Trong những năm gần đây, ngành UX Design được nhiều người quan tâm đến, đặc biệt là những bạn trẻ có niềm đam mê với công nghệ, lập trình và trải nghiệm khách hàng. Vậy UX Design là gì? Và làm thế nào để trở thành UX Designer? Tất cả những gì bạn cần biết đều sẽ được giải đáp qua bài viết này, cùng khám phá với Mua Bán nhé!
1. UX Designer là gì?
UX Designer (User Experience Designer) là người thực hiện công việc thiết kế trải nghiệm người dùng. Đây là công việc tạo ra các sản phẩm (kỹ thuật số hoặc vật lý) mang đến những trải nghiệm phù hợp và thiết thực cho người dùng. Công việc thiết kế trải nghiệm người dùng sẽ bao gồm cả quá trình mua và tích hợp sản phẩm, trong đó có các vấn đề về thương hiệu, thiết kế, khả năng sử dụng và chức năng sản phẩm.
2. Công việc của một UX Designer
Công việc của một người làm UX Design là giữ vai trò kết nối người dùng cuối và những người tạo nên sản phẩm (có thể là lập trình viên hoặc những người phát triển sản phẩm). Họ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý người dùng, thói quen sử dụng sản phẩm để xây dựng những tính năng, giao diện… của sản phẩm nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong đợi của người dùng.
Mỗi lĩnh vực ngành nghề sẽ có những yêu cầu khác nhau dành cho nhà thiết kế trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, về cơ bản những UX Designer nói chung cũng sẽ có những nhiệm vụ giống nhau chẳng hạn như:
2.1 Nguyên cứu và đề xuất chiến lược
Đây là nhiệm vụ thường được thực hiện ở những giai đoạn đầu của từng dự án. Trong gian đoạn này, UX Designer sẽ tiến hành nghiên cứu mọi thứ về thị trường, đối thủ, người dùng cuối và sản phẩm. Dựa trên những thông tin nghiên cứu được, UX Designer sẽ bắt đầu phát thảo ý tưởng về sản phẩm (bao gồm thiết kế, chức năng chính, phụ…), đây cũng là lúc để chắt lọc và tổng hợp thông tin để phục vụ cho những backup plan và những giai đoạn cải tiến sau này.
Sau khi nghiên cứu hành vi và nhu cầu của người dùng cuối, các nhà thiết kế sẽ có được bức tranh toàn diện về sản phẩm và người dùng. Từ đó đề ra những sáng kiến tích hợp, nâng cấp sản phẩm sao cho đáp ứng được nhu cầu sử dụng và nâng cao trải nghiệm khách hàng, đồng thời tạo nên điểm khác biệt cho sản phẩm của họ.
>>> Xem thêm: Hành Vi Người Tiêu Dùng Là Gì? Vai Trò Của Việc Nghiên Cứu
2.2 Xây dựng chân dung khách hàng và các giả định khi sử dụng sản phẩm
Sau giai đoạn nghiên cứu và thu thập kết quả, chân dung khách hàng (customer persona) sẽ càng rõ ràng hơn. Nắm bắt được chân dung khách hàng sẽ giúp các UX Designer xác định được tâm lý của họ và những xu hướng hành vi mà họ thể hiện ra khi sử dụng sản phẩm. Bên cạnh đó, những người thiết kế trải nghiệm khách hàng sẽ lưu ý đến những bất cập và trở ngại của người dùng khi sử dụng sản phẩm để tối ưu hóa cho phù hợp hơn với đông đảo người dùng.
Tiếp đến, UX Designer sẽ tiến hành kịch bản mô phỏng hoạt động trải nghiệm của khách hàng dựa trên persona đã nghiên cứu. Họ sẽ rút kinh nghiệm và tái kiểm tra để hạn chế tối thiểu những rủi ro và thiếu sót của sản phẩm.
Tìm kiếm thêm công việc phù hợp với bạn ở tin đăng dưới đây:
2.3 Thiết kế, thử nghiệm và hoàn thiện
Giai đoạn này những UX Designer sẽ tiến hành thiết kế phác thảo cho sản phẩm và thực hiện tạo kiến trúc thông tin (đối với các sản phẩm số hóa). Kiến trúc thông tin có nghĩa là xây dựng cấu trúc và sắp xếp, trình bày các phần của một trang web hoặc ứng dụng điện thoại… sao cho người dùng có thể dễ dàng hiểu và sử dụng được một cách dễ dàng.
Sau khi thiết kế, những UX Designer sẽ cho ra đời những bản nháp (wireframe) của thiết kế ban đầu để kiểm tra xem những thiết kế ấy sẽ được hiển thị như thế nào trên màn hình các thiết bị.
Tiếp theo, các UX Designer sẽ cho chạy thử những bản nháp trên và kiểm tra từng trang, nút bấm, biểu tượng… để xem nó hoạt động như thế nào và có xảy ra lỗi gì không. Mấu chốt của bước này là xem xem trải nghiệm, tương tác… từ người dùng thử lên sản phẩm có tốt hay không. Bước này giúp các UX Designer đảm bảo sản phẩm tung ra thị trường có chất lượng được đảm bảo.
Sau khi hoàn tất mọi thử nghiệm và được cho phép, sản phẩm sẽ được công bố và đưa vào sử dụng (buôn bán) một cách chính thức. Nhiệm vụ của UX Designer chưa dừng lại ở đây, họ cần phải quan sát và nâng cấp trải nghiệm người dùng trong suốt thời gian phát hành sản phẩm.
3. Phân biệt UX và UI Design
Trong phần này hãy cùng so sánh để biết sự khác nhau giữa UI Design (User Interface Design) và UX Design là gì nhé!
UX Design |
UI Design |
Thiết kế trải nghiệm người dùng cho các sản phẩm phần mềm website, mobile app… Công việc chủ yếu là lấy nhu cầu người dùng làm trung tâm, bao gồm cả cảm nhận của người dùng về sản phẩm. |
Thiết kế giao diện đồ họa cho phần mềm, website, mobile app…Công việc chủ yếu là làm việc với form, bảng biểu, typo, bảng màu, và các yếu tố trực quan mà người dùng tương tác khi sử dụng sản phẩm. |
Thao tác trên các công cụ như wacom, dựng mô phỏng phác thảo, mô phỏng website, dựng wireframe… |
Thao tác trên các công cụ thiết kế đồ họa như là Sketch, Adobe XD, Illustrator, Figma… |
Tư duy lấy người dùng làm trung tâm để phát triển. |
Lấy UI Guideline làm trọng tâm, thiết kế phải có tính thẩm mỹ và có cấu trúc hợp lý |
Kết quả đầu ra thường là lời giải cho bài toán trải nghiệm người dùng, file nghiên cứu hoặc bản nháp (wireframe)… |
Các file thiết kế với đuôi psd, fig, ai .. |
Vậy giữa UX và UI cái nào có vai trò quan trọng hơn? Thật sự mà nói thì không có cái nào quan trọng hơn vì 2 vị trí này là 2 vị trí bổ trợ cho nhau để tạo ra sản phẩm tốt nhất cho trải nghiệm người dùng.
UX Design đảm bảo cho thiết kế thân thiện với người dùng, tạo ra những thú vị cho hành trình trải nghiệm sản phẩm của khách hàng. Riêng với UI Design sẽ thực hiện nhiệm vụ làm cho giao diện trở nên bắt mắt thu hút người sử dụng sản phẩm.
Ví dụ một sản phẩm trông bắt mắt nhưng trải nghiệm kém thì sẽ mất đi khách hàng. Còn nếu như sản phẩm ấy có chất lượng trải nghiệm tốt nhưng thiết kế thiếu tính thẩm mỹ thì dễ dẫn đến việc khó thu hút khách hàng.
Bạn thấy đó, chỉ cần thiếu một trong hai quá trình hoặc một trong hai quá trình không đảm bảo thì sẽ mang lại tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư cả hai quá trình thiết kế trải nghiệm người dùng và giao diện người dùng để mang đến những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng của mình.
Tìm kiếm việc làm phù hợp với bạn ở tin đăng dưới đây:
4. Nguyên tắc làm việc của UX Designer
Khi làm việc, các UX designer cũng phải có những nguyên tắc nhất định để đảm bảo công việc không lệch khỏi quy chuẩn nghề nghiệp.
- Đảm bảo được trải nghiệm khách hàng phù hợp với khách hàng và lợi ích của công ty.
- Thấu hiểu nhu cầu và hành vi sử dụng của khách hàng.
- Đứng dưới góc độ người dùng để đặt vấn đề và đưa ra giải pháp.
- Các thiết kế phải luôn đặt người dùng làm trung tâm và phục vụ được nhu cầu của họ.
- Trải nghiệm nhiều để hiểu vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, luôn học hỏi và rút kinh nghiệm.
5. UX Designer làm việc ở đâu?
Dưới đây là loại hình doanh nghiệp lý tưởng để làm việc dành cho các UX Designer, cùng tìm hiểu xem ưu nhược điểm mà các môi trường làm việc này mang lại cho các UX Designer là gì nhé!
5.1 Agency quảng cáo
Khi làm cho các công ty Agency quảng cáo, các designer sẽ được trải nghiệm nhiều lĩnh vực ngành hàng khác nhau tùy theo hợp đồng với khách hàng (client). Thường thì những công ty Agency quảng cáo sẽ nhận những chiến dịch ngắn hạn vì thế nên khối lượng công việc sẽ nhiều.
Nếu bạn đang tìm việc làm vị trí UX designer thì có thể tham khảo và cân nhắc bởi lẽ khi bạn làm việc tại đây, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức với nhiều nhóm khách hàng cuối khác nhau, giúp bạn phát triển nhiều kỹ năng cần thiết.
5.2 Agency thiết kế/xây dựng sản phẩm
Tại các công ty Agency xây dựng sản phẩm, các UX Designer sẽ xây dựng một quy trình đầy đủ và hoàn thiện do tính chất công việc là tạo ra các sản phẩm có giá trị sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên khi làm việc ở đây, các UX Designer cũng sẽ gặp một số hạn chế nhất định trong việc đưa ra quyết định vì client là người có quyền ảnh hưởng đến quá trình thiết kế giao diện và trải nghiệm khách hàng. Chính vì vậy, các nhà thiết kế trải nghiệm khách hàng cần học thêm cách cân bằng giữa mong muốn client và cảm nhận của người dùng cuối.
5.3 Công ty sản phẩm
Một ưu điểm khi làm việc tại đây là nhóm đối tượng khách hàng sẽ được các UX Designer nghiên cứu chuyên sâu để các sản phẩm được làm ra đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng (người dùng cuối). Các sản phẩm được làm ra sẽ được khai thác lâu dài và phải được theo dõi và nâng cấp nên sẽ mang đến cho UX Designer nhiều kiến thức chuyên sâu.
Có một số hạn chế là khi làm việc tại các công ty sản phẩm, người làm trải nghiệm khách hàng sẽ được mở rộng kiến thức theo chiều sâu nhưng bị hạn chế về chiều rộng. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp sẽ là người định hướng cho công việc của các UX Designer.
>>>Tham khảo thêm: Học marketing ra làm gì? Top 6 việc làm nổi bật trong ngành
6. Trở thành UX Designer cần tố chất – kỹ năng gì?
6.1 Tố chất
- Sáng tạo: Đây là tố chất mà các UX Designer cần có để mang đến những trải nghiệm thú vị, giúp thu hút, lôi cuốn khách hàng sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, đây là yếu tố giúp tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm mà các doanh nghiệp muốn khai thác.
- Cẩn trọng: Vì đây là công việc cần làm việc với nhiều dữ liệu nên việc chú trọng đến tiểu tiết giúp các UX Designer không bỏ sót bất kỳ sai lầm nào ảnh hưởng không tốt đến quá trình sử dụng sản phẩm của khách hàng.
- Khiêm tốn: Người làm UX Design cần biết lắng nghe ý kiến, nhất là từ khách hàng, có như vậy thì mới học hỏi được nhiều thứ, giúp sản phẩm làm ra trở nên hoàn thiện hơn.
- Tò mò và thích quan sát: Một người làm trải nghiệm khách hàng luôn cần phải biết quan sát để nắm bắt tình huống. Việc quan sát giúp họ phân tích mọi thứ rõ ràng hơn, từ đó đề ra nhiều giải pháp cho nỗi đau của khách hàng.
- Tư duy logic: Tư duy logic giúp các UX Designer sắp xếp các yếu tố trải nghiệm rõ ràng và thuận tiện cho người dùng.
6.2 Kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Vì yêu cầu công việc cần phải tiếp xúc với nhiều bên, đặc biệt là UI Designer nên các UX Designer cần trang bị kỹ năng giao tiếp để truyền đạt thông tin một cách khéo léo, hiệu quả nhất.
- Kỹ năng viết code: Hầu hết các UX Designer không cần phải viết code, nhưng đây là yêu cầu cần thiết để làm việc hiệu quả hơn với UI Designer.
- Biết sử dụng các công cụ thiết kế: Yêu cầu tối thiểu là phải biết sử dụng Mockplus, Photoshop hay Illustrator… để đảm bảo cho quá trình lên ý tưởng truyền tải hhiệu quả nhất.
- Kỹ năng thiết kế: Nhiệm vụ chính của các UX Designer thiết kế nên đây là kỹ năng không thể thiếu. Những kỹ năng chuyên môn mà một người thiết trải nghiệm bao gồm thiết kế Web, thiết kế sản phẩm…
- Kỹ năng linh hoạt: Linh hoạt là một khả năng giúp cho các designer có thể nhanh chóng phát triển. Linh hoạt trong các phương án giải quyết vấn đề của sản phẩm, nắm bắt xu hướng một cách nhanh chóng giúp các UX Designer lấy được tín nhiệm của khách hàng.
- Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng (người dùng): Kỹ năng này giúp họ tránh được việc lãng phí thời gian cho nhiều lần thử nghiệm vì khi họ nắm bắt được tâm lý khách hàng, họ sẽ nhanh chóng đưa ra được những wireframe chất lượng.
7. Có nên làm UX Designer?
Chắc hẳn có nhiều bạn đang băn khoăn có nên trở thành một UX Designer hay không. Cùng Mua Bán phân tích lợi ích và hạn chế khi làm công việc UX Design là gì nhé!
7.1 Mức lương hấp dẫn
Một điều nhất định phải kể đến là mức thu nhập của vị trí này lại rất hấp dẫn. Tại thị trường lao động Việt Nam, mức lương cơ bản từ khoảng 13 triệu đồng /tháng, nếu là nhân viên có nhiều kinh nghiệm thì có thể lên đến 22 triệu đồng trở lên. Người làm UX Design có thể nhận thêm các công việc freelance bên ngoài để tăng thu nhập.
7.2 Ngành nghề đang xu hướng
Chính vì mức thu nhập hấp dẫn mà ngành nghề này đang trở nên hấp dẫn và có sự cạnh tranh cao. Tuy nhiên, nhu cầu về nhân lực chất lượng vẫn đang là vấn đề chung của các doanh nghiệp hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn ở những nước khác trên thế giới. Hãy nắm bắt cơ hội để tìm được công việc thu nhập cao và nhiều đãi ngộ như này nhé!
7.3 Ít nơi đào tạo bày bản
Với nhu cầu đang tăng cao hiện nay, không ít nơi đã bắt đầu đào tạo thiết kế trải nghiệm người dung, nhưng nhìn chung có rất ít nơi đào tạo bài bản. Đây là công việc cần nhiều kinh nghiệm thực tế để phát triển, vì vậy bên cạnh việc chỉ học tại các tổ chức đào tạo thì bạn cần tìm việc làm bên ngoài để tích lũy những kỹ năng cần thiết khác.
8. Con đường trở thành UX Designer
8.1 Học từ con số 0
Nếu bạn là người mới bắt đầu học làm trải nghiệm người dùng thì bạn nên tìm hiểu từ những điều cơ bản nhất. Bạn nên tìm hiểu chính xác UX Design là gì, các bước và quy trình thiết kế UX điển hình, cũng như làm quen với các nguyên tắc và thuật ngữ UX thông dụng. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi sau để bắt đầu tìm hiểu về UX Design:
- UX Design là gì? Giá trị mang lại của UX Design là gì và tại sao nó lại quan trọng? Sự khác biệt giữa thiết kế UX và UI là gì?
- Các nhà thiết kế trải nghiệm người dùng đóng góp như thế nào vào quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm?
- Các nguyên tắc cơ bản của thiết kế UX là gì? Các thuật ngữ usability, hierarchy, accessibility, user-centricity, information architecture có nghĩa là gì?
- Nghiên cứu người dùng là gì? Một số phương pháp nghiên cứu người dùng phổ biến được sử dụng trong thiết kế UX là gì? Làm thế nào để các UX Designer phân tích và sử dụng những dữ liệu nghiên cứu của họ?
- Các nhà thiết kế UX sản xuất sản phẩm nào? Tìm hiểu về UX/personas người dùng, bản đồ mối quan hệ (hoặc sơ đồ mối quan hệ), bản đồ đồng cảm, luồng người dùng, wireframe và prototype.
- Các nhà thiết kế UX sử dụng công cụ nào? Tìm hiểu về các công cụ thiết kế UX phổ biến nhất, bao gồm công cụ nghiên cứu người dùng, công cụ tạo wireframe, công cụ prototype, công cụ UX Documentation và công cụ thiết kế giao diện người dùng.
- Có những vai trò và chức danh công việc nào khác trong UX, ngoài UX Designer?
Nguồn bộ câu hỏi: UX Design Institute
Sau khi giải quyết hết các câu hỏi trên, bạn ít nhiều đã nắm rõ kiến thức căn bản, tiếp đến bạn cần tích lũy nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, có va chạm thực tế mới mang đến nhiều bài học quý giá cho bạn. Ngoài ra, bạn cần xác định chuyên môn bạn muốn theo đuổi để đạt được mục tiêu nhanh hơn.
Nghiên cứu thêm nhiều tài liệu, thông tin về môi trường thể hiện, tâm lý người dùng… sẽ giúp bạn có được chuyên môn cao.Đừng quên tích lũy các kỹ năng và rèn luyện những tố chất được đề cập ở bên trên để giữ vững vị thế của bản thân trên thị trường tìm việc làm cạnh tranh ngày nay.
>>>Có thể bạn quan tâm: Nghiên cứu thị trường là gì? 5 Phương pháp nghiên cứu thị trường chính xác nhất
8.2 Học từ gốc là một UI Designer
Khi có nền tảng từ một UI Designer thì việc chuyển chuyên môn sang UX Design sẽ mang đến nhiều lợi thế cho bạn. Lúc này, khi đã có tư duy về thiết kế và biết cách trình bày ý tưởng qua các công cụ thì việc bạn cần làm là trao dồi kiến thức và kinh nghiệm về trải nghiệm khách hàng.
Khi xác định muốn chuyển đổi công việc thì trước khi tìm việc làm, bạn cần xác định mình muốn gì. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về tâm lý người dùng (tâm lý học) thì có thể ứng tuyển ở các Agency quảng cáo, công việc quảng cáo sẽ khai thác tâm lý người dùng nên nơi đây là nơi thích hợp nhất cho bạn học hỏi thêm về tâm lý học.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về xây dựng sản phẩm thì hãy ứng tuyển vào các công ty thiết kế sản phẩm, tại đây bạn sẽ được tham gia vào toàn bộ quy trình thiết kế sản phẩm, bạn có thể vận dụng năng khiếu về thẩm mỹ để ứng dụng vào sản phẩm mẫu. Tuy nhiên khi vào đây, bạn sẽ phải học lại căn bản của UX Design.
Khi muốn học chuyên môn hơn về một mảng trong UX Design, công ty sản phẩm sẽ là lựa chọn lý tưởng. Khi phát triển số lượng sản phẩm nhất định, bạn sẽ được học nhiều về nâng cấp sản phẩm và được nghiên cứu chuyên sâu về một nhóm đối tượng người dùng.
8.3 Học từ gốc là một Developer
Được biết, có rất ít Developer chuyển sang làm UX Designer vì đãi ngộ thấp hơn. Khi có nền tảng là một Web Developer, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn về tư duy và kinh nghiệm liên quan trong lĩnh vực. Tuy nhiên, trước khi trở thành một người thiết kế trải nghiệm người dùng, bạn nên xem xét một số vấn đề sau:
- Xem xét tính cách của bạn có phù hợp không
- Đọc sách cơ bản về thiết kế trải nghiệm người dùng
- Quan sát công việc của các nhà thiết kế khác
- Sẵn sàng dành thời gian cho việc học và tìm việc
Sau khi đã quyết định lấn sân sang lĩnh vực thiết kế trải nghiệm người dùng, bạn có thể bắt đầu làm những điều dưới đây để củng cố chuyên môn nghề nghiệp.
- Chọn một mảng chuyên sâu
- Tìm một cố vấn phù hợp
- Không ngừng nâng cao kiến thức trong lĩnh vực
- Nắm vững kỹ năng prototype
- Tham gia vào các công việc thực tế
- Lắng nghe phản hồi từ thành quả công việc và rút kinh nghiệm
- Lưu giữ thành tích bằng portfolio
- Kết nối với những người cùng ngành
- Kiên trì theo đuổi công việc
9. Lộ trình thăng tiến của một UX Designer
9.1 Phát triển nghiệp vụ
Để thăng tiến, bạn phải có một nền tảng vững chắc trước. Sau khi đã có những nền tảng vững chắc, bạn phải không ngừng cập nhật kiến thức và xu hướng vì mức độ đào thải của ngành này cũng rất cao. Chẳng hạn như trong những năm gần đây, thiết kế giao diện điện thoại, smartwatch, thương mại điện tử.
Hơn thế nữa, sau khi thành thạo các kỹ năng của một UX Designer bạn có thể mở rộng nghiệp vụ sang một số mảng liên qua như Graphics User Interface (giao diện đồ họa người dùng), Product Design (thiết kế sản phẩm) hoặc Web Development (phát triển website).
9.2 Rèn luyện kỹ năng quản lý
Sau khi đã lên tới cấu độ Senior, bạn có thể xem xét đến việc bồi dưỡng các nghiệp vụ của một người Leader hoặc Manager. Ở những vị trí này, bạn sẽ giữ những vai trò liên quan đến hoạt động vận hành của doanh nghiệp như quản lý tiến độ, định hướng công việc, phân bổ nguồn lực… Chính vì đảm nhận vị trí như thế nên bạn cần phát triển nhiều kỹ năng mềm hơn như giao tiếp, đàm phán, truyền cảm hứng…
Qua bài viết trên, Mua Bán tin rằng bạn đã giải đáp được thắc mắc “UX Design là gì” cho bạn và cung cấp thêm cho bạn vô vàng những thông tin bổ ích xoay quanh công việc hấp dẫn này. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi những bài viết về các vị trí việc làm hấp dẫn khác tại Muaban.net để lựa chọn cho mình công việc phù hợp nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết.
>>> Xem thêm:
- Graphic Design Là Gì? Giải Mã Sức Hút Ngành Thiết Kế đồ Họa
- Full Stack Developer là gì? Bạn đã biết gì về công việc này chưa?