Quản lý kho là công việc quan trọng giúp doanh nghiệp cân bằng giữa nhu cầu lưu trữ hàng hóa và hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy mà vị trí quản lý kho luôn được các doanh nghiệp quan tâm khi tuyển dụng. Để hiểu rõ hơn về mô tả công việc quản lý kho và mức lương vô cùng hấp dẫn mà vị trí này mang lại, hãy theo dõi bài viết sau đây của Mua Bán nhé.
I. Quản lý kho là gì?
Quản lý kho hàng (Warehouse Management) là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động liên quan trực tiếp đến hàng hóa như sắp xếp, bảo quản, xuất nhập,… Nhằm đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục và kịp thời, cũng như góp phần giảm chi phí lưu thông và sử dụng cơ sở vật chất của kho hiệu quả.
Tham khảo thêm: ETD là gì trong xuất nhập khẩu? Cách phân biệt với ETA?
II. Mô tả công việc quản lý kho chi tiết
Công việc của nhân viên quản lý kho hàng sẽ có những biến đổi tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô của công ty, nhưng luôn có những nhiệm vụ cốt lõi chung. Dưới đây là mô tả chi tiết về công việc quản lý kho:
1. Tiếp nhận thông tin và làm thủ tục xuất – nhập hàng
Việc tiếp nhận thông tin và làm thủ tục xuất – nhập hàng giúp doanh nghiệp đảm bảo các đơn hàng được xuất nhập theo đúng quy trình, đúng thời hạn và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, công việc này đòi hỏi nhân viên phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận và có trách nhiệm cao.
Dưới đây là một số nhiệm vụ chính cần được thực hiện trong quá trình tiếp nhận thông tin và thực hiện thủ tục xuất – nhập hàng:
- Tiếp nhận thông tin về số lượng và thời gian của hàng hóa nhập – xuất kho.
- Chủ động bố trí nhân viên kho để sắp xếp vận chuyển hàng hóa đảm bảo nhanh chóng, và thuận tiện nhất.
- Tiếp nhận, kiểm tra chất lượng hàng hóa, vật tư trước khi xuất – nhập kho.
- Xác nhận các giấy tờ, chứng từ và hóa đơn liên quan.
2. Quản lý và sắp xếp hàng hóa trong kho
Để quản lý và sắp xếp hàng hóa trong kho sao cho khoa học, dễ lưu trữ và tìm kiếm, nhân viên quản lý kho cần thực hiện các công việc sau:
- Sắp xếp hàng hóa theo khoa học, hợp lý, dựa trên các yếu tố như loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, hạn sử dụng, cách bảo quản,…
- Kiểm đếm hàng hóa thường xuyên để nắm bắt chính xác số lượng hàng hóa tồn kho.
- Kiểm tra quá trình bảo quản, hạn sử dụng, thuộc tính của hàng hóa và các quy định về phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
Tham khảo thêm: Nhà phân phối là gì? Phân biệt nhà phân phối và đại lý
3. Lập kế hoạch nhập hàng hóa định kỳ
Nhằm đảm bảo tính ổn định trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, nhân viên quản lý kho hàng cần lập kế hoạch nhập hàng hóa định kỳ. Kế hoạch này cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Hàng hóa tồn kho luôn duy trì ở mức quy định tối thiểu.
- Trong trường hợp hàng trong kho vượt mức quy định hoặc không đáp ứng đủ mức quy định tối thiểu, nhân viên quản lý kho cần đề xuất với cấp trên để có những điều chỉnh phù hợp.
4. Theo dõi và giám sát toàn bộ quá trình mua hàng
Quản lý kho có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quá trình mua hàng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Nhân viên quản lý kho cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Lập phiếu mua hàng khi có yêu cầu nhập hàng hóa.
- Làm việc với bộ phận vận tải để đảm bảo giao hàng đúng tiến độ.
- Theo dõi và giám sát toàn bộ quá trình mua và nhận hàng cho đến lúc hoàn tất.
- Chủ động báo cáo cấp trên trong trường hợp phát sinh sự cố bất ngờ.
5. Báo cáo biến động của kho hàng
Biến động của kho hàng là một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong các doanh nghiệp. Để kịp thời nắm bắt và xử lý các tình huống phát sinh, nhân viên quản lý kho cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Lập báo cáo về tình hình hàng hóa, vật tư cũ và mới.
- Cập nhật hồ sơ kho thường xuyên trên phần mềm quản lý.
- Chủ động báo cáo cấp trên và liên hệ với các phòng ban liên quan trong trường hợp có sự biến động
6. Quản lý và sắp xếp nhân sự ở bộ phận kho
Ngoài quản lý các hoạt động liên quan đến hàng hóa, quản lý kho còn phải chịu trách nhiệm giám sát các nhân sự trong kho. Nhiệm vụ cụ thể của việc quản lý và sắp xếp nhân sự ở bộ phận kho là:
- Xác định số lượng và loại nhân sự cần thiết để đảm bảo hoạt động của kho hàng diễn ra suôn sẻ.
- Chọn lựa những ứng viên phù hợp, đồng thời đào tạo họ để nắm vững các quy trình và nhiệm vụ cụ thể trong kho.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhân viên dựa trên khả năng và kỹ năng của họ.
- Đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên để nhận biết những vấn đề cần giải quyết và đề xuất biện pháp cải thiện.
7. Những công việc khác được giao
Còn rất nhiều các công việc khác mà một quản lý kho cần làm. Chẳng hạn như:
- Hỗ trợ cung cấp thông tin cho những phòng ban khác (sale, marketing,…) về thông tin sản phẩm và tình hình kho.
- Cần xử lý các công việc nếu có vấn đề phát sinh bất ngờ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.
Tham khảo thêm: Thủ kho là gì? Tìm hiểu nhiệm vụ, trách nhiệm và kỹ năng của thủ kho
III. Yêu cầu cần có của một quản lý kho
Tùy theo quy mô doanh nghiệp và đặc điểm của ngành hàng mà mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những yêu cầu riêng cho vị trí quản lý kho. Tuy nhiên, về cơ bản mà một quản lý kho cần phải đáp ứng bao gồm:
1. Về kỹ năng chuyên môn
Một quản lý kho giỏi là người có thể hoàn thành tất cả các công việc có liên quan đến quản lý kho một cách hiệu quả nhất. Để có thể làm được điều này, họ cần phải có các kỹ năng như:
- Kỹ năng tổ chức thông tin sổ sách một cách có hệ thống.
- Kỹ năng sắp xếp các hàng hóa trong kho một cách khoa học.
- Khả năng tính toán và dự báo nhu cầu hàng hóa.
- Kỹ năng sử dụng tin học văn phòng tốt và thành thạo ít nhất một phần mềm chuyên quản lý kho.
- Hiểu rõ các nguyên tắc quản lý kho hàng và an toàn trong quản lý kho hàng.
2. Kỹ năng mềm
Ngoài những kỹ năng chuyên môn đã đề cập ở trên, một người quản lý kho hàng xuất sắc cũng cần phải có những kỹ năng mềm như khả năng phân tích và xử lý tình huống, kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, làm việc nhóm tốt, khả năng tiếp thu nhanh,… Bên cạnh đó, sự trung thực, tỉ mỉ và nhạy bén trong công việc cũng vô cùng quan trọng nếu như muốn thành công ở vị trí này.
Để tìm kiếm việc làm nhanh chóng, bạn có thể các tham khảo tin đăng dưới đây: |
IV. Mức lương mới nhất của vị trí quản lý kho
Thu nhập của vị trí quản lý kho ở mỗi công ty là khác nhau tùy thuộc vào tình hình tài chính của doanh nghiệp, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn.
Dưới đây là bảng thống kê mức lương của vị trí quản lý kho theo kinh nghiệm:
Kinh nghiệm | Mức lương |
---|---|
Quản lý kho dưới 1 năm kinh nghiệm | 8 – 10 triệu đồng/tháng |
Quản lý kho từ 1 – 2 năm kinh nghiệm | 12 – 18 triệu đồng/tháng |
Quản lý kho trên 3 năm kinh nghiệm | 20 – 35 triệu đồng/tháng |
Nguồn: CareerBuilder.vn
Hy vọng bài viết mang lại cho bạn các thông tin hữu ích về mô tả công việc quản lý kho và mức lương hiện nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm quản lý kho thì hãy chuẩn bị cho mình một chiếc CV thật chỉn chu và tìm kiếm cơ hội việc làm tại Muaban.net nhé. Chúc các bạn tìm được một công việc quản lý kho hằng mong ước.
Xem thêm:
- OPS là gì? Bật mí 6 công việc chính của nhân viên OPS
- POD và POL là gì trong xuất nhập khẩu? Định nghĩa thuật ngữ và tầm quan trọng của thuật ngữ