Người Việt ta có truyền thống tảo mộ, cúng lễ tri ân tổ tiên vào ngày Tết Thanh minh. Đây là một truyền thống tốt đẹp được tiếp nối bao đời nay. Cùng Mua Bán tìm hiểu rõ hơn về ngày Tết này cũng như năm 2024 sẽ rơi vào ngày dương lịch nào qua bài viết sau đây nhé!
I. Tết Thanh minh 2024 rơi vào ngày nào dương lịch?
Vậy Tết Thanh minh vào ngày nào? Tết Thanh minh năm 2024 sẽ rơi vào thứ năm ngày 04 tháng 04 dương lịch năm 2024. Nhằm ngày 26 tháng 02 âm lịch, ngày Mậu Tuất, tháng Đinh Mão, năm Giáp Thìn. Tiết Thanh minh là tiết thứ 5 trong số 24 tiết trời trong năm, tiết trời này thường đến sau Lập xuân 45 ngày, và sau Đông chí 105 ngày.
Tiết này thường kéo dài trong khoảng từ 15-16 ngày tức nghĩa trong năm 2024 sẽ kéo dài từ 04/04/2024 đến 20/04/2024 trong đó ngày đầu tiên sẽ của Tiết sẽ gọi là Tết Thanh minh.
Xem thêm: Đại hàn 2024 rơi vào ngày nào? Ý nghĩa tiết Đại hàn
II. Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Thanh minh
Ngày nay, khi văn hóa đã được hội nhập với thế giới, ngày lễ Tết Thanh minh vẫn còn được gìn giữ và duy trì như một nét đẹp truyền thống hiếu đạo của con cháu người Việt. Mời bạn khám phá tiếp về nguồn gốc, ý nghĩa ngày này nhé!
1. Nguồn gốc Tết Thanh minh
Tết Thanh Minh bắt nguồn từ Trung Quốc, vào thời nhà Chu (từ năm 1046 – năm 256 trước Công Nguyên). Theo từ điển Hán Việt, “thanh minh” có nghĩa là sạch sẽ, trong sáng, vào ngày Tết Thanh minh tiết trời đã sang xuân nên không khí rất trong lành, muôn hoa đua nở, cỏ cây tươi mát, đây là thời tiết thích hợp để dọn dẹp mộ phần của tổ tiên và tưởng nhớ người mất.
Trong những năm Bắc thuộc, truyền thống này cũng được hội nhập vào một phần văn hóa của người Việt ta. Tảo mộ vào Tết Thanh minh cũng phát huy thêm việc “uống nước nhớ nguồn” nên đã được duy trì và tiếp nối đến ngày nay. Tuy nhiên, thời đại này vào ngày Tết Thanh minh còn là dịp để hội họp gia đình, gắn kết tình thân giữ mọi người trong gia đình, nhắc nhở con cháu về việc hiếu thuận với ông bà, tri ân tổ tiên.
Xem thêm: Lập Đông là gì? Tiết Lập Đông 2024 bắt đầu từ khi nào?
2. Ý nghĩa Tết Thanh minh
Ý nghĩa Tết Thanh minh là ngày giúp những người con, người cháu tưởng nhớ về tổ tiên, ông bà đã khuất của mình. Ngoài ra còn là ngày lễ giúp thắt chặt thêm tình cảm gia đình giữ những thành viên trong gia đình thông qua việc cùng nhau cúng lễ, tảo mộ của ông bà, tổ tiên.
Đây cũng là ngày để con cháu có cơ hội được bày tỏ sự hiếu kính, tri ân của mình đến các bậc sinh thành, những người đã nuôi dưỡng, đặt nền móng cho chúng ta có ngày hôm nay. Tết Thanh minh còn mang ý nghĩa đạo đức, nhân văn khuyến khích mỗi người hãy sống chân thành, tốt đẹp hơn, biết đóng góp cho gia đình và xã hội.
Xem thêm: Tiết Bạch Lộ là gì? Tiết Bạch Lộ 2024 rơi vào ngày nào?
3. Giải đáp Tết Thanh minh có phải Tết Hàn thực không?
Tết Thanh minh không phải là Tết Hàn thực, tuy nhiên cả hai ngày này đều mang ý nghĩa tri ân, cảm tạ những gì chúng ta có được ngày hôm nay. Điểm khác biệt của hai ngày Tết như sau:
Tết Hàn thực | Tết Thanh minh | |
Thời gian diễn ra trong năm 2024 | 11/04/2024 – 13/04/2024 dương lịch
Nhằm 03/03 – 05/03 âm lịch |
04/04/2024 – 20/04/2024 dương lịch
Nhằm 26/02 – 12/03 âm lịch |
Ý nghĩa | Chào đón mùa xuân, cầu nguyện một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa | Tri ân ông bà tổ tiên, tưởng nhớ đến người đã khuất |
Công việc trong ngày | Cúng bái tổ tiên, ăn bánh trôi nước, bánh chay | Tảo mộ, dọn dẹp mộ phần, cúng bái tổ tiên |
Món ăn | Bánh trôi nước, bánh chay | Không có món cố định |
Đặc điểm | Thể hiện lòng biết ơn đất trời, mong ước mùa màng bội thu, gắn kết tình cảm gia đình | Thể hiện sự tôn trọng, kính trọng đối với tổ tiên, giữ gìn truyền thống |
III. Những việc người Việt thường làm trong Tết Thanh minh
Khi tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Thanh minh, rất nhiều người sẽ băn khăn cần làm những việc gì vào ngày này để tỏ lòng biết ơn với tổ tiên? Dưới đây là những việc người Việt thường làm:
1. Tết Thanh minh đi tảo mộ
Đây là công việc chính của người Việt trong ngày Tết Thanh minh, mọi người đến tảo mộ, dọn dẹp sạch sẽ mộ phần của người đã khuất. Một số người sẽ trồng lại hoa, cỏ xung quanh phần mộ, cải tạo lại phần hư hỏng do thời gian tàn phá.
Ngoài ra người ta sẽ thắp hương, làm lễ cúng bái tổ tiên, để giúp người khuất sớm ngày siêu thoát. Bày biện lễ vật như đồ ăn, thức uống, giấy tiền vàng bạc,…
2. Chuẩn bị mâm cổ cúng Tết Thanh minh
Chuẩn bị đón Tết Thanh minh được người Việt thực hiện từ vài ngày trước khi đến Tết. Một số công việc cụ thể như:
- Trang trí, dọn dẹp bàn thờ gia tiên
- Chuẩn bị hoa và cây cảnh để trang trí bàn thờ
- Chuẩn bị mâm cúng
- Lên kế hoạch và sắp xếp thời gian cúng hợp lý
Xem thêm: Chọn ngày tốt cưới hỏi tháng 6 năm 2024: Vợ chồng hạnh phúc
IV. Cúng Tết Thanh minh cần sắm lễ gì?
Theo văn hóa người Việt vào ngày Tết Thanh minh người ta thường sắm sửa: hoa, cây cỏ, hương, nhang, đèn, hoa quả, rượu, nước trong, trầu cau, giấy tiền vàng bạc để cúng lễ ngày này.
Ngoài ra, nếu bạn muốn cúng lễ chay có thể chuẩn bị thêm: Xôi, chè, trái cây, gạo muối, chén mật mong, bơ, thức ăn chay,.. Hoặc cúng lễ mặn như: Thịt luộc, chân gò, gà luộc hoặc chả lụa, giò lụa,…
Tham khảo thêm: Tiết Vũ Thủy là gì? Tiết Vũ Thủy 2024 là ngày nào trong năm?
V. Cách cúng Tết Thanh minh
Ngày Thanh minh, người ta sẽ bày lễ cúng ở một trong hai nơi đó là ngoài mộ hoặc ở tại nhà. Bạn có thể cúng cả hai nơi hoặc chọn một trong hai, cách cúng có thể tham khảo sau đây:
1. Ở ngoài mộ
Khi lập lễ cúng ngoài mộ mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, hành động này bày tỏ sự thành kính, tri ân trực tiếp đến ông bà tổ tiên của mình. Cách thức như sau:
- Chuẩn bị lễ vật cúng: Sắm sửa hương, hoa, bánh kẹo, trái cây, rượu, các món ăn truyền thống gia đình có thể chay hoặc mặn.
- Đến nghĩa trang: Gia đình, người thân tập hợp lại đến phần mộ tổ tiên để bày biện lễ cúng
- Dọn dẹp mộ phần: Trước khi bày lễ, phần mộ cần dọn dẹp sạch sẽ để tỏ lòng thành kính
- Cắm hoa, thắp hương: Cắm hoa và thắp hương là hành động tôn vinh người đã khuất, thể hiện lòng kính trọng của gia đình đến tổ tiên
- Bày biện lễ vật: Sắp xếp đồ cúng trước phần mộ sao cho hài hóa, hợp lý
- Cúng và cầu nguyện: Bạn có thể đọc Kinh hoặc đọc văn khấn cúng Thanh minh
- Rưới nước, rượu xung quanh mộ phần
- Dọn dẹp sau cúng: Sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần dọn dẹp sạch sẽ khu vực mộ phần.
Xem thêm: Tiết Đại Tuyết 2024 rơi vào ngày nào? Ý nghĩa của tiết Đại Tuyết
2. Ở tại gia
Nếu gia đình không có đủ thời gian để đi tạo mộ, bạn có thể lập bàn cúng Tết Thanh minh tại nhà. Cúng lễ bằng cả tâm thành tỏ lòng kính trọng tổ tiên, ông bà cũng sẽ giống như việc bạn đi tảo mộ. Cách thức như sau:
- Chuẩn bị bàn thờ: Dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ, trang trí bàn thờ cho gọn gàng, trang trọng.
- Chuẩn bị mâm cúng lễ: Bạn cũng sắm sửa những lễ vật như mục IV đề cập.
- Sắp xếp đồ lễ cúng cho gọn gàng, đẹp mắt, hài hòa.
- Thắp hương: Từng người trong gia đình thắp hương bàn gia tiên, lễ lạy để tỏ lòng thành kính.
- Cúng và cầu nguyện: Đọc tụng bài Kinh hoặc bài văn khấn cúng Thanh Minh
- Rưới rượu và nước lên mâm cúng.
Tham khảo thêm: Tử vi 12 con giáp tháng 1 năm 2024 đầy đủ và chi tiết nhất
Bên cạnh các thông tin trên, nếu có nhu cầu tìm mua nhà đất giá rẻ, uy tín, bạn có thể tham khảo các tin đăng tại webiste Muaban.net:
VI. Những điều gia chủ nên và không nên làm trong Tết Thanh minh
Trong ngày Tết Thanh minh, ngoài việc đi tảo mộ, cúng lễ ra, gia chủ cũng cần biết đến những việc nên hay không nên làm vào ngày lễ này.
1. Những điều nên làm trong Tết Thanh minh
- Thăm viếng mộ tổ tiên: Tảo mộ là công việc cần làm vào ngày Tết Thanh minh, do đó nếu có thể bạn hãy đi viếng mộ tổ tiên để tưởng nhớ, tri ân họ.
- Cúng bái: Nếu không thể đi tảo mộ, làm lễ cúng bái tại bàn thờ tổ tiên là việc nên làm vào ngày Tết Thanh minh.
- Mang theo rượu, hương, hoa cùng lễ vật khi đi viếng mộ
- Thể hiện tâm thành kính, biết ơn một cách chân thành
- Tham gia một số hoạt động văn hóa truyền thống trong ngày này như hát quan họ, đánh đu, chơi cầu may.
- Ăn bận nghiêm chỉnh, kín đáo khi đi viếng mộ hoặc làm lễ cúng.
Xem thêm: Tiết Kinh Trập là gì? Tiết Kinh Trập 2024 là ngày nào trong năm?
2. Những điều kiêng kị trong ngày Tết Thanh minh
Trong ngày Tết thanh minh, cần kiêng kị một số điều sau:
- Gây mất trật tự, nói lớn tiếng làm ồn khi đi viếng mộ
- Xả rác bừa bãi sau khi bày cúng tại phần mộ
- Sử dụng điện thoại quay phim, chụp ảnh khi đi đến nghĩa trang
- Đùa giỡn, cười đùa trong nghĩa trang vì như vậy là đang bất kính với người đã khuất.
- Đốt quá nhiều giấy tiền vàng bạc sẽ ảnh hướng đến môi trường xung quanh
- Không được đến viếng mộ trong trạng thái say xỉn, không tỉnh táo, không trang nghiêm
Xem thêm: Ngày tốt tháng 9 năm 2024: Xem ngày cưới hỏi, sinh con, nhập trạch
VII. Tổng hợp mẫu văn khấn ngày Tiết Thanh minh năm 2024 chi tiết nhất
Người ta thường cúng lễ vào ngày Tết Thanh minh, một số người sẽ sử dụng văn khấn giúp buổi lễ được trang trọng, trọn vẹn hơn. Dưới đây là một số bài văn khấn bạn có thể tham khảo:
- Văn khấn Tết Thanh minh ngoài mộ
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày… tháng… năm Nhâm Dần (đọc ngày tháng âm lịch)
Tín chủ chúng con là:… (đọc tên của bạn)
Ngụ tại: số nhà… phường… quận,… thành phố… (địa chỉ của nhà bạn)
Nhằm tiết thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt, có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của: cụ tứ đại, tam đại hoặc của ông bà, cha mẹ táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp. Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe, 3 tháng mùa hè, 9 tháng mùa đông đều được mạnh khỏe, tươi tốt, cứng minh chứng giám lòng thành gia đình chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Xem thêm: Tiết Cốc Vũ là gì? Tiết Cốc Vũ 2024 là ngày nào trong năm?
- Văn khấn Tết Thanh minh tại nhà
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…
Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia
Hôm nay là ngày 5 tháng 3 năm Nhâm Dần
Nay con giữ việc phụng thờ tên là…, tuổi…, sinh tại xã…, huyện…, tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.
Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.
Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.
Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồn xuôi gió, gặp nhiều may mắn.
Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Tổng kết lại, Thanh minh được xem là ngày Tết giúp con cháu người Việt ta nhớ về cội nguồn của mình để đi tảo mộ, cúng lễ tỏ lòng thành kính, hiếu thuận. Đây là một truyền thống đẹp và cần được gìn giữ, tiếp nối cho thế hệ mai sau.
Qua bài viết về Tết Thanh minh ở trên, Mua Bán hy vọng bạn có nhiều thông tin hữu ích cho mình. Đừng quên truy cập Muaban.net thường xuyên để xem những chủ đề thú vị khác về phong thủy, mua bán nhà đất, việc làm… nhé!
Xem thêm:
- Lập hạ 2024 rơi vào ngày nào? Ý nghĩa tiết Lập hạ
- Tiết Vũ Thủy là gì? Tiết Vũ Thủy 2024 là ngày nào trong năm?
- Ngày tốt cắt tóc tháng 1/2024: Khai xuân tài lộc, đón nhiều may mắn
- Tiểu Hàn là gì? Tiết Tiểu Hàn 2024 rơi vào ngày nào?
- Tiết khí là gì? Cách tính 24 tiết khí trong năm 2024
Tác giả Thảo Vân