Friday, November 22, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmPháp chế là gì? Tìm hiểu về pháp chế và nghề pháp...

Pháp chế là gì? Tìm hiểu về pháp chế và nghề pháp chế tại Việt Nam

Pháp chế có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi quản lý của Nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội hay mọi tổ chức, cá nhân. Cùng Muaban.net tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm pháp chế là gì cũng như các quy định chung về pháp chế nhé!

Pháp chế là gì
Pháp chế là gì?

I. Tìm hiểu chung về pháp chế

1. Pháp chế là gì?

Pháp chế (tiếng Anh là Legislation) là một chế độ hay trật tự pháp luật, mà trong đó, ngay cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội hay mọi cá nhân đều phải tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm túc. Pháp chế biểu thị quá trình tạo lập nên pháp luật và có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, chúng không hề không đồng nhất.

2. Nguyên tắc pháp chế

Nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc pháp chế

Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định những nguyên tắc của pháp chế như sau:

  • Thứ nhất: Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.
  • Thứ hai: Cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật.
  • Thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

3. Phân biệt pháp chế và pháp luật

Có thể phân biệt pháp luật và pháp chế một cách rõ ràng như sau:

  • Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, dùng để điều chỉnh các hành vi và các quan hệ xã hội nhằm thiết lập một trật tự xã hội an ninh, ổn định.
  • Pháp chế là chế độ, tình trạng xã hội khi pháp luật được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Có thể nói pháp chế bao gồm hệ thống pháp luật và việc thực hiện pháp luật trong cuộc sống.

>>> Xem thêm: Biên chế là gì? Lợi ích hấp dẫn khiến ai cũng muốn tham gia biên chế

II. Nghề pháp chế

1. Người làm công tác pháp chế là gì?

Người làm công tác pháp chế hay còn được gọi là chuyên viên pháp chế hoặc chuyên viên pháp lý là người đại diện cho công ty về các vấn đề có liên quan tới pháp luật.

Nhân viên pháp chế kiểm soát các hoạt động trong và ngoài để công ty, hạn chế tối đa những rủi ro mà các đối thủ cạnh tranh mang lại. Ngoài ra, còn đảm nhiệm các nhiệm vụ công việc có liên quan đến hợp đồng và các vấn đề pháp lý hay chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục có liên quan.

2. Vai trò của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp

2.1 Xây dựng các pháp chế nội bộ

Nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp đảm nhận vai trò xây dựng ra các pháp chế trong nội bộ. Cụ thể như trực tiếp thực hiện soạn thảo quy chế nội bộ doanh nghiệp như điều lệ, quy chế, nội quy lao động,.. ;tham gia đóng góp ý kiến ở góc độ pháp lý các văn bản khi Chủ sở hữu công ty đã xây dựng dự thảo và giao Bộ phận pháp chế đóng góp ý kiến.

2.2 Điều tiết các hoạt động pháp chế trong doanh nghiệp

Ngoài xây dựng, tạo ra các pháp chế cho nội bộ thì nhân viên pháp chế còn có chức năng điều tiết, kiểm soát hoạt động pháp chế trong doanh nghiệp. Họ thực hiện tư vấn giúp các ban lãnh đạo của doanh nghiệp trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật hay góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức gửi xin ý kiến liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 

Vai trò của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp
Vai trò của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp

Ngoài ra, họ hỗ trợ ban lãnh đạo như Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người lao động.

Không những thế, họ còn đưa ra ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định của tổ chức, quản lý của doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư nước ngoài nhằm hạn chế rủi ro không mong muốn. 

2.3 Theo dõi việc thực hiện pháp chế

Bên cạnh đó, chuyên viên pháp chế theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp để đánh giá ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Quy chế là gì? 10 điều phải biết về quy chế để dễ xin việc

3. Một số tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế

Một số tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế
Một số tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế có quy định về tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế, với  nội dung vụ thể:

“a) Công chức pháp chế quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.

Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.

b) Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.

c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm a và điểm b khoản này, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân”.

4. Con đường trở thành Chuyên viên pháp chế

4.1 Yêu cầu về trình độ học vấn

Vì pháp chế luôn song hành cùng pháp luật, nên để trở thành một chuyên viên pháp chế yêu cầu bạn cần phải có kiến thức nền tảng về pháp luật. Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo uy tín về ngành luật, điển hình như Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh,  Đại học Luật Hà Nội, Đại học Kinh tế – Luật, Khoa Luật Đại học Quốc gia,… 

Tuy nhiên chỉ học về lý thuyết suông, người làm pháp chế cần phải vững về tư duy vận dụng pháp luật vào các tình huống khác nhau trong các cơ quan, doanh nghiệp. Vì thế, để trở thành một chuyên viên pháp chuyên nghiệp bạn cần phải thực chiến các tình huống cũng như trải qua các lớp học pháp luật nâng cao năng lực.

4.2 Môi trường làm việc và mức lương pháp chế
Môi trường làm việc và mức lương pháp chế
Môi trường làm việc và mức lương pháp chế

Phần lớn các nhân viên pháp lý đều làm việc trực tiếp tại văn phòng. Họ thực hiện các công việc từ đơn giản đến phức tạp như đặt lịch hẹn, xử lý điện thoại, xử lý email, soạn thảo hợp đồng, hỗ trợ thông tin cho các vụ kiện, nghiên cứu và thu thập thông tin đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.

Chuyên viên pháp chế sẽ có mức lương khá ổn định từ 10 triệu/ tháng. Đối với các chuyên viên có kinh nghiệm từ 1-5 năm thì có mức lương cao hơn lên đến 15 triệu/ tháng. riêng với các chuyên viên nhiều kinh nghiệm sẽ có mức lương dao động từ 20 đến 30 triệu/ tháng.

4.3 Cơ hội việc làm Chuyên viên pháp chế

Có rất nhiều cơ hội làm việc cho một chuyên viên pháp chế. Thăng tiến trong ngành nghề này, sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, được tiếp cận với nhiều tình huống thực tế và giải quyết nó một cách nhạy bén. Không những thế, bạn còn có thể được tham gia các khóa huấn luyện chuyên môn nếu bạn thực sự có năng lực.

>>> Xem thêm: Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương trung bình sau tốt nghiệp

III. Vai trò của pháp chế trong đời sống xã hội

Pháp chế là chế độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý đời sống xã hội theo pháp luật và bằng pháp luật. Công tác pháp chế được hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong xã hội thực hiện một hoặc nhiều công việc cụ thể nhằm thực thi pháp luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống. Việc thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế, công tác pháp chế giúp cho xã hội được ổn định, đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong xã hội.

Phòng chống pháp chế và vai trò của pháp chế trong đời sống xã hội
Phòng chống pháp chế và vai trò của pháp chế trong đời sống xã hội

Ở Việt Nam, pháp chế, công tác pháp chế có vị trí, vai trò, chức năng vô cùng quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Điều đó được thể hiện rõ ở một số điểm như sau:

1. Điều chỉnh hành vi của mọi cá nhân, tổ chức hướng đến trong khuôn khổ pháp luật

Thứ nhất, pháp chế, công tác pháp chế bảo đảm cho Đảng lãnh đạo và nhân dân thực hiện quản lý nhà nước của mình bằng pháp luật và theo pháp luật. Điều này có nghĩa là pháp chế, công tác pháp chế đảm bảo cho việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức từ Trung ương đến địa phương được thực hiện theo pháp luật và đúng pháp luật.

Điều chỉnh hành vi của mọi cá nhân, tổ chức hướng đến trong khuôn khổ pháp luật
Điều chỉnh hành vi của mọi cá nhân, tổ chức hướng đến trong khuôn khổ pháp luật

Pháp chế còn điều chỉnh hành vi quản lý của Nhà nước đối với xã hội và đối với từng lĩnh vực của đời sống xã hội, đối với mọi tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng pháp luật, theo pháp luật.

Pháp chế điều chỉnh mọi hành vi của cá nhân, tổ chức; pháp chế bảo đảm cho mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

2. Công cụ củng cố trật tự xã hội

Thứ hai, pháp chế và công tác pháp chế là công cụ để tạo lập và củng cố trật tự, kỷ cương trong xã hội. Để thiết lập trật tự, kỷ cương, phép nước trong xã hội nhất định phải có pháp luật và pháp luật phải được mọi chủ thể cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh.

3. Bảo vệ lợi ích của tổ chức và cá nhân

Thứ ba, pháp chế góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, các quyền và lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khi có nền pháp chế vững mạnh thì sẽ hình thành được trật tự, kỷ cương trong xã hội, từ đó lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích chính đáng của mọi tổ chức, cá nhân đều được tôn trọng và bảo vệ. Bên cạnh đó, pháp chế còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ văn minh.

Tham khảo tin đăng để tìm công việc phù hợp với bạn:

Cộng tác viên tuyển dụng lao động phổ thông
1
  • Hôm nay
  • Quận Đống Đa, Hà Nội
Tuyển dụng Nhân viên Content Marketing
0
  • Hôm nay
  • Quận Hải Châu, Đà Nẵng
TUYẾN NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
TUYỂN THIẾT KẾ Graphic Designer POD
0
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
tuyển 2 vị trí quảng lý và 1 chuyên viên tại ĐN
0
  • Hôm nay
  • Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Tuyển nhân viên văn phòng
0
Tuyển nhân viên văn phòng 8 - 8 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Thành phố Dĩ An, Bình Dương
NHÂN VIÊN KINH DOANH
0
NHÂN VIÊN KINH DOANH 6 - 15 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Thành phố Thuận An, Bình Dương
Nhân viên gia công cắt dán (được đào tạo) Quận 1
0
  • Hôm nay
  • Quận 1, TP.HCM
Tuyển dụng 3 nhân viên vị trí nhân viên văn phòng
0
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
tuyển dụng nhân sự làm việc văn phòng
0
  • Hôm nay
  • Thành phố Dĩ An, Bình Dương
Tuyển Dụng Nhân Viên Văn Phòng
0
  • Hôm nay
  • Quận Hà Đông, Hà Nội
CHUYÊN VIÊN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG QUẬN 7
0
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
******Quận 9 cần Tuyển 2 nam/nữ nhân viên văn phòng, hành chính
0
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
*** nhân viên văn phòng ko yc kinh nghiệm***
0
  • Hôm nay
  • Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Mở rộng chi nhánh, cần tuyển Quản lý Nhân sự
0
  • Hôm nay
  • Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Công Việc Cho Người Trung Tuổi, Đi Làm Ngay ( Chính Thức Hoặc Thời Vụ)
3
Chuyên Viên Hỗ Trợ Khách Hàng.
0
  • Hôm nay
  • Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tuyển dụng CVKD Bất động sản Đà Nẵng
0
  • Hôm nay
  • Quận Hải Châu, Đà Nẵng
CẦN TUYÊN 2 NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG
0
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Tuyển LĐPT Tạp Vụ, Bán Hàng, Phụ Kho, Bảo Vệ Làm Giờ Hành Chính
5
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM

IV. Tổng kết

Hy vọng bài viết trên của Muaban.net đã giúp bạn có thể hiểu thêm về pháp chế là gì? Cũng như con đường trở thành chuyên viên pháp chế. Và đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật thật nhiều tin tức về việc làm mới nhất bạn nhé. Chúc bạn luôn thành công trong công việc lẫn cuộc sống!

>>> Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ