Monday, May 6, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmVi phạm dân sự là gì? So sánh vi phạm dân sự...

Vi phạm dân sự là gì? So sánh vi phạm dân sự và vi phạm hành chính

Vi phạm dân sự là gì? Quan hệ dân sự là một trong những quan hệ pháp luật phổ biến nhất trong xã hội thời nay. Trong quan hệ pháp luật dân sự có thể sẽ không tránh khỏi vi phạm hoặc vi phạm dân sự. Vi phạm dân sự là gì, sẽ bị xử lý như thế nào? Cùng Muaban.net tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Vi phạm dân sự là gì?

Vi phạm dân sự là gì? Trong các bộ luật về Dân sự được ban hành bởi nhà nước đã quy định về những loại vi phạm, một trong số đó là vi phạm dân sự. Vi phạm dân sự là xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được quy định chung trong bộ luật Dân sự và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ, như quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả,…

Vi phạm dân sự
Vi phạm dân sự là gì?

Đối tượng dân sự rất rộng, có thể là cá nhân với cơ quan, tổ chức,… Bên cạnh khái niệm về vi phạm dân sự, người ta cũng rất quan tâm đến thuật ngữ Chế tài dân sự. Ý nghĩa thuật ngữ này thể hiện những hậu quả pháp lý bất lợi và nằm ngoài ý muốn.

Đối tượng bị áp dụng chế tài dân sự là những người có hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ, hành vi dân sự. Chế tài được coi là “công cụ” bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể, tránh sự ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích cá nhân của chủ thể. Bên cạnh đó, các hiệp ước, giao kèo và cam kết giữa các chủ thể sẽ đảm bảo bởi chính nó. 

Điểm khác biệt giữa chế tài dân sự và chế tài hành chính hay hình sự là chế tài dân sự đảm bảo lợi ích cho cá nhân, trong khi đó các chế tài còn lại để đảm bảo lợi ích công, lợi ích của nhà nước. Người vi phạm buộc phải thực hiện mức phạt theo đúng quy định của pháp luật như bồi thường hoặc xin lỗi người bị hại. 

Thêm một yếu tố cần quan tâm khi nói về vi phạm dân sự đó là chịu trách nhiệm về mặt tài sản, thường sẽ áp dụng với người vi phạm. Trong trường hợp này người vi phạm phải bồi thường thiệt hại về mặt vật chất hoặc tinh thần cho người bị hại. 

Ví dụ: Bạn đọc một cuốn sách hay, sau đó bạn trích dẫn một đoạn trong bài để làm thành một cuốn sách khác để thu lợi nhuận cho bản thân. Nếu như bị tác giả phát hiện, có thể bạn sẽ bị kiện cáo và truy tố hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng

Các hành vi vi phạm dân sự là gì?

Vi phạm dân sự là phạm trù rất rộng vì vậy, hãy cùng phân tích một số hành vi vi phạm dân sự để hiểu thêm vấn đề này:

Vi phạm dân sự
Các hành vi vi phạm dân sự
  • Vi phạm các nguyên tắc của bộ luật dân sự
  • Vi phạm các điều cấm của bộ luật dân sự
  • Vi phạm nghĩa vụ dân sự
  • Vi phạm hợp đồng dân sự
  • Vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng
  • Các vi phạm khác đối với quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân dân sự

>>> Tham khảo thêm: Hợp đồng nguyên tắc là gì? Hướng dẫn cách lập, mẫu tham khảo

Một vài ví dụ về vi phạm luật dân sự

Ví dụ 1: Khi thực hiện không đúng quy định trong hợp đồng thuê nhà.

Ví dụ 2: Công ty A ký kết hợp đồng mua bán 1 tấn gạo với công ty C. Theo thỏa thuận bên A có trách nhiệm giao hàng cho bên C vào ngày 10/10/2020. Đến ngày giao hàng mà A không mang hàng đến, do điều kiện sản xuất C phải mua hàng của B. Như vậy A có trách nhiệm phải trả số tiền chênh lệch giữa giá trị hàng hóa mà C mua của B so với giá thị trường.

Trong ví dụ này trách nhiệm pháp lý dân sự hình thành bởi hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự tức là bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. 

Như vậy, trách nhiệm dân sự phát sinh khi có nghĩa vụ dân sự không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Nghĩa vụ được hình thành từ giao dịch dân sự (hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự). Ở trường hợp này, pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự bởi người của pháp nhân gây ra.

Vi phạm dân sự
Ví dụ về vi phạm luật dân sự

Ví dụ 3: Bạn hợp đồng với công ty xây dựng để xây nhà trong thời gian 6 tháng. Tuy nhiên, do thiếu trách nhiệm nên hơn 6 tháng nay đội thi công của công ty vẫn chưa hoàn thành công trình. Theo đó, công ty đã vi phạm nghĩa vụ hoàn thành công việc. Việc vi phạm này sẽ khiến bạn chưa có nhà ở trong thời gian dự định mua và cần tiếp tục thuê chỗ ở khác. Vì vậy, công ty phải bồi thường cho bạn số tiền phát sinh, đây là trách nhiệm dân sự.

Vi phạm dân sự bị xử lý như thế nào?

Vi phạm quy định về trật tự công cộng 

Có cử chỉ, lời nói, hành động thô bạo, khiêu khích, chọc ghẹo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Làm nhục người khác 

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ 03 năm cho người nào xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. 

Nếu phạm tội trong các trường hợp dưới đây, sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: 

  • Phạm tội 02 lần trở lên
  • Đối với 02 người trở lên 
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
  • Đối với người đang thi hành nhiệm vụ
  • Đối với người chăm sóc, dạy dỗ, nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.
Vi phạm dân sự
Vi phạm dân sự bị xử lý như thế nào

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ quân sự

  • Bên có nghĩa vụ quân sự mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền
  • Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

Trách nhiệm khi vi phạm dân sự

Vi phạm dân sự
Trách nhiệm hành vi vi phạm dân sự

Việc không thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc cố tình không thực hiện cho thấy thiếu tôn trọng và coi thường nhiệm vụ được giao. Những trường hợp này nếu nghiêm trọng sẽ phải đền bù ở mức khá cao. Vì vậy cần tránh vi phạm những trường hợp tương tự, cần có trách nhiệm với nghĩa vụ mình được giao.

  • Trách nhiệm trong trường hợp tiếp nhận nghĩa vụ chậm nhiều lý do dẫn đến điều này chẳng hạn đã có quy định tiếp nhận hồ sơ vào ngày này nhưng do một vài sự cố nên dẫn đến chậm tiếp nhận. Nếu có chi phí phát sinh thì bên làm chậm hay không tiếp nhận sẽ phải chịu chi phí phát sinh, đồng thời đền bù thiệt hại.
  • Trách nhiệm khi không tiếp nhận, không thực hiện hay thực hiện chậm nghĩa vụ cũng buộc phải yêu cầu bồi thường, chịu chi phí vật chất nếu có. Cũng tương tự như trường hợp trên tuy nhiên mức độ chịu trách nhiệm của các trường hợp không thực hiện sẽ cao hơn. Chậm tiếp nhận, thực hiện sẽ bị ảnh hưởng đến cả 2 bên chứ không phải mỗi bên vi phạm. 

Nếu không thể thực hiện được thì cần thông báo lại cho người yêu cầu để có kế hoạch xử lý, tránh phải phát sinh quá nhiều sẽ dẫn đến không đền bù nổi. Một số trường hợp không thể thông báo như có vấn đề về sức khỏe, tai nạn,… thì bên yêu cầu có thể sẽ miễn phí mức bồi thường cho bên vi phạm. 

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm thì có thể tham khảo nhanh các tin đăng dưới đây:

Cần tuyển nhân viên bảo vệ trực tại Thủ Đức
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
CẦN TUYỂN GẤP NAM,NỮ LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG ĐI LÀM NGAY
1
Cần tuyển bảo vệ nội bộ làm tại Quận Tân Phú
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN LÀM VIỆC TẠI KHU VỰC QUẬN BÌNH TÂN
4
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Hệ Thống Co.opMart Hồ Chí Minh Tuyển  Nhân Viên Bán Hàng _Trực Quầy
3
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Cửa hàng Ngọc tuyền Cần bổ cung gấp 5b đi làm ngay(được hướng dẫn CV)
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tuyển LĐPT làm việc tại siêu thị và cửa hàng ở khu vực TP HCM.
5
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Bách Hoá Xanh Tuyển Dụng Gấp Nam Nữ Full-time /Part-time
6
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Cửa hàng tiện lợi 24h cần tuyển nhân viên bán hàng tại cửa hàng
5
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
Hệ Thống Co.OpMart HCM Tuyển  Nhân Sự Nam Nữ Bán Hàng Trực Quầy Hàng
9
  • Hôm nay
  • Quận Phú Nhuận, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN THIẾT KẾ RẬP THỜI TRANG MÁY TÍNH
5
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
CỬA HÀNG CẦN GẤP - CẦN  BẠN NHÂN VIÊN CHO CHI NHÁNH MỚI KHU VỰC #TPHCM
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Gấp Gấp Gấp! TUYỂN 20 Nam/ Nữ ( Trực Quầy Đóng Gói Phụ Kho Tạp Vụ)
4
  • Hôm nay
  • Quận 10, TP.HCM
TÌM KẾ TOÁN THUẾ _ TUYỂN GẤP_ ĐI LÀM NGAY
1
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
 Cần Tuyển 02Nam/Nữ Trên 18 Có CCCD đi làm luôn
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
TUYỂN GẤP TẠP VỤ TÒA NHÀ CHUNG CƯ TẠI  PHÚ NHUẬN
2
  • Hôm nay
  • Quận Phú Nhuận, TP.HCM
[HCM] Tuyển Gấp Nhân Viên Bán Hàng/Tạp Vụ/Thu Ngân (Fulltime/Parttime)
15
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Tuyển Nhân viên bán hàng, thu ngân, soạn kho, tạp vụ, bảo vệ
6
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tuyển gấp 5 NV đóng gói,kiểm hàng và bán hàng
2
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM

Vi phạm hành chính và vi phạm dân sự có điểm gì khác nhau? Ví dụ

Vi phạm dân sự
Vi phạm hành chính và vi phạm dân sự có gì khác nhau
  • Vi phạm hành chính là sự xâm phạm đến các quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước với nội dung chính là chấp hành và điều hành. Những hành vi vi phạm được quy định chung trong Luật xử lý vi phạm hành chính.

Ví dụ như anh B điều khiển xe gắn máy khi tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo hiểm và vượt đèn đỏ, hành vi của anh B là hành vi vi phạm giao thông đường bộ và sẽ phải bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.

  • Vi phạm dân sự là sự xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được quy định chung trong bộ luật Dân sự và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.

Ví dụ như A là học sinh cấp 3 từ quê lên TP. HCM học đại học, thuê trọ. Khi kí kết hợp đồng có thời hạn là 1 năm, điều khoản đã ghi rõ quyền và nghĩa vụ của 2 bên. Tuy nhiên A chỉ mới ở được 3 tháng, chủ nhà đã đuổi A đi vì lý do không thích cho ở nữa. Hành vi của chủ nhà A là hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Trong trường hợp này A có thể gửi đơn kiện chủ nhà ra Tòa án nơi tạm trú đó để yêu cầu bồi thường về hành vi vi phạm pháp luật này. 

Vi phạm dân sự
Vi phạm hành chính và vi phạm dân sự có gì khác nhau?

Sự khác nhau về chế tài hành chính và chế tài dân sự:

  • Chế tài hành chính là bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử phạt hành chính gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất.
  • Chế tài dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi và ngoài ý muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện, thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự.
Vi phạm dân sự
Sự khác nhau giữa chế tài hành chính và chế tài dân sự

Trách nhiệm khi vi phạm pháp luật dân sự là gì?

vi phạm dân sự là gì
Trách nhiệm khi vi phạm pháp luật dân sự là gì?

“Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

  1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
  2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.”

Theo quy định tại khoản trên, nếu bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Giải pháp mà bên vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện là tiếp tục thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với điều kiện phải được bên kia đồng ý hoặc bồi thường thiệt hại. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào bên có nghĩa vụ vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm dân sự bởi đôi khi hành vi không thực hiện nghĩa vụ ấy không phải là xuất phát từ phía bên có nghĩa vụ mà cũng có thể do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan khác. Pháp luật quy định rằng nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được hoàn toàn không do lỗi của bên có nghĩa vụ mà do nhiều yếu tố khách quan khác, thì bên có nghĩa vụ sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự.

Hy vọng bài viết trên của Mua Bán đã giúp bạn có thêm những thông tin về khái niệm vi phạm dân sự và các hành vi vi phạm dân sự, trách nhiệm khi vi phạm dân sự và sự khác biệt giữa vi phạm hành chính và vi phạm dân sự. Chắc chắn những thông tin này sẽ cực kỳ hữu ích với bạn, hãy truy cập Muaban.net để biết thêm nhiều thông tin khác nhé!

>>> Tham khảo thêm:

Hoàng Ngọchttps://muaban.net/blog/tac-gia/ngoc-hoang/
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ