra một “tiếng chuông kêu cứu” qua một vài dấu hiệu bằng ánh mắt, cử chỉ tay hay chính biểu hiện nhấn giọng trong lời nói. Họ đang đề cập đến thông tin gì? Họ gặp phải vấn đề gì? Họ vẫn chưa tìm ra được cách giải quyết? Đó là những gì bạn phát hiện trong quá trình lắng nghe tích cực, điều bạn cần làm là nhanh chóng đưa ra các giải pháp tốt nhất hoặc lập một kế hoạch chi tiết giải quyết cho vấn đề cá nhân hay tổ chức đang gặp phải. 

Xác định và giải quyết tốt các vấn đề.
Xác định và giải quyết tốt các vấn đề

5. Nâng cao kiến thức và hiểu biết thông qua việc giao tiếp các chủ đề khác nhau

Người giỏi là người luôn trong mọi tình huống đều có thể học tập để phát triển bản thân, nâng cao kiến thức nền tảng. Một trong những kỹ năng họ áp dụng để thành công là lắng nghe tích cực trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào. Khi tập trung vào một đối tượng, việc ghi nhớ sẽ diễn ra nhất quán và lưu giữ lâu hơn, dễ dàng ghi nhớ các thông tin chi tiết mà không rối. 

6. Giúp tránh việc bỏ lỡ những thông tin quan trọng của cuộc hội thoại.         

Khi thực sự tập trung vào thông điệp người nói đang truyền tải bạn sẽ dễ dàng tương tác hai chiều với nhau, vì vậy mà những thông tin quan trọng cũng được ghi nhớ chi tiết và chính xác nhất. Nếu người nói đang hướng dẫn về một quy trình công việc hoặc một thông điệp quan trọng mà bạn được trao quyền truyền đạt cho người khác. 

Nâng cao kiến thức và hiểu biết thông qua việc giao tiếp các chủ đề khác nhau
Nâng cao kiến thức và hiểu biết

III. Các thói quen nghe xấu cần tránh khi lắng nghe

Không phải ai cũng thực sự hiểu lắng nghe tích cực là gì vì quá trình nghe không thực sự dễ dàng, có nhiều yếu tố gây xao nhãng hoặc đến từ chính bản thân người nghe. Để không mắc phải những lỗi thường gặp khi lắng nghe, đạt được hiệu quả cao trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào, bạn nên tránh các thói quen sau:

1. Làm gián đoạn người đang nói

Người nghe đôi khi sẽ vô tình ảnh hưởng đến người nói, gây xao nhãng, thậm chí tác động tiêu cực đến thái độ của họ trong quá trình giao tiếp. Âm thanh điện thoại, trao đổi với người khác, nhìn về hướng khác hay tệ hơn là ngắt ngang lời của người nói là những điều sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất giao tiếp thường ngày và quan trọng hơn là trong các cuộc họp của công ty. 

Bạn nên tập thói quen tắt âm thanh điện thoại, khi người nói bắt đầu, mọi sự chú ý đều hướng về họ để ghi nhận chính xác toàn bộ thông tin mà họ truyền tải. Việc chú ý, ánh mắt luôn hướng về người nói khiến họ cảm thấy được tôn trọng, thoải mái hơn và tạo được không khí vui vẻ trong suốt cuộc hội thoại. 

Làm gián đoạn người đang nói
Tránh làm gián đoạn người đang nói bằng các thiết bị công nghệ

2. Phân tâm khi đang lắng nghe

Lắng nghe người khác nói là một kỹ năng cần được luyện tập theo thời gian, bởi nó không dễ dàng thực hiện. Thời gian đầu có thể ai cũng sẽ tập trung vào người nói nhưng vì thời gian hội thoại dài hơn thời gian tập trung thực tế của họ nên không thể tránh khỏi vấn đề phân tâm khi đang lắng nghe. Cảm giác chán chường, uể oải, mệt mỏi cũng là nguyên nhân gây phân tâm, vì trạng thái tâm lý khiến người nghe không thể tập trung vào lời nói của người khác. 

Phân tâm khi đang lắng nghe
Tránh phân tâm, nhìn sang hướng khác

3. Thể hiện ngôn ngữ cơ thể không nghiêm túc

Bạn sẽ trở nên kém tinh tế bởi những ngôn ngữ cơ thể không nghiêm túc như ánh mắt nhìn sang hướng khác, xoay đầu bút, xoay ghế qua lại không hướng về người nói. Tệ hơn là bạn biểu hiện nét mặt khó chịu và lắc đầu thể hiện không đồng ý quan điểm người truyền tải thông tin. 

Tránh thể hiện ngôn ngữ cơ thể không nghiêm túc thông qua lắng nghe tích cực là gì
Tránh thể hiện ngôn ngữ cơ thể không nghiêm túc

4. Vội vàng chuyển đến kết luận

Bởi vì vội vàng chuyển đến kết luận ngay khi người nói hoàn tất quá trình nói của họ, bạn sẽ dễ bị quyết định sai lầm, đưa ra các phán đoán hoặc phương pháp giải quyết chưa trọn vẹn, thiếu tính logic. Bạn nên thu thập các thông tin cốt lõi trong quá trình hội thoại, sắp xếp chúng theo hệ thống logic để đưa đến các kết luận phù hợp, khách quan và đúng đắn nhất.

Không nên vội vàng chuyển đến kết luận là áp dụng phương pháp lắng nghe tích cực là gì
Không nên vội vàng chuyển đến kết luận

>>> Xem thêm: Red flag là gì? Những dấu hiệu red flag trong mối quan hệ bạn cần biết

IV. Các nguyên tắc vàng cải thiện kỹ năng lắng nghe tích cực là gì?

Lắng nghe tích cực là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta đạt được nhiều thành công trong các mối quan hệ và cả con đường sự nghiệp tương lai. Vì vậy, bạn nên biết các nguyên tắc vàng cải thiện kỹ năng này:

Nguyên tắc vàng cải thiện kỹ năng lắng nghe tích cực là gì
Nguyên tắc vàng cải thiện kỹ năng

1. Đặt sự chú ý vào cuộc giao tiếp

Trong mọi cuộc giao tiếp luôn cần sự chú ý cao nhất vào nội dung đối thoại của đối phương. Bạn nên luôn trong trạng thái lắng nghe chủ động, hướng mọi sự tập trung trên cơ thể về hướng người nói và loại bỏ toàn bộ suy nghĩ dư thừa trong đầu ra bên ngoài. Khi bạn thực sự đang “hấp thụ” lượng thông tin đối phương muốn truyền tải bạn sẽ dễ dàng tương tác cũng như học hỏi kiến thức quý báu từ họ.

Đặt sự chú ý vào cuộc giao tiếp
Đặt sự chú ý vào cuộc giao tiếp là kỹ năng quan trọng của lắng nghe tích cực là gì

2. Lắng nghe với thái độ tích cực, không phán xét đối phương

Nếu bạn vội vàng đặt ra những nghi vấn khi người nói chưa hoàn tất việc truyền tải thông tin đến người nghe, khó tránh những hiểu lầm, xung đột cá nhân có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc giao tiếp. Điều bạn cần làm là tập trung những gì họ nói và không đưa ra bất kỳ lời phán xét tiêu cực nào đến đối phương.

Lắng nghe với thái độ tích cực, không phán xét đối phương
Lắng nghe với thái độ tích cực, không phán xét đối phương là kỹ năng quan trọng của lắng nghe tích cực là gì

Mỗi người là một cá thể độc lập, mỗi quan điểm đưa ra là không sai chỉ là không phù hợp với chủ đề cuộc thảo luận. Bạn cần tiếp thu, cố gắng cởi mở, hạn chế cái tôi để điều bạn lắng nghe trở nên tích cực và có giá trị.

3. Lắng nghe tích cực, không ngắt lời khi đối phương đang nói

Khi tập trung lắng nghe tích cực vào nội dung cốt lõi, đôi lúc chúng ta cũng sẽ có một vài câu hỏi, thắc mắc trong quá trình người nói truyền đạt thông tin. Nhưng để lắng nghe tích cực, không ngắt lời đối phương đang nói, bạn có thể ghi chú lại câu hỏi hoặc thông tin đang thắc mắc.

Sau khi họ nói xong, bạn có thể đem những gì mình ghi chú được và nêu lên quan điểm, ý kiến hay thắc mắc với người nói. Điều này sẽ tránh được sự thiếu lịch sự trong giao tiếp cũng như khiến người nói thấy bạn là một người tinh tế thông qua kỹ năng lắng nghe tích cực này.

Không ngắt lời đối phương đang nói là kỹ năng quan trọng của lắng nghe tích cực là gì
Không ngắt lời đối phương đang nói là kỹ năng quan trọng của lắng nghe tích cực là gì

Thói quen ngắt lời người khác khi họ đang trình bày cho thấy bạn là một người không biết đặt mình vào vị trí đối phương để thấu hiểu. Chẳng ai thích việc bị chen ngang vào phần nói của mình, họ sẽ khó chịu, giảm đi sự “hưng phấn” trong cuộc hội thoại. 

4. Đặt những câu hỏi hợp lý để cuộc hội thoại có hiệu quả

Kỹ năng đặt câu hỏi cũng là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp, nó sẽ thể hiện cho đối phương thấy được chiều sâu câu hỏi, qua đó thể hiện mức độ hiểu biết của bạn về nội dung đang được bàn luận. 

Đặt những câu hỏi hợp lý để cuộc hội thoại có hiệu quả
Đặt những câu hỏi hợp lý để cuộc hội thoại có hiệu quả là kỹ năng quan trọng của lắng nghe tích cực là gì

Trong quá trình lắng nghe, tập trung vào những gì người nói đang nói, bạn nên ghi nhớ vấn đề người nói lặp đi lặp lại nhiều lần, những chỗ lên cao giọng, nhấn âm. Bạn có thể dựa vào những “tín hiệu thầm kín” này để đưa ra những câu hỏi sâu sắc khiến đối phương chia sẻ nhiều hơn, không khí cuộc đối thoại cũng thoải mái và tươi vui hơn.

>>>Xem thêm: Lateral thinking là gì? Giải pháp mới cho sự sáng tạo

5. Tích cực lắng nghe kèm theo những hành động kết nối cuộc hội thoại

Trong cuộc hội thoại, bạn chỉ lắng nghe mà không có sự tương tác với người nói, họ sẽ cảm thấy sự thiếu tôn trọng. Do đó, bạn nên đưa ra một vài biểu hiện đồng tình hay không với những điều họ nói. Ví dụ về lắng nghe tích cực như: bạn mỉm cười, gật đầu nếu đồng ý quan điểm người nói, vỗ tay khi họ bắt đầu và kết thúc phần nói,… Nếu không đồng tình bạn có thể lưu lại câu hỏi và hỏi ngược lại để tạo sự tương tác, tăng tính hấp dẫn của chủ đề đang nói. Điều này giúp kết nối cuộc hội thoại theo hướng thoải mái và tích cực hơn.

Tích cực lắng nghe kèm theo những hành động kết nối cuộc hội thoại
Tích cực lắng nghe kèm theo nụ cười tươi kết nối cuộc hội thoại là kỹ năng của lắng nghe tích cực là gì

6. Dùng ngôn ngữ hình thể phù hợp khi giao tiếp

Ngôn ngữ cơ thể là “chìa khóa” trong không gian âm thanh tĩnh lặng mở ra tín hiệu đến người đối diện. Bạn có thể tự đưa ra các ngôn ngữ hình thể thích hợp theo mong muốn hoặc bạn có thể trở thành một “bản sao” của người nói, thực hiện theo ngôn ngữ hình thể của họ. 

Một số cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể phổ biến có hiệu quả giúp tăng kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp:

Sử dụng ngôn ngữ hình thể thích hợp khi giao tiếp
Hướng nhìn thẳng về người nói và cười mỉm là kỹ năng quan trọng của lắng nghe tích cực là gì
  • Điều quan trọng trong cuộc giao tiếp là hướng nhìn thẳng về người nói: Nhìn vào mắt cho thấy mục tiêu tập trung duy nhất của bạn chỉ có đối phương, tôn trọng và thấu hiểu. Thông qua ánh mắt, họ sẽ cảm nhận được sợi dây liên kết sâu sắc, tạo cho họ cảm giác đồng cảm, khích lệ khiến họ muốn chia sẻ nhiều hơn với bạn.
  • Không khoanh tay trước ngực dù bạn đang trong hoàn cảnh giao tiếp đứng hay ngồi: Khi thực hiện hành động này, bạn sẽ cho đối phương cảm giác bạn đang cảm thấy chán, e dè, tâm lý bất an hoặc không chú ý trong cuộc nói chuyện với họ. Dù bạn vẫn đang lắng nghe nhưng hành động này cũng khiến người nói cảm thấy không thoải mái, tệ hơn là khó chịu. 
  • Gật đầu: Cho thấy sự tôn trọng hoặc sự đồng ý với nội dung nói của đối phương. Hơn nữa, nó còn thể hiện sự quan tâm, tập trung lắng nghe những điều họ chia sẻ.
  • Không đưa tay chống cằm: Đây là một biểu hiện tồi tệ mà bất cứ ai khi đang chia sẻ cũng không muốn trông thấy người nghe thực hiện hành động này. Bạn đang cho thấy, nội dung người nói không hấp dẫn, lôi cuốn bạn, bạn cảm thấy chán và không muốn lắng nghe họ nói. 
  • Khích lệ bằng những cử chỉ khác: Ngoài những ngôn ngữ cơ thể trên bạn cũng có thể thực hiện nhiều cử chỉ, tư thế khác nhau tùy vào mối quan hệ giữa những người trong cuộc và không gian giao tiếp mà bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp. Những chi tiết tuy nhỏ nhưng cũng phần nào cho thấy bạn thực sự đang quan tâm, lắng nghe chủ đề đang nói. 

7. Tích cực đưa ra các ý kiến cá nhân để phản hồi đối phương

Để cuộc giao tiếp trở nên có giá trị, bạn không nên im lặng lắng nghe trong suốt buổi nói chuyện mà nên đưa ra vài ý kiến đóng góp hay quan điểm cá nhân để phản hồi đối phương. Trong không gian yên tĩnh, chỉ có âm thanh người nói sẽ khiến họ có cảm giác bản thân đang độc thoại, giảm đi sự hào hứng của buổi nói chuyện.

Bạn có thể đưa ra một số ý kiến như “Tôi đồng ý với bạn”, “Tôi cũng thấy ý kiến này hay”, Tôi đồng ý kế hoạch này”,… Nêu ý kiến đóng góp, nhận xét cũng là một tín hiệu tốt cho thấy bạn hoàn toàn lắng nghe, quan tâm đến cuộc hội thoại.

Tích cực đưa ra các ý kiến cá nhân để phản hồi đối phương
Tích cực đưa ra các ý kiến cá nhân để phản hồi đối phương là kỹ năng cần thiết của lắng nghe tích cực là gì

8. Sử dụng lời khẳng định ngắn gọn trong suốt cuộc hội thoại

Trong suốt buổi nói chuyện, bạn có thể sử dụng những câu khẳng định ngắn gọn thể hiện bạn thực sự quan tâm đến nội dung người nói chia sẻ, giúp họ cảm thấy thoải mái hơn và chia sẻ nhiều hơn đến người nghe. 

Sử dụng lời khẳng định ngắn gọn trong giao tiếp là kỹ năng cần thiết của lắng nghe tích cực là gì
Sử dụng lời khẳng định ngắn gọn trong giao tiếp là kỹ năng cần thiết của lắng nghe tích cực là gì

Ví dụ: 

Dạ, vâng

Tôi hiểu

Tôi đồng ý

Bạn chia sẻ rất hay

Có, tôi cũng nghĩ vậy

9. Đặt câu hỏi mở

Đưa ra những câu hỏi mở rộng vấn đề hoặc bổ sung thông tin chia sẻ. Thông qua việc lắng nghe tích cực những câu hỏi này sẽ đi đúng trọng tâm và có chiều sâu, nghĩa là không chỉ đưa ra câu trả lời dạng “có” hoặc “không” mà cần có thời gian suy nghĩ và trả lời lâu hơn, dài hơn. 

Lắng nghe tích cực với việc đặt câu hỏi mở là kỹ năng cần thiết của lắng nghe tích cực là gì
Lắng nghe tích cực với việc đặt câu hỏi mở là kỹ năng cần thiết của lắng nghe tích cực là gì

Ví dụ:

Tôi cần biết thêm thông tin về vấn đề này?

Chương trình khuyến mãi sẽ thực hiện như thế nào?

Bạn cảm thấy dự án này cần thêm những gì?

5 năm nữa bạn muốn trở thành ai?

Tham khảo tin đăng về việc làm trên website Muaban.net tại đây:

CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN  SALE BDS QUẬN 8
1
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN SALES MAKETTING
1
  • Hôm nay
  • Huyện Khoái Châu, Hưng Yên
Le Auction tuyển 5 nhân viên marketing tổ chức triển lãm & đấu giá
0
  • Hôm nay
  • Quận Tây Hồ, Hà Nội
Tuyển nhân viên trực diện thoại văn phòng, và tư vấn khách hàng
1
  • Hôm nay
  • Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Việc làm quận Tân Bình (part-time/ Full Time) ưu tiên sinh viên
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
tuyển nhân viên thị trường tại hà nội
0
  • Hôm nay
  • Quận Hà Đông, Hà Nội
Le Auction tuyển 5 nhân viên marketing tổ chức triển lãm & đấu giá
0
  • Hôm nay
  • Quận Tây Hồ, Hà Nội
Tuyển nhân viên kinh doanh bán tranh và đồng hồ
1
  • 01/05/2024
  • Quận Tây Hồ, Hà Nội
VIỆC MARKETING CẦN TÌM NHÂN VIÊN
1
  • 01/05/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
Tuyển nhân viên marking sale TMĐT,viết content, ads fb, tiktok
0
  • 29/04/2024
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tuyển Nhân Viên Kinh Doanh, Sale Marketing Online Quận 12
1
  • 29/04/2024
  • Quận 12, TP.HCM
Công ty TNHH TM Tấn Tới tuyển Marketing Online
1
  • 26/04/2024
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Cty Hiệp Phát VN cần tuyển nhân viên bán hàng
3
  • 23/04/2024
  • Quận 8, TP.HCM
Việc làm liền có xoay ca tại Bình Thạnh P13
1
  • 23/04/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
TUYỂN NV MARKETING-CSKH VỀ SẢN PHẨM HỮU CƠ
4
  • 21/04/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Cần tuyển nhân viên marketing online, kinh nghiệm từ 2 năm trở lên
1
  • 20/04/2024
  • Quận 1, TP.HCM
Hợp Tác Môi Giới đã và đang làm Môi Giới Bất Động Sản.
1
  • 20/04/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
VIỆC LÀM CẦN TÌM NHÂN VIÊN TƯ VẤN MARKETING
1
  • 20/04/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN INTERNAL SALE EXCUTIVE
0
  • 19/04/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM

V. Những lời khuyên lắng nghe tích cực hiệu quả trong công việc

Sau khi đã hiểu phần nào lắng nghe tích cực là gì. Các cấp quản lý và nhân viên có thể áp dụng kỹ năng này trong môi trường công sở. Sau đây là một số lời khuyên lắng nghe tích cực hữu ích cho bạn trong công việc: 

1. Cấp quản lý

Môi trường công sở luôn phải truyền đạt thông tin từ các cấp quản lý xuống nhân viên họ trực tiếp quản lý. Vì vậy, thông tin luôn phải được đảm bảo qua từng cấp từng phòng ban đều giữ nguyên giá trị cốt lõi của nó, tránh thiếu sót thông tin quan trọng ảnh hưởng đến kế hoạch của công ty. 

Một người quản lý cả một đội nhóm là điều không dễ dàng, lắng nghe chủ động là cách tốt nhất để truyền đạt thông tin đến nhân viên. Tập trung lắng nghe và thực hiện “sao y” thông tin bằng cách lặp lại những gì bạn đang nghe, họ sẽ cảm thấy được đề cao và hỗ trợ từ quản lý. Mục đích của phương pháp này là:

Cấp quản lý nên rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực
Cấp quản lý nên rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực là gì sẽ giúp đạt hiệu quả cao
  • Giải quyết xung đột

Khi có sự xung đột giữa các thành viên, bạn không nên đặt trạng thái cảm xúc của mình vào chủ đề đó. Thay vậy, bạn cần tập trung vào những gì họ nói và khai thác điểm mấu chốt của vấn đề để hỗ trợ họ tốt hơn, gắn kết tập thể hơn. 

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc họp

Người quản lý nên thường xuyên luyện tập phương pháp lắng nghe tích cực, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu thông tin, suy luận ra các phán đoán sẽ chính xác cũng như khách quan. Sau đó, bạn có thể truyền đạt lại thông tin bằng cách diễn giải một cách ngắn gọn và dễ hiểu cho các thành viên. 

  • Giải quyết vấn đề

Không có vấn đề nào là không thể giải quyết, chỉ cần đưa ra một số câu hỏi mở, sâu rộng và lắng nghe tích cực sẽ giúp nhân viên của bạn nhận ra vấn đề và tìm ra hướng giải quyết. 

2. Cấp nhân viên

Không chỉ quản lý là người hưởng lợi từ việc lắng nghe tích cực nơi văn phòng công sở. Bạn là một cá nhân độc lập, không quản lý bất kỳ đội nhóm nào, kỹ năng này sẽ giúp bạn tăng sự tương tác với đồng nghiệp, xây dựng và duy trì môi trường làm việc hiệu quả, tích cực. Các cá nhân có thể áp dụng kỹ năng này khi:

Cấp nhân viên nên rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực
Cấp nhân viên nên rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực là gì sẽ giúp đạt hiệu quả cao trong công việc
  • Giải quyết xung đột

Nếu bạn và đồng nghiệp có những xung đột, quan điểm trái chiều tại nơi làm việc, bạn nên sử dụng kỹ năng này để thấu hiểu nội tâm, suy nghĩ của họ. Lắng nghe tích cực giúp bạn nhìn thấu mọi vấn đề, cảm nhận cảm xúc của họ và tìm ra “lời giải” hiệu quả nhất.

  • Sự hợp tác

Trong một buổi thảo luận sẽ có rất nhiều quan điểm, ý kiến của các thành viên, bạn nên áp dụng kỹ năng này để hiểu rõ toàn bộ nội dung một cách chính xác nhất. Bạn cũng nên loại bỏ các phán xét, đánh giá tức thời sang một bên giúp tăng khả năng hợp tác hiệu quả cho đôi bên.

Tổng kết

Qua bài viết với nhiều thông tin hữu ích trên, Mua bán mong là bạn đã phần nào hiểu được Lắng nghe tích cực là gì. Cũng như hiểu được vai trò của lắng nghe tích cực quan trọng như thế nào trong cuộc sống và trong công việc. Hy vọng bạn sẽ áp dụng được kỹ năng cần thiết này để thành công trong tương lai.

>>>Xem thêm:

Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ