Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng có nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà rất nhiều người chưa hiểu rõ. Trong số đó có khái niệm thị trường tiền tệ gắn liền với sự phát triển kinh tế đáng được lưu ý. Vậy thị trường tiền tệ là gì? Đặc điểm và chức năng của thị trường tiền tệ ra sao? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu ngay sau đây.
I. Thị trường tiền tệ là gì?
Thị trường tiền tệ (Money Market) là thị trường vay và cho vay ngắn hạn. Chủ thể tham gia thị trường này là các ngân hàng trung ương (NHTW), các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình. Công cụ tài chính chủ yếu được mua & bán trên thị trường này là tín phiếu kho bạc và các loại chứng phiếu ngắn hạn. Trong kinh tế vĩ mô thì khái niệm thị trường tiền tệ được sử dụng để chỉ mối quan hệ giữa cung & cầu về tiền trong nền kinh tế.
>>> Tham khảo thêm: Trả góp qua thẻ tín dụng là gì? Tìm hiểu về thẻ tín dụng và cách tạo thẻ tín dụng
II. Cấu trúc thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ có cấu trúc gồm 5 thị trường nhỏ:
- Thị trường tiền gửi
- Thị trường tín dụng
- trường liên ngân hàng
- Thị trường mở
- Thị trường trái phiếu kho bạc
Mặc khác, dựa theo cách tổ chức chúng ta có thể phân loại thị trường tiền tệ thành:
- Thị trường tiền tệ sơ cấp: Đây là nơi phát hành các loại trái phiếu, nơi huy động vốn cho người phát hành trái phiếu.
- Thị trường tiền tệ thứ cấp: Đây là nơi mua bán các loại trái phiếu đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Dựa theo công cụ hoạt động có thể phân thị trường tiền tệ thành 2 loại:
- Thị trường vay nợ ngắn hạn: Giao dịch giữa các tổ chức tín dụng có sự giám sát của ngân hàng Trung ương (NHTW).
- Thị trường trái phiếu ngắn hạn cùng các giấy tờ có giá trị khác như tín phiếu, khế ước, kỳ phiếu,…
Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn, hai thị trường này cùng thực hiện chức năng cấp vốn cho nền kinh tế. Thị trường tiền tệ ở Việt nam được thành lập vào những năm 1990, cho đến nay đã phát triển từ giao dịch cho vay giữa các ngân hàng trở thành kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ hiệu quả của ngân hàng Nhà nước, là nơi điều tiết vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng.
>>> Tham khảo thêm: Hạn mức tín dụng là gì? Phân loại và những quy định về hạn mức
III. Đặc điểm của thị trường tiền tệ
Dưới đây là những đặc điểm chính của thị trường tiền tệ:
- Thị trường tiền tệ hiện không có quy định cụ thể và không chịu sự giám sát của bất kỳ cơ quan/ tổ chức nào.
- Thị trường tiền tệ mang tính toàn cầu hóa. Các giao dịch quy mô quốc tế thông qua mạng internet là chủ yếu.
- Thị trường này tồn tại trong các phòng giao dịch tiền tệ, các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại ở tất cả các nước thế giới.
- Thị trường trung gian giữa bên vay và bên cho vay là các ngân hàng thương mại.
- Thị trường tiền tệ chủ yếu thực hiện giao dịch mua và bán những công cụ tài chính có thời gian đáo hạn trong vòng 1 năm, vốn được luân chuyển ngắn hạn.
- Các công cụ trong thị trường tiền tệ có tính thanh khoản cao, mang lại lợi tức, lãi suất, lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
- Nghiệp vụ cơ bản của thị trường tiền tệ là quyền được chọn kỳ hạn, hoán đổi, đáo hạn,…
IV. Vai trò của thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ có những đặc điểm riêng và đóng vai trò nhất định trong nền kinh tế. Cụ thể thì vai trò của thị trường tiền tệ sẽ được thể hiện qua các đặc điểm sau:
- Đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp, nhà đầu tư nhà vào khả năng huy động vốn nhanh.
- Đáp ứng cho nhà đầu tư nhiều cơ hội giao dịch và phát triển tài chính nhờ tính thanh khoản cao của thị trường.
- Hỗ trợ phát triển nền kinh tế quốc gia thông qua việc huy động vốn, đầu tư chứng khoán, tiền tệ.
- Là cơ sở hỗ trợ các thanh toán quốc tế, mở rộng hợp tác giữa các quốc gia giúp lưu thông hàng hóa dễ dàng.
V. Các đối tượng tham gia thị trường tiền tệ
Các chủ thể tham gia vào thị trường tiền tệ bao gồm:
- Chính phủ: Tham gia với tư cách là nhà phát hành tín phiếu, nhà quản lý.
- NHTW: Tham gia để điều tiết thị trường.
- Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính: Tham gia thị trường tiền tệ để huy động vốn từ người dân thông qua các gói tiền gửi tiết kiệm, phát hành, trao đổi và mua bán các giấy tờ có giá trị, chuyển hóa nguồn tiền thành vốn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể thông qua cấp tín dụng.
- Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế: Tham gia thị trường với cương vị bên có nhu cầu vốn kinh doanh.
- Cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội: Tham gia thị trường tiền tệ để giao dịch mua bán tiền tệ và các giấy tờ có giá trị hoặc vay vốn để đầu tư kinh doanh.
VI. Các công cụ trong thị trường tiền
1. Tín phiếu kho bạc
Là chứng khoán nợ ngắn hạn được nhà nước phát hành nhằm lưu thông tiền tệ, cân đối thu chi, chống lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế sản xuất. Loại tín phiếu này có kỳ hạn dưới 1 năm và sẽ được nhận lãi khi đáo hạn.
2. Các khoản vay liên ngân hàng
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì Ngân hàng thương mại và các công ty tài chính nhận tiền gửi cần có một khoản dự trữ nhất định để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người dân (người gửi tiền) khi cần thiết. Tuy nhiên, có những ngân hàng thiếu và một số khác lại dự trữ thừa.
Các đơn vị nhận tiền gửi có thể mua hoặc bán khoản dự trữ trên thị trường tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi. Đây là cách thức để tối thiểu hóa loại tín phiếu kho bạc có khả năng sinh lời thấp.
3. Giấy chấp nhận thanh toán tài chính của ngân hàng
Giấy chấp nhận thanh toán của các ngân hàng là một công cụ đảm bảo rằng ngân hàng sẽ thanh toán tất cả các khoản mà đơn vị mua hàng còn thiếu của bên sản xuất. Đây là giải pháp giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra ổn định, liên tục với một sự đảm bảo an toàn về tài chính.
Trong đó, đơn vị nhập khẩu (đơn vị mua hàng) đến ngày đáo hạn cần thanh toán số tiền ghi trên giấy chấp nhận cộng với một khoản phí (tùy ngân hàng). Nhà sản xuất không nhất thiết phải giữ loại giấy này đến khi đáo hạn mà có thể bán đi để thu tiền trước. Đặc điểm của giấy chấp nhận thanh toán chính là tính thanh khoản cao, nhưng lãi suất thấp.
4. Kỳ phiếu thương mại
Kỳ phiếu thương mại được các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát hành để thay thế giấy nợ trả cho các đơn vị/cá nhân cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho doanh nghiệp. Trong thương phiếu quy định rằng thời hạn trả nợ và lãi suất đến kỳ hạn sẽ được đơn vị trả cả vốn lẫn lãi.
5. Chứng chỉ ngắn hắn
Chứng chỉ ngắn hạn là một công cụ ngắn hạn có thời gian từ 3, 6, 9 hoặc tối đa 12 tháng. Một số chứng chỉ ngắn hạn: Chứng chỉ tiết kiệm, kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu công ty tài chính,… được các ngân hàng và công ty tài chính phát hành cho người gửi.
Mục đích của các chứng chỉ ngắn hạn này là huy động vốn và cho vay ngắn hạn. Đặc điểm chứng chỉ ngắn hàng là có lãi suất cố định, khi đáo hạn sẽ trả lại cho người gửi cả vốn lẫn lãi.
Với những kiến thức được nhắc đến ở trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ được thị trường tiền tệ là gì và nó có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế quốc gia. Hãy theo dõi Muaban.net để đọc thêm những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích về việc làm bạn nhé.
Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm việc làm, thì có thể tham khảo các tin đăng dưới đây nhé:
>>> Xem thêm:
- Quy trình vay vốn ngân hàng mua bất động sản mà bạn cần phải biết?
- Cách Vay Tiền Ngân Hàng Đảm Bảo An Toàn Tài Chính