Với sự phát triển của nền kinh tế nổi bật của Việt Nam ngày nay, các chủ thể sẽ mua bán sẽ biết đến nhiều cái tên như doanh nghiệp, doanh nhân, thương nhân. Vậy hãy cùng nhau giải mã ý nghĩa về thuật ngữ thương nhân là gì? Và cùng nhau tìm hiểu về những đặc điểm của thương nhân cùng Muaban.net nhé!
Thương nhân là gì?

Theo điều 6 Luật Thương mại năm 2005 điều khoản 1 có thể hiểu thương nhân là những cá nhân, tổ chức cùng có hoạt động thương mại một cách độc lập và hoạt động thường xuyên, có đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại. Và có thể hiểu một cách rõ ràng hơn là thương nhân không phải là những người bán hàng rong, những cá nhân kinh doanh phải đáp ứng 3 điều kiện: độc lập, hoạt động thường xuyên và phải có giấy phép kinh doanh.
Phân biệt thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh

Thương nhân | Doanh nghiệp | Chủ thể kinh doanh | |
Giống nhau |
Đều có hoạt động kinh doanh để mang lại lợi nhuận. Các hoạt động của các cả thể này đều vì mục đích sinh lời . Các hoạt động xoay quanh việc thực hiện một hoặc nhiều công đoạn để sản xuất sản phẩm trong thị trường để sinh lời bao gồm từ giai đoạn lên ý tưởng, đầu từ, sản xuất và phân bố số lượng sản phẩm ra thị trường để đáp ứng được các dịch vụ từ khách hàng. Dù là cá nhân, hợp tác xã, hộ gia đình, hay tổ chức kinh tế, khi được xác định là “thương nhân”, “doanh nghiệp”, hay “một chủ thể kinh doanh” thì mục đích đều là thực hiện các hoạt động sinh ra được lợi nhuận từ việc sản xuất trong phạm vi mà pháp luật cho phép và điều chỉnh. |
||
Khác nhau |
Tồn tại dưới nhiều hình thức:
|
|
|
Đặc điểm của thương nhân theo quy định của pháp luật

Tóm Tắt Nội Dung
- Về chủ thể
- Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại
- Thương nhân tiến hành hoạt động thương mại một cách độc lập về mặt pháp lý
- Thương nhân phải hoạt động thương mại thường xuyên, mang tính chất nghề nghiệp
- Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh
- Thương nhân là cá nhân
- Thương nhân là pháp nhân
- Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình
Về chủ thể
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh doanh, cá nhân có hoạt động thương mại một cách hợp pháp, độc lập và thường xuyên hoạt động.
Đối với một tổ chức: Theo quy định của pháp luật, những tổ chức kinh doanh phải được thành lập một cách hợp pháp và có giấy phép đăng ký kinh doanh.
Đối với một cá nhân: Điều kiện để một cá nhân trở thành thương nhân thì cá nhân phải hoạt động trong thương mại. Trong quá trình hoạt động thương mại phải hoạt động thường xuyên, và lặp đi lặp lại để tạo ra doanh thu. Hoạt động thương mại phải thực hiện một cách độc lập, đem lại lợi ích của bản thân và phải tự chịu trách nhiệm vì hoạt động kinh doanh của mình.
>>> Tham khảo thêm: SOP là gì? Quy trình chuẩn của SOP có thể bạn chưa biết
Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại
Thương nhân là một chủ thể phải thực hiện hành vi thương mại, để biết chủ thể có phải là một thương nhân hay không thì nên xem xét xem chủ thể đó có thực hiện hành vi liên quan về thương mại hay không. Thực hiện hành vi thương mại là một yếu tố quan trọng để trở thành thương nhân, đây là một đặc điểm quan trong.

Thương nhân tiến hành hoạt động thương mại một cách độc lập về mặt pháp lý
Điều này có nghĩa, các cá nhân, tổ chức bắt buộc phải tham gia vào hoạt động thương mại hoặc giao dịch trên thị trường thương mại với tư cách phải là chủ thể pháp luật độc lập, có khả năng bằng hành vi của cá nhân, tổ chức hoặc nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật và phải tự chịu trách nhiệm đối với các hành vi đó.
Các chi nhánh hoặc nhánh con của doanh nghiệp không phải là thương nhân vì không có khả năng tự tham gia và có khả năng tự chịu trách nhiệm độc lập trong các quan hệ pháp luật mà chỉ là đơn vị nhỏ phụ thuộc vào thương nhân.
Thương nhân phải hoạt động thương mại thường xuyên, mang tính chất nghề nghiệp
Các hoạt động thương mại phải được các cá nhân, tổ chức tiến hành một cách thường xuyên. Nghĩa là từng hoạt động thương mại phải được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn hay chỉ hoạt động trong một thời gian, nguồn thu nhập chính là được lấy từ các lợi nhuận của hoạt động thương mại.
Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh
Tính chất hợp pháp về mặt pháp luật của thương nhân phải được được thể hiện qua hành vi hoàn tất tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến việc ra đời và thành lập của chủ thể hoạt động thương mại. Và khi đó đã thực hiện xong thủ tục đăng ký kinh doanh và được cấp:
- Giấy chứng nhận đã được đăng ký doanh nghiêp (đối với doanh nghiệp).
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với các cá nhân, nhóm kinh doanh nhỏ lẻ, gia đình có hoạt động thương mại thường xuyên).
- Giấy chứng nhận đã được công nhận có đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã).

>>> Tham khảo thêm: Activation là gì? Một Activation hiệu quả cần những gì?
Phân loại thương nhân theo quy định hiện hành
Thương nhân là cá nhân
Là con người cụ thể có đầy đủ dấu hiệu pháp lý về thương nhân, có đầy đủ năng lực chịu các pháp lý về năng lực hành vi và pháp luật để thực hiện các hoạt động thương mại, đồng thời tự mình có thể chịu những trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình về hoạt động thương mại. Theo pháp luật thương mại, thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp pháp luật cấm không cho phép hoạt động kinh doanh.
Thương nhân là pháp nhân
Đây là loại hình gồm các tổ chức kinh tế được hoạt động và thành lập theo đúng các quy định trong luật thương mại như doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã,… Các thương nhân là pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ khi có phát sinh từ hoạt động thương mại trong phạm vi số vốn, tổng tài sản của bản thân.
Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình
Hiện nay pháp luật thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới chưa phổ biến hóa việc thừa nhận thương nhân là cá thể và pháp nhân. Tuy vậy, ở Việt Nam, bên cạnh các cá nhân, pháp nhân thì tổ hợp tác và hộ gia đình cũng được xem là có vị trí nhất định trong nền kinh tế, đặc biệt có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại…, Nước ta là một nước có nền nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nên vì thế, đây cũng được pháp luật Việt Nam thừa nhận là thương nhân.
Đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về thương nhân và những đặc điểm của một thương nhân theo quy định của pháp luật sẽ như thế nào. Mong rằng sẽ giúp ích bạn trong việc trở thành một thương nhân thành đạt. Để có thể biết nhiều thông tin hữu ích về chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh hãy ghé qua Muaban.net.
>>> Xem thêm: