Nhân sự là một vị trí rất quan trọng trong mọi tổ chức. Khác với suy nghĩ của mọi người rằng học nhân sự ra làm tuyển dụng, thực tế ngành nhân sự là một mảng lớn bao gồm nhiều công việc khác nhau. Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu nhân sự là gì và những công việc của người làm nhân sự nhé!
I. Nhân sự là gì?
Nhân sự (Human Resources – HR) là một bộ phận quan trọng trong công ty có nhiệm vụ tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới cũng như thực hiện công tác quản lý các phúc lợi của người lao động. HR sẽ là bộ phận chủ chốt giúp doanh nghiệp đương đầu với những thay đổi bất ngờ của môi trường và giải quyết nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao khi công ty thực hiện thay đổi cơ cấu hay mở rộng quy mô nhân sự.
II. Những chức danh trong nghề nhân sự
Hoạt động của phòng nhân sự có rất nhiều lĩnh vực khác nhau, chính vì thế các vai trò của nghề này thường rất đa dạng. Sau đây là một số chức danh phổ biến trong nghề nhân sự:
- Chuyên gia Phát triển Đào tạo.
- Giám đốc nhân sự.
- Chuyên gia phúc lợi.
- Chuyên viên nhân sự tổng hợp.
- Quản lý dịch vụ việc làm.
- Chuyên viên phân tích công việc và lương thưởng.
- Giám đốc Đào tạo và Phát triển.
- Recruiters (người tuyển dụng).
- Chuyên gia tư vấn quyền lợi.
- Chuyên viên phân tích nhân sự.
- Giám sát nhân sự.
III. Nhân sự là làm gì? Nhóm công việc của nghề nhân sự
Công việc của phòng nhân sự là quản lý và hoạch định nguồn nhân lực, gồm có 7 trách nhiệm cơ bản mà HR nào cũng phải đảm bảo được thực hiện.
1. Tổ chức tuyển dụng
Trên hết các nhiệm vụ, tuyển dụng và lựa chọn những nhân viên tốt nhất cho công ty là trách nhiệm hàng đầu của phòng nhân sự. Đồng thời đây cũng là nguồn sống của tổ chức – đem lại những ứng viên phù hợp với công ty.
Các chuyên gia nhân sự có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau để lựa chọn, sàng lọc và tìm ra ứng viên phù hợp trước khi tiến hành phỏng vấn và đánh giá kĩ năng chuyên môn kỹ càng.
2. Quản lý Hiệu suất
Thông qua phản hồi về hiệu suất làm việc của các nhân viên, bộ phận nhân sự có trách nhiệm lập kế hoạch cải thiện và tối ưu hóa hiệu quả công việc. Các hoạt động có thể được đề xuất bao gồm: Buổi gặp gỡ để bàn về hiệu suất công việc, đánh giá chung đến từ các đồng nghiệp, phản hồi của khách hàng hoặc các mối quan hệ khác.
Quản lý hiệu suất thường được các doanh nghiệp giao cho nhân sự thực hiện mỗi năm một lần. Các bước thực hiện gồm có lập kế hoạch, giám sát, đánh giá và khen thưởng. Mục tiêu của nhiệm vụ này là phân loại nhân viên dựa trên năng suất và khả năng làm việc của họ.
3. Đào tạo và Phát triển
Trong lĩnh vực nhân sự, công tác Đào tạo và Phát triển nhằm hỗ trợ nhân viên nâng cao năng lực và kĩ năng chuyên môn, đồng thời thích nghi với sự biến động của thị trường, xã hội, công nghệ và luật pháp. Dưới sự quản lý của bộ phận HR, những chính sách phù hợp nhất sẽ được đưa ra để thúc đẩy hoàn thành mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
4. Lập kế hoạch kế nhiệm
Qua quá trình quản lý, nhân sự có kế hoạch để dự phòng cho việc một nhân viên chủ chốt của công ty rời đi, đây chính là lập kế hoạch kế nhiệm. Khi một quản lý cấp cao hoặc người có tầm ảnh hưởng đến công ty nghỉ việc, ứng viên thay thế sẽ được đề xuất để đảm bảo việc kinh doanh không bị đình trệ – tiết kiệm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp.
Dựa trên đánh giá hiệu suất và công tác R&D, bộ phận nhân sự lên kế hoạch kế nhiệm để các doanh nghiệp có cơ hội xây dựng và tìm ra nguồn nhân tài, sẵn sàng thay thế các vị trí khi cần thiết.
>>> Xem thêm: Quản lý nhân sự là gì? 6 Cách Để Trở Thành Quản Lý Nhân Sự Giỏi
5. Lương và phúc lợi
Ngoài các chức năng trên, lương thưởng và phúc lợi là một chức năng quan trọng không kém. Chế độ đãi ngộ công bằng là nút thắt quan trọng trong việc tạo động lực làm việc và giữ chân nhân viên cho doanh nghiệp. Khi trả lương cho nhân viên, doanh nghiệp cần đảm bảo sự công bằng và minh bạch.
Lương chính thức và phúc lợi phụ thêm sẽ cấu thành lương thưởng. Phần lương chính thức là phần tiền được trả trực tiếp cho công việc được thỏa thuận từ trước, thường là lương tháng hoặc tính theo hiệu suất lao động mỗi tháng. Còn phúc lợi là những loại phần thưởng như ngày nghỉ phép thêm, thời gian linh hoạt, lương hưu, phụ cấp xăng xe, chăm sóc sức khỏe, công cụ lao động,… mục đích chính nhằm khen thưởng và thúc đẩy hiệu suất trong công việc.
6. Hệ thống quản lý nguồn nhân lực
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc xây dựng và phát triển hệ thống quản lý nguồn nhân lực có ý nghĩa rất lớn lao đối với doanh nghiệp nói chung và phòng nhân sự nói riêng. Khi tổ chức tuyển dụng, một trong các công cụ được các chuyên gia nhân sự sử dụng là hệ thống theo dõi ứng viên để cập nhật thông tin ứng viên và người được tuyển dụng.
Ngoài ra trong công tác phúc lợi, các công ty ứng dụng hệ thống tính lương và nhiều công cụ khác nhằm hỗ trợ các nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Tất cả các chức năng trên đã được tích hợp một hệ thống duy nhất – HRIS. Ở một vài doanh nghiệp, việc quản lý hệ thống này được chia nhỏ thành nhiều ban nhân sự có chức năng khác nhau.
7. Phân tích dữ liệu nguồn nhân lực
Qua thời gian, đòi hỏi về chuyên môn trong bất cứ ngành nghề nào cũng được nâng cao, HR cũng không ngoại lệ. Tổng hợp và phân tích dữ liệu đã trở thành yêu cầu mới đối với ngành nhân sự. Hệ thống HRIS là một hệ thống lưu trữ dữ liệu mà nhờ đó các doanh nghiệp có thể xây dựng và đưa ra các chiến lược sáng suốt và phù hợp với công ty của mình
KPI nhân sự là một phương pháp quản lý dữ liệu hiệu quả giúp xác định hiệu quả hoạt động của công ty, ngoài ra còn được biết đến như báo cáo nhân sự (HR Reporting).
Nhờ có báo cáo này phân tích và thể hiện tình trạng của công ty trong quá khứ và hiện tại, phòng nhân sự có thể dựa vào đó để đưa ra phán đoán cho tương lai (VD: nhu cầu lực lượng lao động, trải nghiệm khách hàng, tỷ lệ ứng viên,…)
Tham khảo các tin đăng tuyển dụng việc làm nhân sự tại website Muaban.net:
IV. Vai trò của nhân sự đối với doanh nghiệp
Phòng Nhân sự chính là “mạch sống” của doanh nghiệp. Nhờ có nhân sự, những ứng viên mới được sàng lọc kĩ lưỡng và sẵn sàng đóng góp đã đến với công ty. Phòng HR còn là nguồn lực chủ chốt giúp giữ chân nhân viên và đảm bảo sự cân bằng trong quá trình quản lý con người. Ngoài ra, nhân sự còn có nhiệm vụ đo lường và phân tích để đề xuất những chiến lược phù hợp với doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo.
V. Mức thu nhập và HR Career Path – Con đường sự nghiệp của một Nhân sự
Theo thống kê tham khảo từ báo cáo Human Resources Average Salaries in Vietnam 2021 của trang web Salary Explorer – đây cũng là mức lương khá sát so với mức lương thực tế được trả trên thị trường HR hiện nay.
Dưới 10 triệu đồng
Ở mức lương này, bạn mới bắt đầu nghề nhân sự trung bình 1-3 năm với các công việc như tuyển dụng, nhân viên đào tạo,…
10 – 15 triệu đồng
Khi đạt được mức lương này, bạn đã là một chuyên viên trong ngành nhân sự ở một số mảng chính như C&B, tuyển dụng,…
Trên 15 triệu đồng
Để nhận được mức lương trên 15 triệu đồng 1 tháng, bạn đã phải trở thành quản lý hoặc giám đốc Nhân sự. Tuy nhiên ngoài vị trí đó, còn có nghề Headhunter có mức lương lên đến 19 triệu đồng – ngang với các quản lý.
Vậy lộ trình thăng tiến của HR như thế nào? Muaban.net sẽ đưa ra cho bạn một lộ trình chung nhất và tiêu chuẩn nhé!
0-6 tháng: HR Intern
1-3 năm: HR Executive
Trên 4 năm: HR Business Partner (HRBP)
Trên 6 năm: HR manager
Trên 10 năm: HR Director
12 – 15 năm: VP hay HR Chief Human Resources Officer (CHRO)
VI. Xu hướng mới trong ngành quản trị Nhân sự
Ngày nay, công việc của nhân sự không còn gói gọn trong những việc hành chính truyền thống mà họ còn phải học cách sử dụng nguồn nhân lực một cách chiến lược và hiệu quả, tạo ra các chương trình/chính sách cho nhân viên để họ có động lực và tác động đến doanh nghiệp tích cực.
VII. Kỳ vọng dành cho bộ phận Nhân sự ngày nay
Song song với sự phát triển của xã hội, đội ngũ quản lý nhân sự ngày nay được kỳ vọng hội tụ đủ 4 yếu tố sau:
- Xác định và thống nhất mục tiêu doanh nghiệp;
- Tuyển dụng nhân tài bằng cách tạo dựng, tiếp thị và quảng bá định vị giá trị nhân viên (EVP);
- Tập trung vào điểm mạnh của nhân viên;
- Đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức.
VIII. Cần làm gì để trở thành người làm nhân sự thực thụ
Hiện nay, nhân sự là một ngành đang “hot” trong giới trẻ nhờ mức lương ổn định và nhiều nơi cần tuyển dụng. Tuy nhiên để làm một nhân sự giỏi thì cần nhiều yếu tố, kĩ năng. Cụ thể:
1. Học cách quan sát, “đọc vị” đối phương
Đầu tiên, để có thể thực hiện trách nhiệm tuyển dụng nhân sự, khả năng quan sát tinh tế là một yếu tố quan trọng, bởi qua quan sát bạn có thể có bước đầu đánh giá sơ bộ về tính cách và tiềm năng của đối phương. Khả năng của ứng viên không chỉ nằm ở CV mà còn từ những hành động và thái độ nhỏ nhặt nhất. Ví dụ bạn có thể biết được ứng viên đang nói dối hay nói thật chỉ bằng việc nhìn vào ánh mắt của họ chứ không phải lời nói.
2. Kỷ luật, quản lý thời gian
Người làm nhân sự phải có kỷ luật để có thể làm gương cho các nhân viên khác, đồng thời quản lý thời gian chặt chẽ và linh hoạt để không chậm trễ tiến độ công việc.
>>> Xem thêm: Kỹ năng quản lý thời gian là gì? Những phương pháp quản lý thời gian hiệu quả
3. Học cách lắng nghe và giao tiếp
Làm nhân sự là quản lý con người. Bởi phòng nhân sự là nơi liên kết nhân viên và doanh nghiệp, giữa nhân viên với nhau nên kĩ năng lắng nghe và giao tiếp rất quan trọng. Đây cũng là kĩ năng quyết định để dẫn đến thành công của người làm nhân sự.
4. Ưu tiên sự công bằng, trau dồi đạo đức nghề
Nguyên tắc và quy định của công ty được bảo vệ bởi chính những người làm nhân sự, đảm bảo sự tôn trọng cho những điều lệ trên.
Qua đó, việc thưởng phạt được phòng nhân sự cân nhắc và kết hợp với các bộ phận khác. Do tính chất công việc như vậy nên các HR phải có sự ưu tiên cho công bằng và đạo đức làm nghề.
5. Rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống
Mặc dù nguyên tắc và quy định được đặt ra để tuân theo, tuy nhiên phải có sự mềm dẻo, linh hoạt chứ không được quá cứng nhắc. Chính vì thế HR phải có sự khéo léo trong xử lý tình huống sao cho không mích lòng bên nào mà vẫn hợp tình, hợp lý.
6. Trau dồi kỹ năng lãnh đạo
HR chính là quản lý con người, kỹ năng lãnh đạo này là một kỹ năng cần thiết để những người làm ngành nhân sự làm tốt công việc của mình. Nhờ khả năng lãnh đạo, nhân sự có thể giúp nhân viên và công ty ngày một phát triển hơn.
IX. Một số câu hỏi thường gặp về nhân sự
1. Sự khác nhau giữa Recruitment và Talent Acquisition
Khác với Recruitment, Talent Acquisition ngoài cần có sự hiểu biết thấu đáo về hoạt động của công ty còn phải xác định được các kĩ năng và kinh nghiệm của mỗi vị trí được yêu cầu là gì để có thể phát triển cho các ứng viên nhằm đáp ứng những tiêu chí công ty đề ra.
2. HR Internal hay HR Services?
Mỗi mảng HR sẽ có những công việc khác nhau và cần có các kĩ năng làm việc khác nhau. Vì vậy bạn hãy cân nhắc kĩ lưỡng xem công việc nào phù hợp với sở thích và năng lực của mình.
Ví dụ HR Internal là người tham gia trực tiếp vào quá trình tuyển dụng, tìm kiếm sàng lọc ứng viên, đồng thời đưa ra lộ trình đào tạo và đề xuất các hoạt động, lương thưởng giúp nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho công ty. Còn HR Services là những người trực tiếp xử lý công việc giấy tờ, thủ tục và những vấn đề liên quan đến nhân sự khác như tính lương, chấm công.
3. Tố chất của người làm nhân sự
Người làm nhân sự cần có tính kiên nhẫn. Bởi trong quá trình tuyển dụng sẽ có hằng trăm hồ sơ ứng viên cần phải sàng lọc để có thể tiến đến bước tiếp theo nhằm chọn ra ứng viên tiềm năng nhất. Ngoài ra còn có các công việc như quản lý bảng chấm công,… cũng cần sự kiên nhẫn do đây là các nhiệm vụ cần sự tỉ mỉ và ứng xử khéo léo, kiên nhẫn với các nhân viên. Do đó, nhân sự vừa là một nghề dễ dàng vừa là một nghề nhiều thử thách mà không phải ai cũng có thể làm được.
X. Tổng kết:
Qua bài viết trên, bạn đã hiểu được nhân sự là gì cũng như những vấn đề xung quanh nghề nhân sự. Nếu bạn vẫn muốn tìm hiểu thêm về các nghề liên quan hoặc các tin tức mới, hãy theo dõi và cập nhật tin mới nhất từ muaban.net nhé!
>>> Xem thêm:
- CV nhân sự và 5 lưu ý quan trọng giúp bạn ghi điểm tuyệt đối
- Mức lương của ngành quản trị văn phòng 2022 là bao nhiêu?