Monday, January 20, 2025
spot_img
HomeViệc làmLập trình viên là gì? Con đường sự nghiệp của một lập...

Lập trình viên là gì? Con đường sự nghiệp của một lập trình viên sẽ như thế nào?

Lập trình là một nghề có vị thế quan trọng ở nhiều doanh nghiệp hiện đang thu hút rất nhiều bạn trẻ. Nếu bạn đang là học sinh có ý định theo đuổi nghề này hoặc bạn là người đang bắt đầu tìm hiểu về lập trình thì chắc hẳn sẽ có những thắc mắc về lập trình viên là gì? Công việc cụ thể là làm gì? Mức thu nhập ra sao? Tất cả sẽ được Mua Bán giải đáp trong bài viết dưới đây.

nghề lập trình viên
Tìm hiểu về nghề lập trình

I. Lập trình viên là gì?

Lập trình viên (tên gọi khác là developer) là người sử dụng những đoạn mã code bằng ngôn ngữ lập trình (Python, HTML, JavaScript,…) để phân tích, thiết kế ra những phần mềm, ứng dụng, website, trò chơi,… trên điện thoại, laptop hoặc những thiết bị công nghệ khác.

lập trình viên là gì
Khái niệm về lập trình viên

Ngoài tên gọi là developer, ở các agency hay client, lập trình viên còn được biết đến với tên khác ngắn gọn và dễ nhớ hơn là DEV.

II. Công việc của lập trình viên là làm gì?

Công việc của một nhân viên lập trình thường sẽ khá đa dạng, tùy thuộc vào vị trí đảm nhận và sự phân công ở từng doanh nghiệp. Nhưng dù bạn lập trình cho bất kì mảng nào, công việc lập trình đều gói gọn trong 6 công việc chính theo quy trình nhất định:

  • Xây dựng ý tưởng thiết kế sản phẩm từ yêu cầu từ khách hàng.
  • Lập kế hoạch và định hình framework cho ứng dụng, trang web, trò chơi.
  • Tiến hành thiết kế bằng các ngôn ngữ lập trình phù hợp.
  • Bổ sung các tính năng và hoàn thiện theo góp ý từ phía khách hàng.
  • Kiểm tra code và backup source code.
  • Nâng cấp và cải tiến sản phẩm đã thiết kế.
lập trình viên làm công việc gì
Các công việc thường gặp ở nghề lập trình viên

💡 Giải thích thuật ngữ:

framework: là một khung mô hình có các đoạn code đã được viết sẵn và được đóng gói trong các thư viện lập trình giúp người lập trình có thể tối giản công việc, phát triển sản phẩm hiệu quả hơn.

source code: là bộ mã nguồn với tập hợp của nhiều dòng lệnh được tạo ra bởi lập trình viên và giúp tạo nên các thao tác cho người dùng khi sử dụng website hay phần mềm.

lập trình viên chuẩn bị backup source code
Lập trình viên chuẩn bị backup source code

backup: sao chép / lưu lại bộ dữ liệu để phòng hờ cho những tình huống không mong muốn xảy ra (mất những đoạn code quan trọng khi làm xong framework, bị người khác xóa code,…)

III. Những mảng công việc của nghề lập trình

Có “muôn hình vạn trạng” mảng công việc trong ngành lập trình, chẳng hạn như lập trình website, mobile, game,… Trong đó, Mua bán sẽ nêu ra 4 mảng lập trình chính có xu hướng tuyển dụng cao ngay bên dưới đây.

1. Lập trình web

Lập trình website hay Web Developer có nhiệm vụ nhận toàn bộ dữ liệu về giao diện thiết kế dưới dạng website tĩnh từ bộ phận thiết kế web (front-end team) để chuyển đổi thành một hệ thống website hoàn chỉnh có thể tương tác với cơ sở dữ liệu (database) và giúp người dùng tương tác được trên website thông qua ngôn ngữ lập trình.

lập trình web
Mảng lập trình website

Tùy vào các phòng ban mà công ty đã chia ra trong cấu trúc vận hành, lập trình web còn được phân ra làm 3 loại hình thức công việc khác nhau: Front-end developer, back-end developer và full-stack developer.

Front-end developer: sẽ chịu trách nhiệm chính về thiết kế giao diện web – đó là những thứ mà người dùng có thể thấy và trải nghiệm trên website (font, màu sắc, thanh trượt, danh mục sản phẩm…).

front-end developer
Lập trình viên front-end

Để trở thành một front-end developer chính hiệu, bạn sẽ cần phải thành thạo 3 ngôn ngữ lập trình chính:

  • HTML
  • CSS
  • JavaScript

Back-end developer: sẽ đảm nhiệm xử lý dữ liệu thiết kế giao từ phía front-end, đồng thời đảm bảo cho cơ sở dữ liệu (database) và các chương trình (application) được vận hành một cách trơn tru trên một hoặc server cùng kết nối với nhau.

lập trình back-end
Lập trình back-end

Đối với công việc back-end developer, 7 ngôn ngữ lập trình “then chốt” giúp bạn hoàn thành việc xử lý các hành động của người dùng trên giao diện website và đáp ứng tốt nhu cầu người dùng:

  • Java
  • .NET
  • Python
  • Ruby
  • PHP
  • SQL
  • JavaScript

Full-stack developer: có nhiệm vụ tổng hợp và xử lý dữ liệu từ 2 công đoạn chính (front-end và back-end) để tạo tạo thành một website hoàn chỉnh.

lập trình full-stack
Lập trình full-stack

2. Lập trình mobile

Mảng lập trình mobile là công việc đòi hỏi developer xây dựng, phát triển ứng dụng trên các thiết bị điện thoại di động sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau (iOS, Android…), nhằm tối ưu hóa và mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trên phiên bản mobile.

lập trình mobile
Lập trình mảng mobile

3. Lập trình Embedded

Nếu bạn là người có đam mê viết code tạo ra phần cứng, các loại chip hay bo mạch, thì công việc lập trình nhúng (embedded) sẽ phù hợp với bạn.

Nhiệm vụ chính của lập trình viên embedded thường sẽ tập trung sử dụng các ngôn ngữ lập trình để tạo ra embedded software và firmware cho các thiết bị điện tử như card đồ họa, tay cầm chơi game, máy móc trong ngành sản xuất ô tô, robot, máy bay,…

lập trình nhúng
Lập trình embedded

4. Lập trình viên cơ sở dữ liệu

Với nhu cầu bảo mật và phát triển dữ liệu khổng lồ (big data) ở các doanh nghiệp, lập trình cơ sở dữ liệu (database) dường như là vị trí không thể thiếu đối với các doanh nghiệp.

Vị trí này sẽ đảm nhiệm chính trong việc lập trình, vận hành và đảm bảo tính an toàn cho các hệ thống lưu trữ thông tin trong công ty để tránh tình trạng bị hacker tấn công hay bị rò rỉ thông tin khách hàng.

lập trình database
Lập trình cơ sở dữ liệu (database)

IV. Con đường sự nghiệp của một lập trình viên sẽ như thế nào?

1. Fresher

  • Số năm kinh nghiệm: 0-1 năm

Chức vụ fresher thường được đảm nhiệm bởi những sinh viên công nghệ thông tin mới ra trường hoặc là những người mới bắt đầu bước chân vào nghề lập trình. Họ là những người đã có những kiến thức nền tảng sẵn có và cần một môi trường học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tế.

2. Junior Developer

  • Số năm kinh nghiệm: 1-3 năm

Là một phiên bản nâng cấp so với vị trí fresher, trình độ junior developer có thể hiểu biết sơ bộ về vòng đời của sản phẩm ứng dụng; framework; cơ sở dữ liệu,… Dù ở vị trí này, bạn có thể viết code cho các chức năng trên ứng dụng, nhưng sẽ có mặt hạn chế kinh nghiệm ở việc viết code dư thừa và bị chồng chéo trong truy xuất dữ liệu.

Vì vậy, để khắc phục được tình trạng ấy, bạn cần có sự kiên trì học hỏi, tự xây dựng tư duy code các chức năng một cách gọn gàng và hiệu quả. Từ đó, leader cũng sẽ nhận rõ bạn đã đủ vững để truyền kinh nghiệm và giao cho những thử thách khó hơn.

3. Senior Developer

  • Số năm kinh nghiệm: 3-8+ năm

Khi đạt đến cấp độ senior, lập trình viên cần phải hiểu sâu rộng về cách thiết kế các dữ liệu cấu trúc lớn, có các chức năng phức tạp và viết code ứng dụng lớn hơn.

Ngoài ra, ở trình độ này, bạn sẽ có 2 ngã rẽ trong sự nghiệp. Một là phát triển thành technical leader hoặc CTO (giám đốc công nghệ). Hai là trong trường hợp bạn không muốn dính líu đến quản lý con người hay quản lý quy trình phát triển phần mềm thì bạn vẫn có thể tiếp tục đào sâu kiến thức kỹ thuật, giải quyết các vấn đề về hệ thống lớn.

4. Technical Leader

  • Số năm kinh nghiệm: 5-10+ năm

Đối với cấp độ technical leader, bạn sẽ có nhiều quyết định quan trọng từ việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình để viết code cho đến thiết kế quy trình làm ra ứng dụng, phần mềm. Đồng thời, bạn cũng sẽ là người trực tiếp hướng dẫn các lập trình viên cấp dưới để team vận hành trơn tru và giải quyết tốt các vấn đề trong hệ thống lớn.

5. Quản lý cấp trung (Mid-Level Manager)

  • Số năm kinh nghiệm: 7-10+ năm

Bước tiến tiếp theo sau cấp bậc technical leader là Mid-Level Manager. Ở nấc thang này trong sự nghiệp làm lập trình viên, trách nhiệm của bạn sẽ phải đảm bảo các chỉ số về kết quả đầu ra của sản phẩm và phân công các nhiệm vụ phù hợp cho thành viên trong team.

Bên cạnh đó, chức vụ này còn phải thực hiện việc tuyển dụng đội ngũ lập trình viên và có quyền hạn cho nghỉ việc với bất kỳ lập trình viên không đủ tiêu chuẩn trong quá trình làm việc.

Chức danh Mid-Level Manager còn thường được gọi với cái tên khác như Product Manager hoặc Project Manager.

6. Quản lý cấp cao (Senior Leader)

  • Số năm kinh nghiệm: 10+ năm

Senior Leader là chức vụ cao nhất trong sự nghiệp mà bất kỳ lập trình viên nào cũng mong muốn đạt đến. Khi ở nấc thang đỉnh cao này, điều quan trọng nhất lúc này sẽ nằm ở con người, chứ không phải nằm ở quá nhiều từ chuyên môn.

Bạn sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho các vấn đề quản trị nguồn nhân lực như truyền cảm hứng, tạo đồng lực, quản trị và vạch ra những chiến lược để hướng những người cấp dưới đến mục tiêu và sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đề ra.

V. Cơ hội và thách thức trên con đường trở thành lập trình viên

1. Cơ hội

1.1 Nhu cầu tuyển dụng cao

Để có tạo ra những sản phẩm số bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện tại như website, app hay phần mềm hệ thống quản lý, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ rất cần đến đội ngũ lập trình viên. Minh chứng là nhiều nhà tuyển dụng có mong muốn số lượng tuyển dụng việc làm lập trình tăng trưởng từ 10-30% trong năm 2021 (Nguồn: ITViec).

1.2 Môi trường làm việc năng động, hiện đại

Công nghệ luôn thay đổi và môi trường làm việc của lập trình viên cũng thế. Công việc này sẽ giúp bạn làm việc trong những môi trường năng động, mở ra nhiều cơ hội học hỏi và nâng cấp bản thân qua từng ngày.

môi trường làm việc của lập trình viên
Môi trường làm việc năng động và hiện đại của developer
1.3 Mức thu nhập hấp dẫn

Theo thống kê từ nhiều trang tuyển dụng hàng đầu, mức lương bình quân ngành lập trình khá cao, trong khoảng 500-2000 USD/tháng (tùy theo năng lực và kinh nghiệm).

2. Thách thức, khó khăn

2.1 Áp lực công việc lớn

Áp lực là điều không thể tránh khỏi ở bất kỳ ngành nghề nào. Và nghề lập trình cũng vậy, bạn sẽ phải chịu áp lực lớn từ chuyện xử lý rất nhiều đầu công việc trong ngày cho đến cập nhật kiến thức mới về sự thay đổi công nghệ.

Điều này phần nào sẽ phản ánh rõ ràng qua giảm năng suất làm việc, giảm sự sáng tạo và linh hoạt khi bạn thực hiện công việc.

áp lực khi hành nghề lập trình
Áp lực là điều không thể tránh khỏi khi đi làm lập trình
2.2 Luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi, cập nhật kiến thức mới trong nghề

Một điều chắc chắn là ngành này luôn có mức đào thải cao nếu bạn không chịu cập nhật các kiến thức mới và tối ưu cách làm việc của bản thân được nhanh hơn theo từng ngày.

VI. Mức lương hiện nay của lập trình viên

Dưới đây là thu nhập bình quân trong ngành lập trình đã được Muaban.net tổng hợp: 

Cấp bậc Mức thu nhập
Fresher ✨ 250-350 USD/tháng
Junior Developer ✨ 350-550 USD/tháng
Senior Developer ✨ 700-900 USD/tháng
Technical Leader ✨ 1000-1500 USD/tháng
Mid-Level Manager ✨ 1500-2000 USD/tháng
Senior Leader ✨ trên 2200 USD/tháng

Lưu ý: mức lương có thể thay đổi theo tình hình thị trường lao động trong thời gian tới.

VII. Những kiến thức và kỹ năng cần có của một lập trình viên

1. Chuyên môn

Để đáp ứng trình độ chuyên môn ở công ty hiện nay, bạn cần học những ngành liên quan đến lập trình như:

  • Công nghệ thông tin
  • Khoa học máy tính
  • Công nghệ phần mềm
  • Kỹ thuật máy tính
  • Hệ thống thông tin
  • Truyền thông và mạng máy tính

2. Ngoại ngữ

Tiếng Anh là ngoại ngữ cơ bản mà người theo đuổi nghề lập trình cần thành thạo. Vì hầu hết các tài liệu lập trình chất lượng đều sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh và khi bạn dịch chúng sang tiếng Việt sẽ cực kỳ khó hiểu nếu không giỏi ngôn ngữ này.

Chưa kể, ngoại ngữ sẽ là chìa khóa giúp bạn mở ra các cơ hội việc hấp dẫn ở các công ty đa quốc gia cũng như mức lương thưởng sẽ tốt hơn nhiều so với mặt bằng thị trường.

developer cần thông thạo ngoại ngữ
Developer cần thông thạo ngoại ngữ

3. Kỹ năng mềm

5 kỹ năng mềm then chốt đòi hỏi nhân sự lập trình viên cần có:

  • Tư duy mở: Việc đón nhận những ý tưởng mới dù đó có là của bạn hay của người khác chính là cách giúp bạn không bỏ sót những ý tưởng hay và thay đổi cách làm việc tốt hơn.
  • Khả năng tập trung: Khi làm việc với viết mã code trong nhiều giờ liền, bạn nên cố gắng tập trung cao độ để chú ý đến các chi tiết, nhằm tránh những sai sót dù là nhỏ nhất.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Sẽ có những lúc bạn đối diện với các vấn đề ập tới một cách dồn dập và điều bạn cần phải biết là tìm ra hướng xử lý vấn đề phù hợp.
  • Kỹ năng giao tiếp: Thực hiện viết code cho chức năng phức tạp hay loại bỏ những tính năng không cần thiết sẽ đòi hỏi kĩ năng giao tiếp và thuyết phục cấp trên của bạn phải thật tốt để công việc đạt hiệu quả hơn.
  • Khả năng tự học: Lập trình viên là một nghề nghiệp có chặng đường phát triển lâu dài, vì thế bạn luôn phải chủ động tìm tòi và học hỏi các kiến thức để nâng cao năng lực chuyên môn mỗi ngày.

4. Tố chất

Một số tố chất giúp bạn thành công trong sự nghiệp lập trình:

  • Thái độ: Dù trình độ tốt đến cỡ nào mà thái độ hời hợt, thiếu đúng đắn với công việc thì cũng chẳng có người quản lý hay công ty trọng dụng bạn.
  • Kiên nhẫn: Là phẩm chất quan trọng giúp bạn luôn có tinh thần không bỏ cuộc khi đối mặt với những dòng code bị lỗi hay các chương trình phần mềm sửa đi sửa lại mà vẫn còn thấy bug.
  • Giữ bình tĩnh trước áp lực: Việc giữ đầu óc bình tĩnh trước những tình huống áp lực là một điều vô cùng cần thiết.

VIII. Một số trường đào tập lập trình tại Việt Nam

Tại khu vực Hà Nội:

  • Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
  • Trường Đại Học Công Nghệ thuộc ĐHQG Hà Nội

Tại khu vực TP.HCM:

  • Trường Đại Học FPT
  • Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin của ĐHQG TP.HCM
  • Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên của ĐHQG TP.HCM
  • Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm những công việc ổn định khác thì có thể xem thêm tại đây:

Cần tuyển Nam nữ phụ kho đóng gói dán tem
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
 Tuyển Dụng NV ( Tạp Vụ, Trực Quầy Bán Hàng,  Kho) TẠI CO.OP
5
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
🌈Tết Đến Rồi CO.OPMART Cần Tuyển Gấp Nhân Viên Đi làm ngay.
10
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
NĂM MỚI ! CẦN BỔ SUNG NHÂN VIÊN BÁN HÀNG GẮN BÓ LÂU DÀI
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Siêu Thị Quận 7 Cần Tuyển Nhân Viên Có Việc Làm Lâu dài
5
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
Cần tuyển nam Rửa Xe Tết và nữ phụ bán hoa Tết
11
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Cận Tết Nhu Cầu Mua Sắm Cao Bổ Sung Thêm Nhân Viên Tại Lotte Mart
1
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
HÓC MÔN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TRONG DỊP TẾT
1
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Cửa hàng bách hóa Minh Ngọc tuyển gấp thời vụ bán hàng, tạp vụ, bảo vệ
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
BỔ SUNG 5 NHÂN VIÊN LÀM TẾT TẠI QUẬN 4
1
  • Hôm nay
  • Quận 4, TP.HCM
√ TUYỂN 5 LAO ĐỘNG NỮ KHÔNG CẦN KINH NGHIỆM THỜI VỤ VÀ LÂU DÀI .
3
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Do một số bạn thiếu trách nhiệm nghỉ ngang cần bổ sung nhân viên gấp.
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
[Co.opMart] Bổ Sung NV Trung Tuổi Làm Thời Vụ Tạp Vụ-Bảo Vệ-Bán Hàng
8
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
📣Cần Tuyển 5 Nhân Viên Bán Hàng Thời Vụ / Lâu Dài năm 2025
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM

XIX. Tổng kết

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp tường tận các thắc mắc về nghề lập trình là gì? Và những thông tin khác xoay quanh ngành nghề này. Nếu bạn thấy bài viết hay và bổ ích, thì hãy chia sẻ bài đến viết đến bạn bè hoặc những người quan tâm đến việc làm lập trình nhé!

>>> Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ