Trong mọi doanh nghiệp luôn có vị trí Manager để phân bổ, quản lý công việc. Đây được xem là một vị trí quan trọng, không thể thiếu trong công ty. Vậy Manager là gì? Cùng Mua Bán tìm hiểu những điều cần biết về chức danh này trong bài viết dưới đây nhé.
Manager nghĩa là gì? Các cấp bậc Manager
Khái niệm Manager
Manager là gì trong tiếng Anh? Manager chính là người quản lý, hay trưởng phòng. Đây là những cá nhân chịu trách nhiệm quản lý công việc, nhân viên của một bộ phận nhất định trong công ty. Thông thường, mỗi Manager sẽ chịu trách nhiệm một nhóm/phòng/bộ phận chuyên môn nào đó.
Tùy thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp mà những công việc của một Manager là khác nhau. Tuy nhiên, Manager đều tập trung vào quá trình đánh giá, theo dõi hoạt động của nhân viên nằm dưới quyền mình. Đôi khi, Manager sẽ thực hiện những việc đột xuất theo sự phân công của cấp trên.
Tìm hiểu về các cấp bậc Manager là gì?
TOP Managers – Quản trị viên cao cấp
Đây là những nhà quản trị hoạt động ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp/tổ chức. TOP Managers có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về thành quả, hiệu quả hoạt động cuối cùng. Nhiệm vụ của TOP Managers chính là đưa ra chiến lược, tổ chức chiến lược, quản lý và duy trì sự phát triển của tổ chức.
Trong doanh nghiệp, quản trị viên cấp cao thường nắm giữ những vị trí sau:
- Chủ tịch hội đồng quản trị.
- Phó chủ tịch hội đồng quản trị.
- Tổng giám đốc.
- Phó tổng giám đốc.
- Giám đốc.
- Phó giám đốc.
>>> Xem thêm: Account Manager là gì? Ai là người phù hợp với vị trí này?
Quản trị viên cấp giữa – cấp trung gian (Middle Managers)
Đây là những nhà quản trị hoạt động ở dưới quản trị viên lãnh đạo nhưng trên mức cơ sở. Họ có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quy trình quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch đã được doanh nghiệp đề ra. Đồng thời, quản trị viên cấp giữa chính là cầu nối giúp phối hợp các hoạt động, công việc để hoàn thành được mục tiêu kinh doanh.
Trong thực tế, quản trị viên cấp giữa thường được bắt gặp với các chức danh như trưởng phòng, trưởng ban, phó phòng, trưởng phân xưởng… Dù tên gọi khác nhau nhưng trách nhiệm của họ là tương đương.
Quản trị viên cấp cơ sở – First-line Managers
Đây là những quản trị viên ở cấp bậc cuối cùng của các nhà quản trị trong một tổ chức, doanh nghiệp bất kỳ. First-line Managers giữ vai trò đưa ra những quyết định khác nhau để đốc thúc, quản lý nhân viên của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể diễn ra mỗi ngày.
Các chức danh của First-line Managers trong doanh nghiệp, công xưởng có thể kể tới như đốc công, trưởng ca, tổ trưởng sản xuất, quản lý bán hàng… Những người này sẽ phải làm việc trực tiếp với nhân viên, lao động, công nhân để thúc đẩy và đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Sự khác nhau giữa Leader và Manager là gì ?
Như vậy bạn đã biết Manager là chức vụ gì. Trong thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn Manager với Leader. Vậy 2 vị trí công việc này có gì khác nhau?
Leader |
Manager |
Đưa ra những ý tưởng |
Thực thi các ý tưởng đó |
Chú ý đến tương lai của công ty, những kế hoạch dài hạn |
Quan tâm đến những dự án, thực thi các công việc ở hiện tại |
Củng cố niềm tin cho người lao động |
Kiểm soát công việc của người lao động nhằm đảm bảo mục tiêu chung đề ra |
Chú trọng tới việc làm cái gì? Tại sao lại lựa chọn như vậy? |
Tập trung tìm ra giải pháp để trả lời câu hỏi: Như thế nào? Bao giờ? |
Dù có nhiều khác biệt, hai vị trí này trong doanh nghiệp cần phối hợp với nhau chặt chẽ. Từ đó, dễ dàng quản trị nhân lực, công việc để giúp công ty phát triển nhanh chóng và hiệu quả hơn.
>>> Xem thêm: Leader là gì? Bí quyết trở thành 1 leader giỏi
Công việc trong tổ chức của Manager là gì?
Kiểm tra, giám sát nhân viên
Mỗi ngày, Manager sẽ thực hiện quản lý, theo dõi quá trình làm việc, hiệu quả làm việc của mọi nhân viên dưới quyền. Điều này nhằm đảm bảo xem mỗi cá nhân trong doanh nghiệp có nghiêm túc làm việc, đảm bảo đúng định hướng/ tốc độ công việc đề ra ban đầu hay không.
>>> Xem thêm: Assistant Manager là ai? Làm những công việc gì?
Đánh giá kết quả công việc của nhân viên
Sau khi quan sát, Manager cũng là người đưa ra những đánh giá về hiệu suất, thái độ làm việc của nhân viên. Người quản lý phải xác định được những thành quả đạt được, hạn chế còn tồn tại trong công việc. Từ đó, hướng dẫn mỗi cá nhân làm việc thật tốt để đạt những mục tiêu đề ra.
Công việc của Manager là gì: Xử lý tình huống
Trong mọi hệ thống, những sai sót là không thể tránh khỏi. Và Manager có trách nhiệm phát hiện những sai sót của từng thành viên. Sau đó, đưa ra phương án xử lý, giải quyết nhanh, cấp thiết và phù hợp nhất. Từ đó, hạn chế những hậu quả và đảm bảo tiến độ công việc của doanh nghiệp thật tốt. Nếu bối rối, không biết phải làm sao, mọi người sẽ khiến công việc bị trễ nải, ảnh hưởng nặng nề.
Những kỹ năng cần có của một Manager
Kỹ năng chuyên môn
Dù giữ vị trí nào trong doanh nghiệp, kỹ năng chuyên môn là rất quan trọng. Và Manager phải thực sự giỏi chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực làm việc của mình mới có thể quản lý, điều hành nhân viên làm việc một cách hiệu quả. Khi không có kỹ năng chuyên môn, Manager sẽ khó có được sự tôn trọng cũng như đồng thuận của cấp dưới.
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
Kỹ năng giao tiếp tốt là yếu tố then chốt để Manager làm việc hiệu quả với nhân viên dưới quyền.
Làm việc ở vị trí này, bạn sẽ phải ứng xử, giao tiếp rất nhiều nên cần có tiếng nói trong tập thể. Khả năng ứng xử tốt sẽ giúp Manager trình bày, giải quyết các vấn đề một cách thấu đáo và giúp nhân viên lắng nghe, nghe lời mình.
Khi làm việc, Manager cần trung thực, thẳng thắn, đúng mực, lịch sự nhưng khéo léo và có tính thuyết phục cao. Ngôn ngữ sử dụng cũng phải lựa chọn cẩn thận, kết hợp với những cử chỉ giao tiếp phù hợp để mang lại hiệu quả cao cho công việc.
Những kỹ năng cần có của Manager là gì: Kỹ năng lãnh đạo
Tầm quan trọng của kỹ năng này thể hiện ở chỗ, Manager phải hiểu rõ năng lực, nhiệm vụ của những nhân viên dưới quyền. Đồng thời biết điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân và phân chia công việc cho tốt.
Ngoài ra, việc lãnh đạo nhân viên cũng rất quan trọng khi Manager phải biết cách xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết để nhân viên thấy thoải mái, phối hợp với nhau thật ăn ý. Dù nhỏ, nhưng yếu tố này có ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới chất lượng công việc chung.
Chịu được áp lực công việc
Ở vị trí Manager, mọi người sẽ phải đối diện với áp lực công việc rất lớn khi nỗ lực suy nghĩ, chu toàn mọi việc. Và trách nhiệm về chất lượng cuối cùng của mỗi dự án cũng khiến Manager phải đối diện với áp lực lớn.
Nếu không có khả năng chịu áp lực, Manager sẽ khó lòng hướng dẫn cấp dưới của mình hoàn thành mục tiêu. Và không thể hoàn thành việc nâng cao hiệu suất hay đảm bảo chất lượng công việc.
Một yếu tố nữa khiến Manager phải chịu nhiều áp lực là việc tăng ca, làm thêm diễn ra khá thường xuyên. Và dù khối lượng công việc lớn, họ vẫn phải đảm bảo chất lượng công việc ở mức tốt nhất.
Những kỹ năng cần có của Manager là gì: Có tầm nhìn
Manager cần phải đưa ra định hướng, giúp phát triển phòng, bộ phận mình quản lý. Chính vì vậy, Manager phải hiểu được mục đích của doanh nghiệp để lên kế hoạch ngắn hạn, dài hạn hiệu quả và thúc đẩy bộ phận làm việc, đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Trong quá trình làm việc, Manager sẽ phải tiếp nhận rất nhiều tình huống có thể xảy ra. Và trách nhiệm của họ chính là tìm ra hướng đi có tầm nhìn, thấu đáo nhất. Đôi khi, họ còn phải đưa ra những quyết định mang tính hy sinh để hướng tới những mục tiêu lâu dài.
Khả năng phân tích, giải quyết vấn đề
Giải quyết mọi việc thật thấu đáo chính là trách nhiệm của Manager. Khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, Manager là người chịu trách nhiệm giải quyết, tìm hiểu nguồn cơn của vấn đề và đưa ra cách giải quyết thấu đáo. Chính vì vậy, khả năng phân tích và xử lý tình huống là không thể thiếu với một Manager.
Mức lương và cơ hội phát triển của Manager là gì?
Nhận định chung về mức lương của Manager
Tùy từng doanh nghiệp, mức lương Manager nhận được là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ chuyên môn, quy mô doanh nghiệp, hiệu quả làm việc…
Nhìn chung, mức lương của Manager khá cao so với mặt bằng chung. Ngay từ khi mới bắt đầu với nghề này, nhân sự mới đã có thể đạt được mức thu nhập từ 6.000.000 VNĐ – 10.000.000 VNĐ/tháng. Theo thời gian, mức thu nhập sẽ tăng lên khá nhanh. Đạt được mức 15.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ/tháng là hoàn toàn khả thi khi manager đã có đủ kinh nghiệm.
Yêu cầu tuyển dụng đối với vị trí Manager là gì ?
Trình độ chuyên môn
Để ứng tuyển vào vị trí này, người lao động cần có kỹ năng, tầm nhìn, kiến thức. Và trình độ chuyên môn chính là yếu tố đầu tiên nhà tuyển dụng nhìn vào để đánh giá ứng viên có phù hợp với một vị trí quản lý trong công ty của mình hay không.
Dưới đây là những yêu cầu chuyên môn được chú trọng nhất với chức danh manager.
- Tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các khối ngành tương tự.
- Hiểu về lĩnh vực làm việc, hoạt động của doanh nghiệp.
- Có các kỹ năng mềm chuyên về báo cáo, làm việc nhóm phù hợp với đặc thù nhóm ngành.
- Thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Yêu cầu đối với vị trí Manager là gì: Kinh nghiệm làm việc
Có thể thấy, Manager là một vị trí quan trọng, có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng thường ưu tiên những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc ở những vị trí tương đương. Khi đó, họ sẽ dễ dàng nắm bắt công việc, hòa mình vào với văn phòng và mang lại hiệu suất làm việc cao hơn.
Yêu cầu với vị trí manager là gì: Kỹ năng và năng lực quản lý
Nếu không có năng lực quản lý, bạn không thể trở thành một Manager. Khi ứng tuyển vị trí này, bạn cần có những kỹ năng, khả năng quản lý doanh nghiệp, nhân sự cần thiết. Dưới đây là một vài yếu tố kỹ năng được đánh giá cao khi tuyển dụng vị trí này:
- Khả năng giao tiếp.
- Kỹ năng làm việc nhóm, liên kết và tổ chức hoạt động đội nhóm hiệu quả.
- Biết cách phân chia công việc, lên kế hoạch và giám sát hoạt động của nhân viên cấp dưới.
- Có khả năng đào tạo nhân viên dưới quyền.
- Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực của mình một cách nhanh chóng và đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.
Một số khái niệm liên quan tới Manager
Account Manager là gì?
Hiểu đơn giản, đây chính là những người chịu trách nhiệm quản lý bộ phận Account trong các công ty Agency. Khi làm việc trong vị trí này, người lao động sẽ phải tập trung hoàn thành những công việc sau:
- Đàm phán, thực hiện các bản hợp đồng với khách hàng, đối tác.
- Duy trì, phát triển mối quan hệ với khách hàng theo cách triệt để nhất.
- Account cũng là đầu mối quan trọng, giúp đảm bảo mối quan hệ với khách hàng, chăm sóc khách hàng thật hiệu quả.
- Phối hợp thật tốt với đội ngũ kinh doanh để đạt được chỉ tiêu doanh số, mang tới sự hài lòng cho khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới.
General Manager là gì?
Vị trí này còn được biết đến với tên gọi Tổng quản lý. Đây là người chịu trách nhiệm ra quyết định, lên kế hoạch, phân công công việc cho các bộ phận, phòng ban khác nhau trong công ty. Ở một số doanh nghiệp đặc thù, General Manager sẽ quản lý một cách toàn diện về mặt tài chính bao gồm:
- Doanh thu.
- Lợi nhuận.
- Tổn thất.
Lời kết
Như vậy, bài viết này đã mang tới cho bạn những thông tin hữu ích để biết Manager là gì. Nếu bạn đang muốn tìm việc làm, tuyển dụng, hãy truy cập ngay vào trang web Muaban.net. Những tin tuyển dụng toàn quốc được cập nhật liên tục của Mua Bán sẽ giúp bạn có được một cơ hội việc làm phù hợp đấy.
Nếu bạn quan tâm về các công việc quản lý, xem ngay tại Mua Bán: |
>> Xem thêm:
- IT là gì? Những điều bạn nên biết về ngành IT.
- Trade Marketing là gì?