“Sales Executive là gì?” có lẽ không còn xa lạ đối với những người trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, đối với những người làm ngành nghề khác thì cụm từ này khá mới mẻ. Bài viết hôm nay của Mua bán sẽ giải đáp tất tần tật về cụm từ này và sẽ cho bạn biết công việc của Sales Executive là gì?
Sales Executive là gì? Sự khác biệt giữa Sales Manager và Sales Executive là gì?
Sales Executive là gì?
Trước khi trả lời cho câu hỏi Sales Executive là gì thì chúng ta cần hiểu rõ Sale là gì. Sales là vị trí phụ trách công việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nhân viên Sales cần phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tư vấn và giải đáp tất cả những thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Sales Executive hay còn được gọi với tên khác là chuyên viên kinh doanh là vị trí cấp cao hơn của nghề Sales. Một chuyên viên kinh doanh sẽ đảm đương toàn bộ công việc kinh doanh theo từng khu vực và các hoạt động được đưa xuống từ cấp trên.
Để có thể trở thành một nhân viên Sales Executive, bạn phải là một nhân viên có đầy đủ kinh nghiệm trong việc làm sales. Bên cạnh đó, các kĩ năng mềm như giao tiếp, nắm bắt tâm lí khách hàng, kĩ năng truyền đạt và lắng nghe, kĩ năng chăm sóc khách hàng tiềm năng, mở rộng và phát triển thị trường,… là những yếu tố cần có của một nhân viên Sales Executive.
So sánh Sales Executive và Sales Manager
Nghề Sales là một công việc phổ biến ở các công ty. Công việc này được chia thành nhiều vị trí và cấp bậc khác nhau. Ứng với những vị trí hay cấp bậc càng cao thì sẽ đồng nghĩa với yêu cầu về tính chất công việc, kinh nghiệm, kĩ năng, khả năng chịu áp lực và tinh thần trách nhiệm sẽ càng nhiều.
Dưới đây là lộ trình thăng tiến của một nhân viên kinh doanh theo cấp bậc tăng dần:
- Nhân viên kinh doanh (Sales Man)
- Đại diện kinh doanh (Sale Representative)
- Chuyên viên kinh doanh (Sale Executive)
- Giám sát kinh doanh (Sales Supervisor)
- Giám đốc kinh doanh (Sales Manager)
Nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa Sales Manager và Sales Executive là gì. Dưới đây là một số tiêu chí cơ bản sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng giữa 2 chức vụ này.
Sales Executive | Sales Manager |
Sau khi đã hiểu những thông tin cơ bản về Sales Executive thì có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc quyền hạn của Sales Executive là gì. Đối với vị trí này, quyền hạn được thể hiện thông qua một số công việc cụ thể như sau:
|
Đối với Sales Manager, quyền hạn của Sales Manager khác với Sales Executive là gì?
|
Công việc của Sales Executive là gì?
Công việc của Sales Excutive (hay còn gọi là chuyên viên kinh doanh) là bao gồm tất cả các công việc và hoạt động liên quan đến doanh nghiệp nhằm tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Chuyên viên kinh doanh phải tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định tiềm năng bán hàng và đánh giá nhu cầu của khách hàng.
- Chủ động tìm kiếm các cơ hội bán hàng mới thông qua các cuộc điện thoại, truyền thông trực tuyến và mạng xã hội cũng là một trong những công việc quan trọng của một chuyên viên kinh doanh.
- Gặp gỡ các khách hàng tiềm năng để lắng nghe mong muốn, ý kiến, phản hồi và mối quan tâm của họ.
- Chuẩn bị và cung cấp các bài thuyết trình phù hợp về sản phẩm và dịch vụ.
- Tạo báo cáo và đánh giá thường xuyên bằng cách sử dụng dữ liệu bán hàng và tài chính
- Đảm bảo hàng hóa luôn có sẵn để bán và trình diễn.
- Thay mặt công ty tham gia các triển lãm hoặc hội nghị.
- Tiến hành đàm phán và xử lý tất cả các khiếu nại hoặc phản đối phát sinh.
- Sales executive cần phải biết tăng cường sự phối hợp, thảo luận của các thành viên trong nhóm để đạt được kết quả tốt hơn.
- Thu thập các đánh giá từ các khách hàng và tiến hành chia sẻ với các nhóm nội bộ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo nhanh các công việc khác tại đây:
Làm sale lương bao nhiêu?
Như đã đề cập ở trên thì nghề Sale có nhiều cấp bậc và vị trí khác nhau. Mỗi vị trí sẽ đảm nhiệm những chức năng và công việc đặc thù của vị trí đó, chính vì thế mà mỗi vị trí sẽ tương ứng với những mức lương khác nhau (bao gồm cả tiền hoa hồng và doanh số bán hàng):
- Nhân viên kinh doanh (Sales Man) tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương dao động từ thấp nhất là 4 triệu đến cao nhất là 20 triệu
- Đại diện kinh doanh (Sales Representative) theo khảo sát hầu hết các đại diện kinh doanh đều có thu nhập trung bình trên 10 triệu đến khoảng hơn 20 triệu/tháng
- Chuyên viên kinh doanh (Sales Executive) sẽ có mức lương thực nhận khoảng 6 triệu đến 25 triệu/tháng. Tính thêm doanh số bán hàng và hoa hồng thì mức lương có thể sẽ tăng gấp đôi.
- Giám sát kinh doanh (Sales Supervisor) sẽ có mức lương cứng từ 7 – 18 triệu/tháng.
- Giám đốc kinh doanh (Sales Manager) thông thường mức lương trung bình dao động từ 8 triệu đến 30,7 triệu.
Sau khi tham khảo về mức lương của Sale Executive, bạn cũng có thể tìm thấy một số thông tin tuyển dụng trong ngành này khi tìm việc làm ở thành phố Vinh.
Những khó khăn của công việc làm sales
Tất cả các công việc đều không dễ dàng và làm Sales cũng thế. Do đó, bạn cần hiểu rõ những khó khăn và thách thức của công việc này để có cái nhìn tổng thể về Sales.
Lương không phải lúc nào cũng cao
Đặc trưng của công việc Sales chính là bán hàng và mức lương sẽ phụ thuộc vào doanh số bán hàng của nhân viên. Nếu nhân viên không bán được hàng thì đồng nghĩa với việc họ sẽ chỉ nhận được lương cứng. Nếu tình trạng này kéo dài thì vấn đề tài chính sẽ trở thành một mối lo lớn.
Đối mặt với những khiếu nại
Không phải khách hàng nào cũng dễ chịu và hài lòng với sản phẩm và dịch vụ mà công ti cung cấp. Do đó, bạn sẽ gặp không ít những khiếu nại và phàn nàn của khách hàng. Nhiệm vụ của sales là lường trước những tình huống xấu nhất và giải quyết một cách ổn thỏa để hạn chế thấp nhất những thiệt hại về danh tiếng cho công ti.
Tập làm quen với sự từ chối
Một trong những đặc trưng của nghề làm Sales chính là nhận sự từ chối của khách hàng. Vì một số lí do nào đó như chất lượng sản phẩm hay giá cả không phù hợp. Điều quan trọng là bạn cần phải kiên nhẫn và tiếp tục công việc chào hàng của mình.
>>> Tham khảo thêm: Môi giới nhà đất và 5 bí kíp giúp chốt “sale” nhanh!
Các kỹ năng cần có ở một Sales Executive là gì?
Kỹ năng điều hành, quản lý
Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng của người làm quản lý. Để tiến trình công việc suôn sẻ, đạt hiệu cao thì việc khích lệ tinh thần, giúp đỡ nhân viên cấp dưới, hướng dẫn và hỗ trợ họ một cách nhiệt tình là rất cần thiết. Một môi trường làm việc tốt, thoải mái sẽ là động lực to lớn trong việc giúp mọi người làm việc hết mình.
Kỹ năng bán hàng
Đối với chuyên viên kinh doanh, kỹ năng bán hàng rất quan trọng. Họ luôn tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của họ nhằm cung cấp cho họ những thông tin quý giá về sản phẩm của công ty mình. Không chỉ vậy, họ phải giúp đỡ, tư vấn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ chứ không chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm của mình. Điều này sẽ tạo dựng được niềm tin lâu dài với khách hàng. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh phải luôn lắng nghe và sẵn sàng giải quyết các vấn đề và phàn nàn của khách hàng. Từ đó sẽ xây dựng được hệ thống mạng lưới khách hàng thân thiết. Muốn vậy, chuyên viên kinh doanh cũng cần phải có các kỹ năng như giao tiếp và đàm phán.
Kỹ năng làm việc nhóm
Chuyên viên kinh doanh là người quản lý nhân viên, vì vậy kỹ năng làm việc nhóm là rất cần thiết. Là một nhà quản lý, việc lắng nghe, tiếp thu và tôn trọng những đánh giá, góp ý của cấp dưới không chỉ giúp bạn hoàn thành tốt công việc quản lý, mà còn tìm ra những giải pháp hiệu quả trong lĩnh vực và hoạt động kinh doanh, đồng thời hoàn thiện bản thân.
Kỹ năng tổ chức công việc
Các Sales Executive phải có khả năng phân phối công việc và giải quyết vấn đề theo nhóm, đảm bảo sự công bằng giữa các thành viên trong nhóm để công việc không bị cản trở vì bất kỳ lý do gì. Trong thời đại ngày nay, nhân viên kinh doanh cũng cần có những kỹ năng bổ sung như:
- Thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ.
- Thành thạo tin học văn phòng cơ bản như: Word, Excel, Powerpoint,…
- Hiểu biết sâu rộng về Internet, các Website cũng như các phần mềm hỗ trợ kinh doanh.
- Năng động, nhiệt tình trong công việc.
- Kiên trì và có khả năng tự học hỏi, có chí tiến thủ,…
>>> Tham khảo thêm: Sales Director là gì? Những điều cần biết về Sales Director
Tìm kiếm công việc Sales Executive ở đâu?
Công việc này hiện nay đang rất phổ biến, do đó nếu có năng lực thì bạn sẽ tìm cho mình một công việc Sales Executive. Có nhiều cách để tìm kiếm công việc Sales Executive như tìm kiếm công việc ở các website của công ty, tìm trên các trang thông tin tuyển dụng như TopCV, Vietnamworks, 123Job, Careerbuilder,…Khi tìm công việc trên các trang web, bạn cần sáng suốt trong việc lựa chọn để tránh bị lừa đảo
Các thuật ngữ thông dụng về chức vụ trong Sales
- Sales Executive: Nhân viên kinh doanh (có nơi gọi là Sales Staff)
- Senior Sales Executive: Chuyên viên kinh doanh
- Sales Manager: Trưởng bộ phận kinh doanh
- Sales Representative: Đại diện kinh doanh
- Key Account: tương đương với “Sales Executive”.
- Account manager: tương đương với “Sales Manager” nhưng được giao nhiệm vụ quản lý và chăm sóc một số khách hàng cụ thể, tùy cách gọi của mỗi công ty.
- Key account manager: Cũng là “Account Manager” nhưng chuyên phụ trách những khách hàng quan trọng của công ty
- Director of Sales: Giám đốc kinh doanh
- Regional/Area Sales Manager: Trưởng bộ phận kinh doanh theo khu vực
- Sales Support/Assistant Executive: Nhân viên hỗ trợ kinh doanh, thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ các thủ tục, giấy tờ liên quan đến việc bán hàng cho Sales Executive hay Sales Manager.
- Sales Supervisor: Giám sát kinh doanh – Tele Sales: Bán hàng từ xa, thường được giao công việc là ngồi tại văn phòng và liên lạc với khách hàng bằng cách gọi điện thoại hoặc thông qua Internet để chào bán sản phẩm.
Trên đây là tất cả những thông tin để giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Sales Executive là gì?” Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp cho bạn những thông tin liên quan như mức lương, quyền hạn và những thách thức của một chuyên viên kinh doanh để bạn có một cái nhìn tổng quát về ngành nghề này. Hãy truy cập Muaban.net thường xuyên để không bỏ lỡ những tin tức về lĩnh vực kinh doanh bạn nhé!
>>> Xem thêm:
- 5 nguyên tắc cơ bản nhất để trở thành nhân viên sale chuyên nghiệp!
- Kinh nghiệm tuyển dụng sale admin hiệu quả
- Bật mí các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng hay gặp nhất
Nguyễn Vy