Friday, April 19, 2024
spot_img
HomeViệc làmBiên chế là gì? Lợi ích hấp dẫn khiến ai cũng muốn...

Biên chế là gì? Lợi ích hấp dẫn khiến ai cũng muốn tham gia biên chế

Hiện nay, mặc dù chế độ lương và phụ cấp khi làm việc tại các đơn vị Nhà nước vẫn bị than phiền là thấp nhưng vào biên chế vẫn là mục tiêu hướng đến của rất nhiều người. Vậy biên chế là gì? Vào biên chế là gì? Lý do vì sao nhiều người muốn vào biên chế? Sự khác biệt giữa biên chế và hợp đồng lao động là gì? Bài viết này sẽ là lời giải đáp cho các bạn về những thông tin liên quan đến biên chế và giúp bạn phân biệt được biên chế và hợp đồng lao động.

Câu trả lời chính xác các khái niệm về – Biên chế là gì?

Biên chế là gì? Áp dụng với đối tượng nào?

Biên chế là số người làm việc tại một vị trí công việc phục vụ lâu dài trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện các chức năng được giao và được hưởng các chế độ lương và phụ cấp trích từ ngân sách nhà nước, do đơn vị quyết định hoặc các cấp có thẩm quyền phê duyệt dưới sự hướng dẫn của nhà nước, làm cơ sở cấp kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm. Vị trí công việc đảm bảo sự ổn định, lâu dài cho đến khi nghỉ hưu, trừ khi thuộc đối tượng bị tinh giản biên chế hoặc tự xin nghỉ việc.

Biên chế là gì? Áp dụng với đối tượng nào?
Biên chế là gì? Áp dụng với đối tượng nào?

Theo quy định hiện hành, tổ chức biên chế áp dụng với các đối tượng sau: biên chế công chức, biên chế cán bộ, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng do cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Khoán biên chế là gì?

Khoán biên chế là số lượng biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các đơn vị, cơ quan thi hành thí điểm khoán sau khi đã rà soát lại dựa trên cơ sở biên chế hiện có và được phân bố ổn định trong vòng ba năm kể từ khi thực hiện thí điểm khoán. 

Khoán biên chế là gì?
Khoán biên chế là gì?

Tinh giản biên chế là gì? Những trường hợp tinh giản biên chế?

Tinh giản biên chế là gì?

Tinh giản biên chế là gì là điều khá nhiều người thắc mắc. Tinh giản biên chế là quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua việc đánh giá, kiểm tra, xếp loại cá nhân, loại ra khỏi chế độ biên chế với đối tượng năng lực hạn chế hoặc không đảm bảo hoàn thành công việc được giao, không bố trí sắp xếp công việc hợp lý. Những trường hợp thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng một số chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Tinh giản biên chế là gì?
Tinh giản biên chế là gì?

Những trường hợp tinh giản biên chế là gì?

Nhiều người nghĩ rằng vào biên chế là an toàn vì có thể đảm bảo việc làm đến khi nghỉ hưu với mức lương và các chế độ phụ cấp ổn định. Tuy nhiên, hiện nay quan điểm này đã không còn chính xác vì có nhiều trường hợp thuộc đối tượng tinh giản biên chế, bị đưa ra khỏi biên chế. Theo quy định hiện hành, các đối tượng bị loại ra khỏi biên chế là người dôi dư; không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của công việc; cơ quan, đơn vị không thể bố trí, sắp xếp được công việc khác thì những người này sẽ được giải quyết chế độ, chính sách phù hợp.

Biên chế là gì? Những trường hợp tinh giản biên chế
Biên chế là gì? Những trường hợp tinh giản biên chế

>>>Xem thêm: Quy định độ tuổi lao động và tuổi nghỉ hưu mới nhất năm 2024

Theo nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 113/2018/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế bao gồm:

1/ Dôi dư do rà soát, tổ chức lại bộ máy nhân sự do đơn vị do cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc dôi dư do cơ cấu lại theo vị trí việc làm, tuy nhiên không thể bố trí công việc khác.

2/ Chưa đủ trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn vị trí công việc đang đảm nhận mà không có vị trí khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại hoặc được cơ quan bố trí vào việc làm khác. Ngoài ra, có thể do phía cá nhân chủ động muốn thực hiện tinh giản biên chế mà được sự đồng ý của cơ quan, đơn vị quản lý.

3/ Chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện tại dẫn đến kết quả thực hiện công việc không cao nhưng không thể bố trí được vào công việc khác hoặc được cơ quan, đơn vị quản lý bố trí việc làm khác.

4/ Dựa vào kết quả đánh giá và xếp loại mức hoàn thành nhiệm vụ trong vòng 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế. Nếu thuộc những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc còn hạn chế về năng lực.

Xét tinh giản biên chế theo năng lực
Biên chế là gì? – Xét tinh giản biên chế theo năng lực

Ngoài ra, tại thời điểm xét tinh giản biên chế, xét thấy trong từng năm đều có số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do thuộc diện ốm đau theo quy định pháp luật về bảo hiểm.

5/ Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi chức vụ do sắp xếp, tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

>>>Xem thêm: Tiêu chí đánh giá nhân viên giúp đánh giá năng lực hiệu quả nhất!

Phân biệt hợp đồng biên chế và hợp đồng lao động

Hợp đồng trong biên chế là gì?

Hợp đồng trong biên chế là những lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức sự nghiệp công lập mà không phải là công chức, viên chức Nhà nước nhưng được các đơn vị này ký kết hợp đồng lao động để làm việc.

Hợp đồng trong biên chế là gì?
Hợp đồng trong biên chế là gì?

Hợp đồng lao động là gì?

Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 đã định nghĩa về hợp đồng lao động như sau: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả tiền công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả tiền công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Do đó, hợp đồng lao động là sự thương lượng giữa người lao động và người sử dụng lao động về các yếu tố việc làm có trả công và được trả công, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của các bên. Các bên sẽ phải ký kết hợp đồng lao động trước khi người sử dụng lao động nhận người lao động bắt đầu vào làm việc.

Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thương lượng giữa người lao động và người sử dụng lao động

>>>Xem thêm: Bật mí nghề kế toán nội bộ không phải ai cũng biết

Sự khác nhau giữa hợp đồng biên chế và hợp đồng lao động

Sự khác nhau giữa biên chế và hợp đồng thể hiện rõ ở cơ quan thuộc hệ thống hành chính Nhà nước.

  • Nhân viên hợp đồng được ký hợp đồng lao động và chỉ hưởng những chế độ đãi ngộ trong hợp đồng đã ký. 
  • Nhân viên biên chế là người đã vượt qua kỳ thi công chức (viên chức) để vào một cơ quan (thời gian thử việc sau khi thi đỗ thường là 1 năm) và trở thành cán bộ công nhân viên biên chế của cơ quan đó sẽ được nhận đầy đủ các quyền lợi và chế độ đãi ngộ mà nhân viên hợp đồng có thể sẽ không được hưởng.

Tiêu chí

Biên chế

Hợp đồng lao động

Vị trí công việc

Vị trí công việc phục vụ lâu dài trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện các chức năng được giao.  

Công việc theo hợp đồng lao động có thể có thời hạn hoặc không xác định thời hạn. Với hợp đồng xác định thời hạn, người lao động chỉ làm việc trong một thời gian nhất định đã ghi trên hợp đồng. Nếu hết thời hạn, công ty không ký tiếp hợp đồng, cá nhân sẽ phải nghỉ việc và tìm công việc mới.

Chủ thể tham gia ký kết

Người sử dụng lao động luôn là cơ quan Nhà nước

Người sử dụng lao động không bắt buộc là cơ quan Nhà nước.

Hình thức thi tuyển

Thi tuyển/ phỏng vấn

Phỏng vấn

Chế độ đãi ngộ

Lương được hưởng từ ngân sách Nhà nước, hưởng đầy đủ các chế độ, quyền lợi và phụ cấp của cơ quan đó. 

Chỉ được hưởng chế độ đãi ngộ theo hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên. 

>>>Xem thêm: Giao dịch viên là gì? Những điều cần biết về nghề này

Tham khảo các tin đăng về việc làm tại website Muaban.net dưới đây:

Cần tuyển nhân viên và lao động phổ thông
1
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
Tập Đoàn Nệm Kim Cương cần tuyển 50 Lao Động Phổ Thông
1
  • Hôm nay
  • Thị xã Tân Uyên, Bình Dương
Cty Sắt Mỹ Thuật ĐƯƠNG THỜI Tuyển Thợ Hàn, Thợ Rèn
1
  • Hôm nay
  • Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Massager Hồng Lâu Mộng Cần Tuyển Gấp 20 Nữ Nhân Viên Massage
13
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển trực tiếp nhân viên bán hàng, nghe điện thoại, thật thà, nhanh
1
  • Hôm nay
  • Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cửa hàng tiện lợi cần tuyển người làm lâu dài
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Cần người làm thời vụ hoặc lâu dài(CCCD góc làm nhận liền)
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Công ty Vận tải Liên Việt cần tuyển Lái xe tải bằng C
2
  • Hôm nay
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội
💥CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG (ƯU TIÊN NỮ/LGBT) TẠI BÌNH THẠNH
2
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Cửa hàng ministop gia đình cần tuyển nhân viên bán hàng
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Tưng Bừng Khai Trương, Hệ Thống Siêu Thị E-mart Cần Tuyển 60 Nhân Viên
6
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Tuyển gấp 2  nhân viên kinh doanh mở rộng thị trường
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
 KHAI TRƯƠNG CỬA HÀNG MỚI CẦN GẤP 15 NAM NỮ🌼🎀
6
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN TẠP VỤ TẠI TÒA NHÀ VĂN PHÒNG  QUẬN 3
2
  • Hôm nay
  • Quận 3, TP.HCM
Tuyển Gấp Nhân Viên Dán tem /Trực Quầy/Tạp Vụ tại Cửa Hàng B,S MART
12
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tuyển 1 thợ chính, 1 thợ phụ làm tóc hoặc hợp tác, cho thuê tiệm
1
Cần tuyển nam Rửa Xe Máy, thu nhập 1 tháng từ 8 triệu trở lên
11
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Lợi ích hấp dẫn khiến ai cũng muốn tham gia của biên chế là gì?

Quy định của pháp luật về biên chế đối với công chức, viên chức

Trong Nghị định số 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức (Nghị định 62), Điều 4. Biên chế công chức được xác định căn cứ vào:

1- Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;

2- Mức độ hiện đại hóa về phương tiện làm việc, trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin;

3- Thực tế hóa việc sử dụng biên chế công chức được giao;

4- Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài căn cứ quy định tại các điều 1, 2, 3 trên còn phải căn cứ vào diện tích tự nhiên, quy mô dân số, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Lợi ích hấp dẫn khiến ai cũng muốn tham gia của biên chế
Lợi ích hấp dẫn khiến ai cũng muốn tham gia của biên chế

Các hình thức làm việc của công chức, viên chức trong biên chế là gì?

Chế độ làm việc của công chức

Tại khoản 1, Khoản 2 Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ 1 ngày và không quá 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hay theo tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong một tuần. Thời giờ làm việc của cán bộ, công chứng được.

Với quy định nêu trên, các đơn vị sự nghiệp công lập có quyền quy định lại thời giờ làm việc, áp dụng với người lao động theo hợp đồng lao động, một tuần không quá 48 giờ, thời gian một ngày tương ứng là 8 giờ, làm việc từ thứ 2 đến thứ 6. 

Chế độ làm việc
Chế độ làm việc một ngày tương ứng là 8 giờ, làm việc từ thứ 2 đến thứ 6

Chế độ làm việc của viên chức

Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật viên chức 2010 về quyền của viên chức về nghỉ ngơi thì viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Chế độ làm việc của viên chức
Chế độ làm việc của viên chức

Theo đó, ngày nghỉ cuối tuần của viên chức sẽ được quy định cụ thể trong BLLĐ 2019 tại Khoản 1 Điều 111 như sau: “Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất là 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt, do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất là 4 ngày”.

Như vậy, theo quy định pháp luật, thời gian nghỉ ngơi hàng tuần sẽ là 24 giờ 1 tuần hoặc đặc biệt là 4 ngày 1 tháng.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách Viết Bản Kiểm Điểm Chuẩn Nhất

Chế độ quyền lợi của công chức, viên chức trong biên chế là gì?

Quy định về quyền của công chức

Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ: đảm bảo trang thiết bị và điều kiện làm việc trong quá trình thực hiện công việc, giao quyền tương xứng với nhiệm vụ được giao. Ngoài ra được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,… 

Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương

  • Được Nhà nước bảo đảm tiền lương phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Với các cán bộ công chức thi hành nhiệm vụ tại các vùng biển đảo, biên giới, những môi trường làm việc nguy hiểm,… sẽ được hưởng phụ cấp và chính sách khác theo quy định. 
Được Nhà nước bảo đảm tiền lương phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
Được Nhà nước bảo đảm tiền lương phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội
  • Nếu làm thêm giờ sẽ được hưởng thêm tiền làm thêm và các chế độ khác theo quy định. 

Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi: Được nghỉ lễ hàng năm, được xin nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Nếu không sử dụng hết sổ ngày nghỉ trong năm thì sẽ được thanh toán thêm một khoản tiền lương bằng số khoản tiền cho những ngày làm việc không nghỉ đó.

Các quyền khác của cán bộ, công chức: được học tập, nghiên cứu khoa học, được tham gia các hoạt động kinh tế xã hội, các chính sách ưu đãi khác. Nếu bị thương hoặc qua đời lúc thực hiện công việc, có thể được xem xét hưởng chế độ thương binh liệt sĩ theo quy định pháp luật. 

Nếu làm thêm giờ sẽ được hưởng thêm tiền làm thêm và các chế độ khác theo quy định
Nếu làm thêm giờ sẽ được hưởng thêm tiền làm thêm và các chế độ khác theo quy định

Quy định về quyền của viên chức

  • Được Nhà nước bảo hộ các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện làm việc, cung cấp đầy đủ trang thiết bị để phục vụ công việc.  
  • Được đảm bảo chế độ tiền lương, phụ cấp, chế độ làm việc theo quy định của pháp luật, cung cấp các thông tin liên quan đến công việc được giao. Được từ chối thực hiện các nhiệm vụ trái với quy định pháp luật. 
Được đảm bảo chế độ tiền lương, phụ cấp
Biên chế là gì? – Được đảm bảo chế độ tiền lương, phụ cấp
  • Có quyền quyết định các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ liên quan tới công việc được giao.
  • Được quyền ký kết hợp đồng mang tính chất vụ việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan công lập đó.
  • Có quyền tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh tế nhưng không được tham gia quản lý, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội, các chính sách ưu, được tạo điều kiện cho việc học tập về các hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Có quyền quyết định các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ liên quan tới công việc được giao
Có quyền quyết định các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ liên quan tới công việc được giao

Nếu viên chức bị thương hoặc qua đời lúc thực hiện công việc, có thể được xem xét hưởng chế độ thương binh liệt sĩ theo quy định pháp luật. 

Với những thông tin trên giúp bật mí cho các bạn biết thêm những thông tin về biên chế là gì, tinh giảm biên chế là gì, và việc phân biệt giữa hợp đồng lao động với biên chế là gì. Rất hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn. Đừng quên truy cập muaban.net thường xuyên để đọc nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

>>>Xem thêm: Công việc của kế toán trong doanh nghiệp và tố chất để trở thành một kế toán giỏi

__ Hương Martini __

Nguyễn Xuân Hương
Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ