Tại sao quản lý chất lượng lại đóng vai trò sống còn của một doanh nghiệp? Những lợi ích nào mà quản lý chất lượng có thể mang tới cho doanh nghiệp, tổ chức? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Quản lý chất lượng là gì?
Không phải ai cũng biết tới khái niệm quản lý chất lượng bởi đây cũng là một trong những thuật ngữ chuyên ngành.
Bản chất của quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là hoạt động nhằm định hướng và kiểm soát chất lượng của một tổ chức. Đúng như cái tên, quản lý chất lượng giúp đảm bảo doanh nghiệp đạt được mức tiêu chuẩn cũng như là chất lượng như mục tiêu đề ra.
Như vậy, bản chất của quản lý chất lượng là quá trình đưa ra mục tiêu và tạo lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Sau khi đã đạt được, doanh nghiệp tiếp tục phải đảm bảo duy trì tiêu chuẩn chất lượng đó và không ngừng cải tiến về lâu dài.
>>> Xem thêm: Kỹ năng xác định mục tiêu cá nhân quan trọng như thế nào?
Vai trò của quản lý chất lượng
Không phải ngẫu nhiên quản lý chất lượng lại được quan tâm nhiều trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Quản lý chất lượng đóng vai trò quan trọng như sau:
- Quản lý chất lượng góp phần thúc đẩy sự ra đời của các sản phẩm tiên tiến, ngày càng đáp ứng được nhiều nhu cầu của con người. Như vậy, quản lý chất lượng đóng vai trò trong việc tạo ra nhiều những sản phẩm hữu ích với cuộc sống loài người.
- Với những sản phẩm ngày càng tốt hơn và hữu ích hơn, quản lý chất lượng mở ra cơ hội thu về nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp, đặc biệt các sản phẩm mang tính đột phá, độc quyền.
- Quản lý chất lượng cũng có ý nghĩa với Nhà nước bởi khả năng quản lý, đảm bảo quyền lợi của các nhà kinh doanh.
- Xác định được hướng đi lâu dài cho doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội phát triển ngày càng nhanh, việc quản lý chất lượng cũng đồng nghĩa với việc nỗ lực cải tiến để đưa doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
>>> Xem thêm: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và tối ưu nhất bạn nên biết
Vì sao doanh nghiệp cần phải quản lý chất lượng
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đề cao tới quản lý chất lượng, bởi đây là yếu tố kiến tạo nên sự bền vững của doanh nghiệp.
Đảm bảo và duy trì chất lượng của doanh nghiệp
Một sản phẩm được làm ra bao giờ cũng coi trọng yếu tố chất lượng. Khi sản phẩm được đảm bảo đầy đủ các vấn đề chất lượng, niềm tin của khách hàng cũng dần được hình thành và củng cố.
Chất lượng sản phẩm được đảm bảo sẽ giúp doanh nghiệp đạt doanh số cao. Đồng thời, một sản phẩm tốt, chất lượng cũng dễ dàng nhận được sự yêu mến của khách hàng đối với thương hiệu.
Tiết kiệm chi phí sản xuất, vận hành
Quản lý chất lượng không chỉ là duy trì và đảm bảo chất lượng của sản phẩm, mà còn nỗ lực để đạt được phương án tối ưu. Chính vì nỗ lực không ngừng cải tiến, quản lý chất lượng mang đến những phương án sản xuất tối ưu, giúp tiết kiệm chi phí một cách hợp lý.
Giảm thiểu rủi ro
Rủi ro luôn là nỗi lo của rất nhiều người, không ngoại trừ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu những rủi ro này bằng việc quản lý chất lượng.
Như vậy, trong quá trình đề xuất mục tiêu và lập kế hoạch, bạn đã phải hình dung và chuẩn bị sẵn sàng cho các trường hợp rủi ro có thể xảy đến. Việc này sẽ giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro, mang đến những kết quả như mong muốn.
Tham khảo ngay những tin đăng tuyển dụng việc làm quản lý lương cao, mới nhất
Một số phương pháp quản lý chất lượng
Để quản lý chất lượng, bạn có thể tập trung vào một số phương pháp sau đây!
Kiểm tra chất lượng
Kiểm tra chất lượng là phương pháp quản lý chất lượng bằng các hoạt động thử nghiệm, đo, xem xét một hay nhiều đặc tính. Từ đó, so sánh kết quả nhằm xác định tính phù hợp của các đặc tính được đem ra thử nghiệm.
Kiểm tra chất lượng nằm ở cuối một quá trình sản xuất, giúp phát hiện ra những sai phạm, những sản phẩm lỗi và đặc biệt, truy tìm ra các nguyên nhân gây ra lỗi. Cũng chính là điều này mà phương pháp kiểm tra chất lượng thường mang tới cảm giác căng thẳng cho môi trường làm việc với sức ép tâm lý cao.
Về phương pháp kiểm tra chất lượng, phương pháp này mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn sau khi đã hoàn thành sản phẩm. Vì vậy, phương pháp chưa có sự tác động trong việc thiết lập chất lượng cũng như quản lý và duy trì chất lượng. Đồng thời, phương pháp này cũng yêu cầu một lượng thời gian đủ nhiều để tiến hành sàng lọc trên 100% sản phẩm.
>>> Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề & cách giải quyết vấn đề hiệu quả
Kiểm soát chất lượng
Khác với kiểm tra chất lượng thực hiện ở cuối quá trình sản xuất, kiểm soát quá trình là phương pháp mà các hoạt động được thực hiện đều phục vụ để kiểm soát chất lượng. Như vậy, phương pháp này đòi hỏi sự kiểm soát đối với toàn bộ yếu tố. Các yếu tố đó thông thường bao gồm:
Kiểm soát con người
- Cần đảm bảo tất cả những ai tham gia vào quá trình sản xuất đều được phân chia nhiệm vụ rõ ràng, có khả năng giải quyết nhiệm vụ đó bằng kỹ năng, kiến thức có được.
- Được chuyển giao toàn bộ tài liệu cần thiết để xử lý công việc.
- Cần đảm bảo tiến độ sản xuất sản phẩm.
Phương pháp và quá trình sản xuất sản phẩm
- Trước khi đi vào sản xuất, cần lên kế hoạch, quy trình với các phương pháp sẽ được sử dụng nhằm đảm bảo việc vận hành diễn ra trơn chu, đúng tiến độ.
- Phù hợp với các quy định như vệ sinh an toàn & thực phẩm, luật pháp,…
Kiểm soát thiết bị
- Thiết bị được sử dụng phải phù hợp và có khả năng xử lý được vấn đề.
- Thiết bị ngoài kế hoạch sử dụng còn cần phải được lên kế hoạch bảo dưỡng để giữ độ bền cho các lần sử dụng tiếp theo.
Kiểm soát môi trường
- Cần đảm bảo tạo ra môi trường sản xuất thích hợp. Sự thích hợp này được tính trên các yếu tố về âm thanh, ánh sáng, điều kiện tiếng ồn,…
- Đảm bảo an toàn cho người lao động và cả sản phẩm.
Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng là một phương pháp quản lý chất lượng bằng các hoạt động có hệ thống, được lên kế hoạch cụ thể. Đảm chất lượng giúp đem lại niềm tin bằng việc khẳng định lại chất lượng của sản phẩm.
Chính vì vậy, để thực hiện phương pháp đảm bảo chất lượng, bạn cần xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng để trở thành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng.
8 nguyên tắc quản lý chất lượng
Việc quản lý chất lượng cũng có những nguyên tắc riêng như sau:
- Định hướng khách hàng. Khi sản xuất một sản phẩm, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần xác định nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp cần thấu hiểu, xác định được những mong muốn, nhu cầu về sản phẩm của khách hàng để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu đó.
- Sự lãnh đạo. Bất kỳ tổ chức nào cũng cần có một người lãnh đạo, giúp đưa mọi thứ hướng đến một mục tiêu chung đã đề ra. Đồng thời, người lãnh đạo còn phải biết tạo ra sự hứng thú, say mê cho đội ngũ nhân viên trong quá trình làm việc.
- Sự tham gia. Sự tham gia rất quan trọng. Nhân sự tham gia sản xuất đóng góp không chỉ công sức mà còn tham gia vào chất xám kiến tạo nên sản phẩm.
- Tiếp cận sản phẩm theo quá trình. Điều này yêu cầu quá trình sản xuất sản phẩm cần được thực hiện dựa theo một quá trình với các bước lần lượt.
- Quản lý theo hệ thống. Nguyên tắc này cho thấy sản phẩm là tổng hòa của các yếu tố riêng rẽ tạo nên. Chính vì vậy, quản lý theo hệ thống yêu cầu doanh nghiệp phải xem xét chất lượng sản phẩm dựa trên sự kết hợp của toàn bộ yếu tố
- Cải tiến. Cải tiến tạo ra cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, đưa chất lượng sản phẩm lên cao nhất.
- Quyết định dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin chứ không phải theo cảm tính hay sự suy diễn.
- Hợp tác song phương với đối tác cung ứng. Việc đôi bên cùng có lợi sẽ tạo ra mối quan hệ tương hỗ, giúp tạo ra môi trường tích cực trong quá trình hợp tác.
Như vậy, quản lý chất lượng là một lĩnh vực đòi hỏi tính chuyên môn cao cũng như khả năng phối hợp giữa người với người. Quản lý chất lượng bao trùm lên nhiều yếu tố với những yêu cầu chặt chẽ. Tuy nhiên, thực hiện được quy trình quản lý chất lượng chính là cách để giúp sản phẩm và doanh nghiệp ngày trở nên chất lượng hơn. Đừng quên truy cập Việc Làm Mua Bán để cập nhật mới nhất tin tuyển dụng việc làm uy tín hiện nay nhé!
>>> Xem thêm: Leader là gì? Bí quyết trở thành 1 leader giỏi
Việt Đông.