Mẫu bảng lương được dùng trong tất cả các doanh nghiệp. Mẫu bảng lương chỉn chu, chuyên nghiệp thể hiện sự chuẩn mực của doanh nghiệp. Bảng lương góp phần mang đến sự minh bạch, hiệu quả và cho thấy được trình độ quản lí của tổ chức doanh nghiệp. Sau đây Muaban.net sẽ giới thiệu đến bạn top 3 mẫu bảng lương phổ biến hiện nay.
I. Mẫu bảng lương là gì?
Mẫu bảng lương còn có tên gọi khác như mẫu lương, mẫu phiếu lương, phiếu lương, bảng lương, bản kê lương. Mẫu bảng lương thể hiện các thông tin của cá nhân trong doanh nghiệp về số ngày công được tính lương, số ngày nghỉ phép tinh lương và nghỉ không lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng,… tác động đến tổng số lương được nhận.
Mẫu bảng lương hàng tháng sẽ được thành lập bởi bộ phận nhân sự và kế toán, sau đó được in ra để gửi đến người được hưởng lương. Các mẫu lương này đồng thời cũng sẽ được lưu lại trong bộ máy dữ liệu nhằm để có thể đánh giá mức lương từng năm của nhân viên. Các mẫu lương đều cần được chữ kí xác nhận của nhân viên hay người lao động và trưởng bộ phận.
>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ không lương mới nhất theo bộ Luật Lao Động
II. Tại sao phải lập bảng lương?
Đầu tiên, bảng lương chính là thứ giúp thể hiện tính minh bạch về lương của doanh nghiệp trong việc thanh toán lương và đảm bảo được rằng doanh nghiệp đang tuân theo đúng quy định của pháp luật về việc sử dụng nguồn lao động hợp pháp.
Dựa vào bảng lương, doanh nghiệp cũng có thể kiểm soát việc thanh toán lương cho nhân viên một cách dễ dàng, bộ phận kế toán cũng như nhân sự có thể dễ dàng theo dõi quá trình làm việc của người lao động. Đồng thời cũng kiểm soát được nguồn tài chính doanh nghiệp một cách ổn thoả, hợp lí nhất.
III. Những thông tin cần có trong bảng lương
Theo Luật Lao động năm 2019 được Quốc hội chính thức phê duyệt vào ngày 20/11/2019 và có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 1/1/2021 bao gồm nhiều quy định mới về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, cụ thể là:
[Khoản 3 Điều 25 Bộ luật Lao động 2019]
“Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).”
Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tuân theo Bộ Luật Lao động và đảm bảo có đầy đủ các thông tin sau khi làm bảng lương:
- Tiền lương
- Tiền lương làm thêm giờ
- Tiền lương làm việc vào ban đêm
- Nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)
Bảng thanh toán lương thường được gửi đến người lao động thông qua 2 dạng:
- Bảng lương file mềm: bảng thanh toán lương file mềm là bảng lương được gửi qua email hoặc phương tiện điện tử cho người lao động dưới dạng file Word hoặc Excel.
- Bảng lương in: bảng lương in cũng tương tự như bảng lương file mềm nhưng được xuất khỏi Word hoặc Excel để in ra giấy.
Ngoài ra, trong bảng lương cũng cần có chi tiết các thông tin người lao động. Đó là các thông tin cá nhân và các thông tin về việc nghỉ phép, nghỉ phép có lương hay nghỉ phép không lương, phạt lỗi vi phạm theo qui định của doanh nghiệp… Đây đồng thời cũng làm cơ sở cho việc đánh giá nhân viên trong công tác quản lý.
>>> Xem thêm: Cách Viết Đơn Xin Tăng Lương Và Lưu Ý Quan Trọng Cần Biết
Ngoài ra, nếu bạn đang cần tìm việc thì có thể tham khảo các tin tuyển dụng dưới đây:
IV. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảng lương
Bộ Luật lao động năm 2019 quy định về thang bảng lương và định mức lao động như sau:
- Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
- Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
- Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Như vậy, từ ngày 01/01/2021 thì Doanh nghiệp sẽ không cần phải nộp thang bảng lương cho Phòng Lao động thương binh Xã hội như trước đây nữa. Thay vào đó, doanh nghiệp chỉ cần xây dựng thang bảng lương và công bố công khai tại nơi làm việc, rồi lưu lại tại doanh nghiệp và giải trình khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
Kết cấu thang lương:
- Trục dọc gồm: nhóm lương
- Trục ngang gồm: hệ số lương
Với mỗi một nhóm lương sẽ có một hệ số lương tương ứng. Số nhóm lương nhiều hay ít là phụ thuộc vào số lượng chức danh và tính chất đa dạng của các chức danh công việc.
Hệ số lương của mỗi nhóm phụ thuộc vào khả năng tiền lương chi trả cho một nhóm chức danh nào đó. Ví dụ, khả năng tiền lương mà doanh nghiệp sẵn sàng chi trả cho vị trí nhân viên kế toán là 3 – 7 triệu đồng.
Xây dựng nhóm lương
Việc xây dựng nhóm lương thực chất là việc xếp hạng các cộng việc theo giá trị từ thấp đến cao. Để xây dựng nhóm lương một cách hợp lý cần căn cứ vào mô tả công việc của từng chức danh công việc, sau đó chấm điểm dựa trên giá trị công việc và xếp hạng, chia thành có nhóm lương khác nhau.
Xây dựng hệ số lương
Hệ số lương và mức lương ít hay nhiều là phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Biên độ của nhóm lương: tức là khả năng mà doanh nghiệp có thể chi trả cho một nhóm lương nào đó, phù hợp với thị trường lao động và chiến lược định hướng của doanh nghiệp.
- Mức lương thực tế: được xây dựng theo nguyên tắc đi từ thấp đến cao.
- Mức tăng ở mỗi hệ số lương: mức tăng được khuyến khích là không thấp hơn 5% và không nên quá 20%. Nếu tăng lương ít hơn 5% sẽ không tạo được động lực làm việc cho người lao động. Ngược lại nếu tăng hệ số lương quá 20% sẽ sớm dẫn đến kịch trần lương.
- Vòng đời của nghề: đi từng bước từ việc bắt đầu làm quen – học hỏi – thành thạo – chuyên gia. Lao động có trình độ càng thấp thì số lượng hệ số lương sẽ càng nhiều. Ví dụ như “công nhân” thì chủ yếu thời gian lao động sẽ chỉ gắn bó với chức danh này, ít có cơ hội để được phân lên nhóm cao hơn.
- Độ chồng của các nhóm lương: hệ số thứ nhất của nhóm trên, có thể tương đương với hệ số thứ 3 của nhóm dưới.
- Tỉ lệ lạm phát: căn cứ vào tỉ lệ lạm phát mà nhà nước có thể điều chỉnh thang lương để đảm bảo thu nhập, đời sống cho người lao động.
>>> Tham khảo thêm: Cách tính hệ số lương cơ bản và những lưu ý cần biết
VII. Mẫu bảng lương nhân viên chuyên nghiệp dành cho quản lý
1. Mẫu số 1
Công ty ………………. |
||||||
Địa chỉ:………………….. |
||||||
PHIẾU LƯƠNG |
||||||
Ngày … tháng … năm ….. |
||||||
|
Mã Nhân Viên |
|
|
Lương đóng BHBB |
|
|
|
Họ Và Tên |
|
|
Ngày công đi làm |
|
|
|
Chức Danh |
|
|
Ngày công chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
STT |
Các Khoản Thu Nhập |
|
STT |
Các Khoản Trừ Vào Lương |
|
|
1 |
Lương Chính |
|
1 |
Bảo Hiểm Bắt Buộc |
…………… |
|
2 |
Phụ Cấp: |
……………. |
1,1 |
Bảo hiểm xã hội (8%) |
|
|
2,1 |
Trách nhiệm |
|
1,2 |
Bảo hiểm y tế (1,5%) |
|
|
2,2 |
Ăn trưa |
|
1,3 |
Bảo hiểm thất nghiệp (1%) |
|
|
2,3 |
Điện thoại |
|
2 |
Thuế Thu Nhập Cá Nhân |
|
|
2,4 |
Xăng xe |
|
3 |
Tạm Ứng |
|
|
2,5 |
Nhà ở |
|
4 |
Khác |
|
|
2,6 |
Nuôi con nhỏ |
|
|
|
|
|
Tổng Cộng |
|
|
Tổng Cộng |
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng Số Tiền Lương Thực Nhận |
|
|
|||
|
Bằng chữ: |
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
Người lập phiếu |
|
|
Người nhận tiền |
|||
|
Ký và ghi rõ họ tên |
|
|
|
Ký và ghi rõ họ tên |
2. Mẫu số 2
PHIẾU LƯƠNG NHÂN VIÊN THÁNG …. NĂM …. |
Đơn vị tính: VNĐ
Họ tên |
…………………………. |
|
Phòng ban |
…………………………. |
|
Số ngày công |
…………………………. |
|
Ngày nghỉ bù |
…………………………. |
|
Ngày nghỉ không tính phép |
…………………………. |
|
Ngày nghỉ hưởng lương |
…………………………. |
|
Ngày nghỉ tính phép |
…………………………. |
|
Mức lương |
…………………………. |
|
Tổng tiền lương |
Lương cơ bản |
…………………………. |
Lương hiệu quả |
…………………………. |
|
Lương làm thêm giờ |
…………………………. |
|
Các khoản cộng lương |
…………………………. |
|
Các khoản trừ lương |
…………………………. |
|
Phụ cấp điện thoại |
…………………………. |
|
Phụ cấp ăn ca |
…………………………. |
|
Công tác phí |
…………………………. |
|
Tổng thu nhập |
…………………………. |
|
Tạm ứng lương kỳ I |
…………………………. |
|
Các khoản phải khấu trừ vào lương |
BHXH (7%) |
…………………………. |
BHYT (1.5%) |
…………………………. |
|
BHTN (1%) |
…………………………. |
|
Truy thu |
…………………………. |
|
Thuế TNCN |
…………………………. |
|
Tổng |
…………………………. |
|
Thực lĩnh |
…………………………. |
|
Ghi chú |
Lương trách nhiệm trừ phạt HC: …………………………………. |
3. Mẫu số 3
PHIẾU LƯƠNG THÁNG…………..
Kính gửi: Anh/ Chị…………………
Mã số nhân viên |
|
Phòng ban làm việc |
|
Họ & tên |
|
Ngày bắt đầu làm việc tại công ty |
|
THU NHẬP CHUẨN / Tháng (….công) |
|
Lương tham gia BH (Lương bậc + P/C trách nhiệm) |
|
Số ngày làm việc |
|
Lương theo bậc |
|
Phụ cấp trách nhiệm quản lý |
|
Thưởng kiểm soát năng suất SP |
|
THU NHẬP NGOÀI GIỜ phải chịu THUẾ TNCN |
|
Phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nuôi con (nếu có) |
|
Phụ cấp đi lại (xăng xe) |
|
Phụ cấp điện thoại |
|
Thưởng chuyên cần (Không vắng mặt, không đi trễ, về sớm, không nghỉ quá 1 ngày phép/ tháng…***) |
|
Phụ cấp cơm giữa ca (đã tính cơm thêm – nếu có) |
|
TỔNG LƯƠNG |
|
Tổng số giờ làm thêm |
|
Số giờ làm thêm (ban ngày) |
|
Số giờ làm thêm (ban đêm) |
|
Số giờ làm thêm (chủ nhật) |
|
Số giờ làm thêm (Lễ) |
|
Số giờ đi trễ, về sớm – NGÀY |
|
Số giờ đi trễ, về sớm – ĐÊM |
|
Số phần cơm tính thêm |
|
Phép năm (chưa sử dụng – nếu có) |
|
THƯỞNG SÁNG KIẾN KỶ THUẬT (nếu có) |
|
THƯỞNG THÁNG 13/2020 – lần 1 |
|
*Tổng số tiền đi trễ, về sớm |
|
THU NHẬP NGOÀI GIỜ không chịu THUẾ TNCN |
|
TỔNG THU NHẬP/ THÁNG của NLĐ |
|
10.5% – trích trừ lương NLĐ (BHXH 8%, YT 1.5%,TN 1%) |
|
Phí Công đoàn – trích trừ lương NLĐ |
|
Giảm trừ gia cảnh và bản thân |
|
Thuế thu nhập cá nhân – trích trừ lương NLĐ |
|
Thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản phải trừ của NLĐ |
|
Chi hoàn trả tiền ĐỒNG PHỤC (nếu có) |
|
TẠM THU TIỀN ĐỒNG PHỤC nếu có) |
|
Giữ lại tiền lương (nếu có) |
|
Hoàn trả tiền lương (nếu có) |
|
Truy thu BHXH, YT, TN |
|
HOÀN THUẾ TNCN năm (nếu có) |
|
THU THUẾ TNCN năm (nếu có) |
|
TỔNG TIỀN THỰC NHẬN CÒN LẠI |
|
23.5% – Cty phải nộp thay cho NLĐ ( BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) |
|
|
VIII. Tổng kết
Bảng lương là thành tố không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Qua bài viết, Muaban.net đã mang đến cho bạn những mẫu bảng lương mới và phổ biến nhất, đồng thời cùng cho bạn biết rõ hơn về bảng lương. Hãy cùng theo dõi Muaban.net để biết nhiều thông tin mới nhất về việc làm nhé!
>> Xem thêm:
- Phiếu lương và tầm quan trọng đối với người lao động
- Cách tính lương tăng ca đúng luật cho người lao động mới nhất 2024