Friday, May 10, 2024
spot_img
HomeViệc làmTrưởng phòng kinh doanh - Vị trí quan trọng trong doanh nghiệp

Trưởng phòng kinh doanh – Vị trí quan trọng trong doanh nghiệp

Trưởng phòng kinh doanh ắt hẳn là công việc mơ ước của rất nhiều người và vẫn đang được nhiều người theo đuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ chi tiết về công việc này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được Muaban.net giải đáp những thắc mắc này.

Trưởng phòng kinh doanh là gì?

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ diễn ra hoạt động kinh doanh, thương mại, trao đổi hàng hóa. Hoạt động kinh doanh sẽ có một vị trí rất quan trọng trong sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Do đó, sẽ cần phải có người lãnh đạo đứng đầu để quản lý các công việc kinh doanh của công ty.

Trưởng phòng kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh là gì?

Trưởng phòng kinh doanh là người trực tiếp quản lý đội ngũ nhân viên của phòng kinh doanh, lập ra các chiến lược và xây dựng các kế hoạch kinh doanh. Họ sẽ là người đứng ra để giám sát các hoạt động kinh doanh, thương mại, tiêu thụ hàng hóa của công ty, ngoài ra còn phải quản lý các dịch vụ khác của công ty.

Tổng quan, trưởng phòng kinh doanh có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của công ty. Vì họ là người tham gia trực tiếp vào quá trình điều tiết hoạt động kinh doanh của công ty. Chỉ đạo nhân viên cấp dưới để đặt ra mục tiêu để đạt hiệu quả cao với chi phí thấp cho doanh nghiệp.

Công việc của trưởng phòng kinh doanh tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế không phải vậy. Trách nhiệm lớn nhất của trưởng phòng kinh doanh là biết cách để công ty có thể đạt được doanh thu tối đa nhất? Làm như thế nào để sản phẩm, dịch vụ của công ty có thể chiếm ưu thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh khác.

Những công việc mà trưởng phòng kinh doanh cần phải làm:

  • Hoạch định công tác tuyển dụng, đào tạo cho đội ngũ nhân viên
  • Đưa ra các chiến lược làm thế nào để nhóm có thể đạt được mục tiêu của mình
  • Thiết lập kế hoạch để hoàn thành mục tiêu của tổ chức
  • Đảm bảo rằng nhóm của họ đang hoạt động tốt nhất và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp (doanh thu, chi phí, lợi nhuận, công nợ, tài sản,…).

Mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh
Vị trí chiến lược quan trọng

Quản lý con người

Quản lý con người ở đây chính là chịu trách nhiệm với nhân viên trong bộ phận. Trưởng phòng kinh doanh khó có thể làm việc một mình. Họ cần sự trợ giúp của các thành viên trong nhóm của mình. Những nhân sự này sẽ đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Họ sẽ đưa ra chỉ tiêu, tiêu chuẩn công việc cho nhóm các nhân viên kinh doanh và các đại diện bán hàng. Các tiêu chí và tiêu chuẩn này cần phải thực tế và có tính khả thi.

Sales Manager cũng sẽ là người thúc đẩy các thành viên trong nhóm làm việc như một đơn vị độc lập để cải thiện hiệu suất kinh doanh tổng thể. Họ sẽ tiến hành các cuộc thảo luận ngắn với từng cá nhân về hiệu suất, hiệu quả làm việc hàng tuần, hàng tháng và đánh giá cụ thể hàng năm. Vị trí này còn có thể thỉnh thoảng tham gia vào các cuộc họp nhóm.

Đảm bảo hiệu suất làm việc của nhân viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Trưởng phòng kinh doanh. Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực, đảm bảo rằng nhân sự trong bộ phận có đủ chuyên môn sử dụng các công nghệ mới trong quá trình thực hiện công việc. Họ cũng có thể tham gia vào quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, đảm bảo giúp nhân sự mới nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với môi trường làm việc.

Để đảm bảo được hiệu quả trong công việc của nhân sự trong bộ phận kinh doanh, đưa ra các tiêu chí đánh giá, cơ chế khen thưởng – khiển trách. Trong các trường hợp cần thiết, họ có thể đưa ra quyết định sa thải đối với những nhân viên không đạt được chỉ tiêu công việc, hoặc báo cáo với ban lãnh đạo để có những xử lý kịp thời với những trường hợp đặc thù và nghiêm trọng hơn.

Quản lý việc kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh
Đảm nhiệm vai trò đầu tàu

Vai trò của trưởng phòng kinh doanh –  quản lý việc kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Họ đặt ra các mục tiêu, bao gồm tăng trưởng về doanh thu, mở rộng thị trường, thu hút khách hàng và lập ra các chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu này. Họ phân tích dữ liệu bán hàng và kết quả kinh doanh để đưa ra dự báo về doanh thu theo năm, theo quý của công ty cũng như phát triển kế hoạch phù hợp theo từng thời kỳ, giai đoạn đặc thù của nền kinh tế. Những dữ liệu này được lưu trữ lại để sử dụng cho việc hoạch địch và tham khảo trong tương lai. Việc lập ra một ngân sách cũng là một trong các công việc của vị trí này.
  • Trưởng phòng kinh doanh làm việc trong mối quan hệ hợp tác với bộ phận tiếp thị nhằm phát triển các kế hoạch và quảng cáo mở rộng thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn tham gia vào việc chuẩn bị báo cáo hoạt động kinh doanh.

Quản lý nhu cầu khách hàng

Trưởng phòng kinh doanh dành phần lớn thời gian cho khách hàng và người tiêu dùng – người sẽ mua và sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Họ nên luôn hiểu được nhu cầu của khách hàng và theo dõi kĩ lưỡng sở thích của họ.

Khi có vấn đề xảy ra hay nếu nhận được những khiếu nại của khách hàng, họ cần phải tìm cách giải quyết hoặc báo cáo với ban lãnh đạo để xử lý càng sớm càng tốt.

Để tăng nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ, Trưởng phòng kinh doanh sẽ đưa ra các chiến lược với các chương trình giảm giá hoặc khuyến mãi phù hợp. Các chương trình này sẽ được xem xét kỹ lưỡng theo các kết quả phân tích và dự báo.

Trưởng phòng kinh doanh chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và người mua hàng, giúp đảm bảo mối quan hệ cung – cầu, duy trì và giữ chân khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

Công việc chính

Trưởng phòng kinh doanh
Mật độ công việc của người lãnh đạo

Từ những thông tin đã được cung cấp ở trên, phần nào đó đã giúp bạn hiểu được một phần công việc cơ bản mà Trưởng phòng kinh doanh phải đảm nhận. Để có thể hiểu rõ hơn các công việc chính mà Trưởng phòng kinh doanh sẽ làm thì sau đây là loạt các công việc cụ thể mà vị trí này phải làm là:

  • Lập kế hoạch bán hàng, quản lý ngân quỹ của công ty và tổ chức các hoạt động bán hàng theo kế hoạch đã lên kế hoạch.
  • Giám sát việc thực hiện các hoạt động kinh doanh, mở rộng hệ thống cửa hàng, triển khai các chương trình chiêu thị, các hoạt động hỗ trợ bán hàng.
  • Khắc phụ sự cố, xử lý các  vướng mắc, vấn đề của khách hàng liên quan đến hoạt động bán lẻ.
  • Quản lý nguồn nhân lực: lập kế hoạch và dự báo nhu cầu tuyển dụng, đào tạo phát triển và đánh giá đội ngũ nhân viên.
  • Xây dựng chính sách bán hàng, chính sách thưởng theo KPI cho nhân viên kinh doanh, doanh số cửa hàng. Kiểm tra và thực hiện các chính sách bán hàng, quy trình và quản lý thiết bị.
  • Làm việc với các bên để xây dựng một hệ thống giám sát hiệu quả nhằm tạo ra các hoạt động bán hàng và đảm bảo sự hoạt động ổn định. Đóng góp ý tưởng để cải thiện quy trình, chính sách và quản lý phần mềm.
  • Đề xuất kế hoạch đào tạo cho đội ngũ kinh doanh nhằm phát triển năng lực của nhóm quản lý cửa hàng.
  • Giám sát hiệu suất hoạt động sau đào tạo năng lực của đội ngũ kinh doanh. Thực hiện các công việc của dự án kinh doanh. Thực hiện các nhiệm vụ khác nhau theo sự phân công của Ban lãnh đạo.
  • Tạo dựng kế hoạch, bảng kế hoạch dự kiến ngân sách phát triển thị trường và các hoạt động tác động đến việc mở cửa hàng mới.

KPI công việc

Trưởng phòng kinh doanh
KPI công việc của vị trí này

KPIs là tiêu chí mà các doanh nghiệp thường sử dụng để đánh giá nhân viên của mình. Và khi bạn ở một vị trí càng cao thì mức KPIs mà bạn phải đạt được càng nhiều. Dẫn đến trách nhiệm của bạn cũng cao hơn. Với Trưởng phòng kinh doanh cũng vậy. Hãy cùng điểm qua các KPIs mà Trưởng phòng kinh doanh cần phải đạt được:

  • Doanh thu bình quân theo đầu người: Là doanh thu trung bình mà mỗi nhân viên kinh doanh cần phải đạt được.
  • Tỷ lệ tăng trưởng doanh số theo mốc thời gian của phòng kinh doanh, chuyển đổi khách hàng tiềm năng của tổ chức
  • Tỷ lệ khách hàng, người mua trung thành của công ty. Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu được đưa ra của phòng kinh doanh.
  • Giá trị hợp đồng trung bình của dự án.

Tham khảo ngay những tin đăng tuyển dụng nhân viên kinh doanh lương cao, mới nhất

CẦN TUYỂN NV LĐPT  BÁN HÀNG SOẠN HÀNG ĐÓNG GÓI DÁN TEM  TẠI CỬA HÀNG
2
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
Cửa Hàng Bách Hóa Quận 10 Cần Gấp 3 Nhân Viên Trực Quầy Bán Hàng
5
  • Hôm nay
  • Quận 10, TP.HCM
Chuỗi Quầy Siêu Thị Tuyển Nam/Nữ Bán Hàng, Kiểm Hàng full/part_time
3
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
🌈Hệ Thống Siêu Thị Co.op Mart Tuyển Nhân Viên Đi Làm Ngay
3
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Cần bổ sung gấp 5Nv Bán hàng tại Siêu thị CoopXtra
5
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Cần tuyển 3 nhân viên bán hàng tại quầy.
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Có CCCD làm tại cửa hàng thiếu nhân viên phụ bán hàng, soạn hàn LĐPT.
1
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
CỬA HÀNG MỚI KHAI TRƯƠNG CẦN TUYỂN TRỰC QUẦY HÀNG,BÁN HÀNG
2
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
Tuyển 02 nhân viên bán hàng trực tiếp cho cửa hàng
1
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
Cửa hàng mình cần tuyển người làm lâu dài
3
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG, CÓ CCCD LÀM NGAY
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Tuyển Dụng 20 Nhân Viên Bán Hàng Phụ Kho Đóng Gói Ưu Tiên LĐPT
5
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
Tuyển LĐPT- Bán Hàng, Thu Ngân, Tạp Vụ, Phụ Kho, Bảo Vệ
11
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Mình Đang Tuyển Gấp A/C Sắp Xếp Hàng Hóa(Không Cần Kinh Nghiệm)
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
CỬA HÀNG MỸ PHẨM CẦN BỔ SUNG NHÂN VIÊN LÀM VIỆC SAU LỄ 1/5
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Siêu thị mini cần tuyển nhân viên bán hàng
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
🔊🔊Tuyển dụng Tư Vấn Bán Hàng Cafe tại Đại Lý ( Có xoay ca) 🌟🌟
3
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
ELLIT SHOP CẦN 2 BẠN BÁN HÀNG KHÔNG CẦN KINH NGHIỆM
2
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Cần tuyển gấp nhân viên bán hàng
1
Cần tuyển gấp nhân viên bán hàng 7,5 triệu - 10 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Hệ Thống Siêu Thị Co.op Mart Tuyển Nhân Viên Đi Làm Ngay
2
  • Hôm nay
  • Quận 3, TP.HCM

Yêu cầu công việc

  • Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản trị kinh doanh hoặc các ngành Quản trị khác
  • Đã từng có kinh nghiệm ở vị trí Trưởng nhóm Kinh doanh, Giám đốc Kinh doanh hoặc các vị trí tương đương. Có thành tích cao và thường xuyên đạt và vượt chỉ tiêu doanh số
  • Thông thạo kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, cùng với nhiều kỹ năng chuyên môn cần thiết và có khả năng tạo ảnh hưởng ở mọi mức độ tổ chức
  • Nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, có kiến thức sâu rộng về ngành và sản phẩm
  • Có khả năng tạo động lực, hoạch định mục tiêu cụ thể và tập trung thực hiện mục tiêu
  • Tinh thần cởi mở, tinh thân ham học hỏi, tiếp nhận các góp ý phản hồi

Năng lực liên quan

Trưởng phòng kinh doanh
Các kỹ năng cần thiết
  • Trưởng phòng kinh doanh cần có khả năng phân tích số liệu và thu nhập để đưa ra các chiến lược kinh doanh trung và dài hạn nhằm đạt kết quả tốt nhất.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt cũng là lợi thế tốt dành cho các Trưởng phòng kinh doanh. Bạn cần xây dựng mối quan hệ với khách hàng và những đồng nghiệp để bạn có thể lắng nghe, thấu hiểu và tư vấn cho khách hàng tốt nhất.
  • Chăm sóc khách hàng là một kỹ năng cần thiết đối với Trưởng phòng kinh doanh.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Đây cũng là kỹ năng quan trọng nhất, thể hiện được trình độ tổ chức, quản lý và đánh giá nhân viên kinh doanh mà Trưởng phòng kinh doanh cần có.

Quyền lợi được hưởng

  • Thu nhập: được thỏa thuận (theo trinh độ chuyên môn và năng lực thực tế).
  • Được hưởng đầy đủ các quyền lợi của Luật Lao động như đóng BHXH, BHYT, khám sức khỏe định kỳ …
  • Hưởng chính sách khám chữa bệnh ưu tiên cho thân nhân.
  • Thưởng các dịp Lễ, Tết, các chuyến du lịch hành năm.
  • Tham gia, khởi xướng các phong trào văn hóa, nghệ thuật, thiện nguyện, các câu lạc bộ thể thao trong công ty.
  • Được làm việc trong một môi trường năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, thân thiện và có nhiều cơ hội để hoàn thiện và phát triển các kỹ năng của bản thân.

Nấc thang thăng tiến từ nhân viên kinh doanh lên trưởng phòng kinh doanh như thế nào?

Trưởng phòng kinh doanh
Nấc thang thăng tiến

Để có thể đặt chân lên nấc thang cao nhất trong quá trình thăng tiến sự nghiệp của nhân viên kinh doanh, mỗi thành viên đều phải nỗ lực không ngừng để khẳng định năng lực và vai trò của bản thân trong bộ máy công ty, dành được những thành tựu cá nhân, đồng thời cống hiến những giá trị năng lực cho công ty và sẵn sàng giúp đỡ tổ chức. Với 6 mức thang cơ bản:

  • NHÂN VIÊN TƯ VẤN
  • CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN
  • CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CẤP CAO
  • TRƯỞNG NHÓM KINH DOANH
  • PHÓ PHÒNG KINH DOANH
  • TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH

Bộ câu hỏi khi đi phỏng vấn chức danh trưởng phòng kinh doanh

Dưới đây, Muaban.net sẽ cung cấp cho bạn một vài câu hỏi phổ biến mà các nhà tuyển dụng thường hỏi các ứng viên của mình cho vị trí Trưởng phòng kinh doanh:

  • Dựa trên những chỉ tiêu nào để xác định mức độ thành công của nhóm trong một dự án kinh doanh?
  • Bạn sẽ xử lý ra sao nếu Ban lãnh đạo giao nhiệm vụ cho bộ phận của bạn phải hoàn thành một mục tiêu doanh thu phi thực tế? Mục tiêu này được đưa ra chỉ dựa vào doanh thu ước tính mà không có nguồn dữ liệu cụ thể.
  • Khó khăn lớn nhất khi làm Trưởng phòng kinh doanh theo bạn là gì?
  • Bạn sẽ giải quyết như thế nào nếu một nhân viên liên tục đi muộn và làm việc kém hiệu quả?
  • Với vai trò là người đứng đầu, bạn làm thế nào để nhân viên luôn tôn trọng và tuân theo sự phân công và chỉ đạo của bạn?

Tình hình tuyển dụng trưởng phòng kinh doanh trên thị trường việc làm hiện nay

Trưởng phòng kinh doanh
Tình hình nhân sự hiện nay

Hiện tại, khi thị trường trong những năm qua chịu ảnh hưởng của dịch bệnh đã có nhiều doanh nghiệp không trụ vững trong đại dịch, tỷ lệ sa thải nhân sự tăng phần lớn với các chức vụ kinh doanh. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp đã được giúp đỡ kịp thời thông qua các chương trình cứu trợ, phục hồi sau khó khăn. Nhờ đó, thị trường đã được mở cửa và phục hồi nhanh hơn bao giờ hết.

Vì vậy, nhu cầu về vị trí Trưởng phòng kinh doanh với nhân sự chất lượng hơn, nhiều kỹ năng hơn ngày càng cao nhằm đáp ứng được những yêu cầu của thị trường lao động. Mức thu nhập của vị trí này vì thế cũng được gia tăng hơn so với những năm trước đó, trung bình khoảng 21 triệu đồng/tháng.

Để trở thành trưởng phòng kinh doanh không phải là điều đơn giản trong thời gian ngắn. Đây cũng được coi là một vị trí khá căng thẳng và áp lực với tinh thần trách nhiệm và đòi hỏi chuyên môn, cách thức quản lý con người hiệu quả. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này. Hãy theo dõi Muaban.net để cập nhật những thông tin mới nhất.

>>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ