Đối với các chủ đầu tư vào nghề nuôi yến thì việc thiết kế các mẫu nhà làm sao để thu được nhiều thành quả nhất là điều cực kỳ quan trọng. Bài viết sau đây sẽ gợi ý mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20 mang đến hiệu quả và được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Cùng tham khảo ngay nào!
1. Những nguyên tắc cần biết khi thiết kế nhà nuôi yến
1.1. Cần khảo sát vị trí
Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi tiến hành lên ý tưởng cho mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20 đó chính là chủ đầu tư cần phải khảo sát vị trí. Vị trí xây dựng sẽ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất cho tiến trình tăng đàn chậm/nhanh hay lớn lao hơn thì sẽ quyết định luôn cả thành công lẫn thất bại hay của nhà yến.
Dựa trên các thống kê số liệu nghiên cứu và những phân tích đến từ các chuyên gia thì chọn vị trí đặt nhà nuôi yến ở nơi đã có 1 số nhà yến thành công xung quanh và đi kèm thêm một điều kiện khác là không được có quá nhiều nhà yến khác thì đây sẽ là vị trí thích hợp nhất để xây nhà yến.
Việc mua bán nhà nuôi yến hay mua bán nhà đất sẽ mang lại giá trị lợi nhuận hơn? Tham khảo MuaBan |
Trong trường hợp những khu vực hoang sơ chưa từng có một ai xây dựng nhà nuôi yến trước đó thì cần phải tiến hành khảo sát cẩn thận một số yếu tố cần thiết và đủ để đáp ứng trước khi bắt đầu cho việc tạo mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20. Cùng tham khảo danh sách những điều cần chú ý sau đây nhé!
Các yếu tố cần ưu tiên hàng đầu:
Vị trí |
Nằm dưới đường bay của chim yến |
Gần với những nơi có nhiều nước (sông, hồ, ao, kênh, rạch…) |
|
Không bị chắn tầm nhìn bởi những tòa nhà cao tầng hay các cây cối um tùm, rập rạp |
|
Gần với nơi mà chim yến có thể kiếm ăn hàng ngày |
Sau khi xác định và thiết lập theo những điều kiện trên, yếu tố cần lưu ý đến ở vị trí thứ 2 trong danh sách chính là các thông số về khí hậu và môi trường tiêu chuẩn nhằm đánh giá sự thích hợp trước khi đi đến quyết định cuối cùng là tiến hành xây dựng mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20.
Khảo sát các thông số về khí hậu và điều kiện môi trường tiêu chuẩn |
Nền nhiệt độ theo nhiệt độ trung bình của khu vực |
Độ ẩm trung bình khu vực |
|
Lượng mưa trung bình hàng năm |
Ngoài ra thì để giúp cho việc lựa chọn vị trí xây dựng mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20 được thích hợp hơn thì chúng ta còn có thể tuân theo các những thuộc tính tự nhiên của chim yến chẳng hạn như:
- Đặc điểm di chuyển kiếm ăn của chúng (từ vị trí cư trú đến địa điểm bắt mồi).
- Kiểm tra vùng/khu vực tốt cho chim yến bằng cách dùng âm thanh bầy đàn (việc làm này là để kiểm tra lẫn xác định mật độ phân bổ của chim yến tại khu vực mở loa). Để việc kiểm tra được diễn ra thuận lợi và chính xác nhất ta hãy tiến hành vào hai khung giờ sau: Sáng (từ 5h30 – 9h30), chiều (từ 16h00 – 18h00).
Và một số lưu ý cuối cùng để giúp cho việc xây dựng mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20 của bạn được thuận lợi hơn:
Nên lưu ý lựa chọn vị trí sao cho |
Chi phí vận chuyển được tiết kiệm |
Thuận lợi trong việc sử dụng các nguồn năng lượng điện, nước một cách nhanh chóng và ổn định |
|
Tiết kiệm chi phí xây móng nền (vị trí có sẵn nền đất cứng, khả năng chịu lực cao sẽ là lựa chọn vô cùng thích hợp) |
|
Gần nguồn cung cấp vật tư hoặc nơi bán vật tư có giá thành tốt |
|
Ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, khói bụi hay lũ lụt,… |
>>>Xem thêm: Căn hộ biệt lập là gì? 7 Ưu điểm nổi trội của căn hộ biệt lập
1.2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà nuôi yến
Bên cạnh vị trí cần khảo sát thì việc để tâm đến tiêu chuẩn thiết kế nhà nuôi yến 5×20 cũng là một điều vô cùng quan trọng. Do tính chất cần phải đúng quy cách từ số đo cho đến vật liệu,… Các chủ đầu tư cần tìm đến những đơn vị thiết kế chuyên nghiệp để có thể phác thảo sơ lược lẫn tiến hành triển khai tạo dựng mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20 tiêu chuẩn.
Đầu tiên thì đối với một bản thiết kế chuẩn phải đạt yêu cầu về kích cỡ; ở đây muốn nói đến yếu tố kích thước chiều rộng, chiều dài ra sao, bao gồm bao nhiêu tầng tất cả, vật liệu cần để bắt đầu xây dựng là gì… Cụ thể hơn:
- Kích thước chuẩn: Nhà yến có kích thước tối thiểu phải đảm bảo chiều rộng 4m x chiều dài 10m và kích thước lý tưởng nhất là 8x20m, tuy nhiên thì mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20 được ưu chuộng hơn trên thị trường.
- Số tầng nhà yến tiêu chuẩn: từ 3 – 5 tầng.
- Vật liệu xây dựng mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20: Sử dụng khung bê tông cốt thép/thép tiền chế.
- Trang thiết bị: Cần phải dùng các thiết bị chuyên dụng (thường là loại phải nhập khẩu).
- Lỗ ra vào có kích thước: 30 x 50cm (chiều cao x chiều ngang tối thiểu).
- Kích thước phòng trong nhà yến: 4 x 4 x 2.2m (chiều dài x chiều rộng x chiều cao tối thiểu).
- Kích thước lỗ thông tầng 1 x 1m là kích thước tối thiểu.
1.3. Nghiên cứu cẩn thận lối vào nhà nuôi yến
Sử dụng âm thanh để điều hướng chim yến di chuyển theo quy trình mà chủ đầu tư muốn. Ví dụ, có thể theo lối vào nhà yến chuyển sang các phòng lượn, phòng làm tổ nhằm giúp cho khả năng cư trú của chim yến được tăng cao. Cần bố trí lối vào một cách khoa học (tùy vào kinh nghiệm của từng kỹ sư). Tuy nhiên thì vẫn nên sở hữu cả hai dạng cổng dẫn dụ yến vào mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20.
Cổng dẫn dụ yến vào nhà yến |
Ưu/nhược điểm |
Dạng giếng trời |
Đỡ tốn kém khi xây dựng, trông tự nhiên hơn tuy nhiên khó kiểm soát được môi trường bên trong nhà yến, vấn đề vệ sinh khó đảm bảo. |
Dạng chuồng cu có lỗ ra vào |
Khắc phục được toàn bộ khuyết điểm của dạng giếng trời và còn giảm tối đa khấu hao từ tác động môi trường vào bên trong nhà yến của bạn. Chỉ một điều là giá thành sẽ đắt hơn. |
1.4. Đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ
Ban đầu bạn có thể không cần dùng đến máy tạo ẩm do lượng yến còn ít nhưng khi nhà yến đã có 1 lượng bầy đàn nhất định (từ 50 tổ trở lên) thì hãy xem xét đến việc tiến hành phun sương tạo độ ẩm.
Bạn cần đảm bảo rằng các yếu tố nhiệt độ lẫn độ ẩm phải theo tiêu chuẩn sau:
Nhiệt độ các phòng |
Ở mức 27-32 độ (lý tưởng nhất là 30 độ) |
Độ ẩm thích hợp |
Trong mức 70 – 85% (lý tưởng nhất là 75-80%) |
Lưu ý: Tùy vào môi trường bên ngoài mà điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm của nhà yến sao cho phù hợp!
Nếu điều kiện thay đổi quá đột ngột sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh sống lẫn sinh sản của chim yến, nặng hơn sẽ khiến chúng sinh bệnh. Với đặc tính là loài ưa ấm, nhất là chim mới sinh (chim yến non) không thể chịu được độ ẩm thấp lẫn không khí lạnh (nguy cơ chết yểu).
>>>Xem thêm: Căn hộ sân vườn là gì? 5 ưu điểm mà căn hộ sân vườn mang lại
1.5. Đảm bảo ánh sáng tiêu chuẩn
Điều kiện bắt buộc là các chủ đầu tư cần đảm bảo độ sáng phải tuân theo tiêu chuẩn quy định.
Từ 0.02 – 0.10 lux: ánh sáng phù hợp cho nhà yến theo kinh nghiệm được đưa ra bởi các chuyên gia. Ban ngày chỉ hở sáng nhẹ (khi nhìn bằng mắt thường chỉ thấy loe ngoe vài vùng sáng với kích thước trong phạm vi 20-30cm từ các ống thông khí rọi vào là tương đối chuẩn).
1.6. Bố trí hệ thống âm thanh để thu hút yến
Hệ thống âm thanh để dẫn dụ chim yến chuyên nghiệp sẽ giúp mô hình kinh doanh mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20 của bạn thành công mĩ mãn.
Loại âm – dạng loa – vị trí lắp đặt |
Lợi ích |
Âm dẫn dụ từ Loa phóng, Loa lục giác – ngoài chuồng cu |
Yến tụ tập xung quanh nhà yến |
Âm dẫn dụ – gắn ở miệng lỗ ra vào và xung quanh lỗ thông tầng: vị trí cụ thể là ngay cửa vào các sàn yến từ chuồng cu xuống. |
Yến tham quan nhà yến |
Âm ru bầy đàn từ Loa ru (Ax61, Nx2, Ax65…) – nơi nào cũng được |
Tạo nên môi trường đánh lừa chim yến là đồng loại có mặt khắp nơi và kích thích chim yến sinh sống và làm tổ tại nhà yến |
1.7. Tạo mùi để dụ yến
Mùi tự nhiên, mùi bầy đàn của loài yến khiến chúng cảm thấy quen thuộc và yên tâm hơn khi cư trú lẫn làm tổ.
Một số dung dịch cần thiết cho việc tạo/khử mùi mà mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20 cần có |
Dung dịch tạo mùi để thu hút chim yến: Love Potion, Black Potion, Bio Aroma, Swiftlove Booster,… |
Dung dịch diệt nấm mốc, mạt gỗ: Dung dịch tanali |
|
Dung dịch khử mùi xi măng: Xodel |
Các đầu tư chủ kinh doanh cũng phải lưu ý đừng quên việc khử sạch mùi vật tư xây dựng như mùi xi măng, mùi gỗ nồng nặc hay mùi từ những tạp chất không nên có bên trong nhà yến nữa nhé!
1.8. Bố trí hệ thống đối lưu không khí
Hệ thống đối lưu không khí sẽ tác động mạnh và có mối liên quan chặt chẽ, mật thiết đến nhiệt độ lẫn độ ẩm bên trong nhà yến.
Liên hệ với các đơn vị, đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp để biết cách bố trí phần thô sao cho từ khâu xây dựng ban đầu đảm bảo được lượng không khí trong nhà sẽ luôn thoáng mát và được lưu thông trao đổi vừa đủ bất kể thời tiết.
1.9. Tạo môi trường lý tưởng để thu hút yến
Môi trường lý tưởng để thu hút chim yến nhất |
Lắp đặt hệ thống loa phát âm thanh quen thuộc ở mỗi phòng với chim yến. |
Xây dựng ít nhất 100 tổ yến giả (trong nhà) để dẫn dụ chim yến. |
|
Dùng hệ thống tạo mùi quen thuộc để phun trong mỗi phòng. |
|
Tạo độ ẩm lý tưởng cho các phòng trong nhà yến bằng cách phun sương. |
1.10. Phòng ngừa “kẻ địch” vào nhà yến
Điều mà các chủ đầu tư cần phải lưu ý chính là nghiên cứu những phương pháp để loại bỏ “thiên địch” gây ảnh hưởng đến chim yến như gián, chuột, chim cắt, rắn, cú, nhện,… Do chúng rất có khả năng tấn công và khiến chim yến mà bạn kinh doanh bỏ tổ rời đi. Vì thế bạn hãy nên có các biện pháp thích hợp và tối ưu kịp thời để ngăn chặn trường hợp này có thể xảy ra.
“Thiên địch” của loài yến |
Cách phòng tránh |
Các loài chim: cú mèo, đại bàng, quạ, chim bồ câu… |
Không nên để chúng bay quanh nhà yến. Khi thấy từ xa thì hãy bắt đầu xua đuổi đừng nên cho chúng đến gần do sẽ khiến chim yến hoảng sợ. |
Chuột |
Nhà yến rất sợ chuột và một khi chuột vào đồng nghĩa yến sẽ bay đi. Bạn phải tiêu diệt chuột khi chúng dần có mầm mống xuất hiện. Bạn có thể đóng cửa hoặc thậm chí loại bỏ tất cả các lỗ hổng nếu cần thiết để không con nào có thể lọt vào. |
Dơi |
Nếu không nhắc đến đặc tính bẩn và luôn có mùi hôi thì loài động vật này còn ăn cả trứng/chim yến non (nhất là mùa nắng). Sau khi đuổi dơi đi thì bạn cần làm sạch lối chúng vào bằng cách dùng vôi hoặc bột bột than củi (từ gỗ hoặc vỏ gáo dừa) trộn lẫn với cồn để bôi vào những nơi đó. |
Rệp |
Chúng tồn tại và phát triển được là do những khe hở mài gỗ tạo ra trên trần nhà. Do có mùi hôi khó chịu của chúng mà khiến yến sẽ không vào làm tổ. |
Nhện, Gián |
Nếu có nhện và gián thì phải dọn ngay tức khắc nếu không sẽ ảnh hưởng đến đường bay chim yến. Hãy dùng một số loại thuốc đặc trị trên thị trường để tiêu diệt chúng. |
Lưu ý: Khi bắt đầu xây dựng thì cần phòng chống để đạt chuẩn yêu cầu hoặc đã có nhà yến thì phải bổ sung các vấn đề còn thiếu hay thậm chí là sửa chữa để mức an toàn được đảm bảo tối đa trước những thiên địch gây hại cho chim yến.
1.11. Kỹ thuật vận hành nhà yến an toàn
Bên cạnh các lưu ý cần để tâm đến khi làm nhà yến thì kỹ thuật vận hành chúng ra sao sẽ có ảnh hưởng quan trọng, quyết định cho hành trình kinh doanh mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20 của các chủ đầu tư là thành công hay thất bại.
Do đó, bạn hãy nhờ đến các chuyên gia, đơn vị chuyên nghiệp để hướng dẫn chi tiết và cặn kẽ về những kỹ thuật cần thiết khi xây dựng cũng như vận hành mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20.
>>> Xem thêm: 20+ mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 5x20m đẹp và hiện đại 2023
2. Một số hình ảnh mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20
Dựa trên những gì mà bài viết vừa thông tin đến bạn đọc, hi vọng các chủ đầu tư sẽ có thêm cho mình lượng kiến thức cần thiết khi tiến hành xây dựng mẫu thiết kế nhà nuôi yến 5×20 theo đúng tiêu chuẩn và đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu bạn cần tìm mua đất hay mua nhà, thuê nhà thì ghé ngay vào trang Muaban.net nhé!
>>>Xem thêm: 5 căn cứ cần biết để quyết định nên mua căn hộ của chủ đầu tư nào