Trên hành trình vi vu Tây Bắc, Yên Bái là vùng đất được nhiều người yêu mến bởi vẻ đẹp hoang sơ, thiên nhiên hùng vĩ và con người thân thiện. Đến với Yên Bái hứa hẹn nhiều trải nghiệm tuyệt vời dành cho bạn. Không để bạn đợi lâu, cùng Mua Bán khám phá tất tần tật kinh nghiệm du lịch Yên Bái tự túc và tiết kiệm qua bài viết bên dưới nhé!
I. Tìm hiểu đôi nét về Yên Bái – Nơi sinh tụ của người Việt cổ
Theo lịch sử Việt Nam, Yên Bái được xem là nơi khởi nguyên giống nòi của người Việt cổ xa xưa. Cho đến tận ngày nay, Yên Bái vẫn giữ vững nét văn hóa đa sắc tộc của mình, có đến 30 dân tộc khác nhau cùng chung sống với nhau như anh em.
Khi đến với Yên Bái, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khối di tích lịch sử đồ sộ còn được lưu giữ ngày nay với 86 di tích văn hóa cổ, 746 di sản phi vật thể cùng 574 di sản vật thể. Yên Bái được thiên nhiên kiến tạo nên những mảng phong cảnh hùng vĩ, những “lát cắt” địa hình bậc thang tuyệt đẹp.
Từ kinh nghiệm du lịch Yên Bái được nhiều người truyền đạt, đây là một vùng đất đẹp đẽ từ con người, văn hóa lẫn ẩm thực mà bạn không thể bỏ qua.
II. Thời điểm lý tưởng để du lịch Yên Bái
Kinh nghiệm du lịch Yên Bái mùa nào đẹp? Đây là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm ngày nay. Yên Bái được thừa hưởng khí hậu ôn đới, nổi bật với mùa hè thì nóng ẩm có mưa nhiều, mùa đông lại khô và rất lạnh. Bốn mùa của Yên Bái đều khác nhau, mỗi mùa sẽ mang đến cho bạn một vẻ đẹp riêng biệt.
Tuy nhiên trong mỗi mùa sẽ có những thời điểm để bạn tận hưởng trọn vẹn nhất vẻ đẹp của Yên Bái, cụ thể như:
- Vào mùa xuân: tháng 1-3 là thời điểm của mùa lễ hội hoa xuân. Đến với Yên Bái vào mùa này bạn sẽ được tham gia các ngày lễ truyền thống, trò chơi dân gian đặc sắc như kéo co, đua ngựa, ném pao,…
- Vào mùa hạ: khoảng thời gian tháng 5-6 trời bắt đầu đổ mưa. Đây được xem là mùa nước đổ, những cơn mưa đầu mùa xuất hiện. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng nước chảy từ núi xuống khe ruộng bậc thang, nắng chiếu vào làm sáng rực cả một mảng ruộng.
- Vào mùa thu: Hãy ghé đến Yên Bái vào khoảng 15/9 đến 10/10, đây là thời điểm khí trời mát mẻ nhất, có nắng dịu nhẹ. Yên Bái thời gian này sẽ được phủ một màu vàng óng rực rỡ, phong cảnh vô cùng lung linh.
- Vào mùa đông: Tháng 12 là thời điểm thích hợp để ghé đến Yên Bái, lúc này có rất nhiều đám mây thích hợp cho những ai yêu thích được săn mây. Thời gian này khí hậu cũng bắt đầu lạnh hơn, thích hợp dành cho những cặp đôi nghỉ dưỡng, kỷ niệm,…
III. Du lịch Yên Bái bằng phương tiện gì?
Để đến được vùng đất hùng vĩ Yên Bái, bạn cần có lộ trình và phương tiện di chuyển rõ ràng. Theo nhiều kinh nghiệm du lịch Yên Bái tự túc, cùng xem hành trình đến Yên Bái của bạn cần di chuyển bằng phương tiện nào nhé!
1. Máy bay
Nếu bạn ở miền Trung hoặc miền Nam, trước tiên bạn cần đặt vé máy bay để ra Hà Nội sau đó bắt xe đi đến Yên Bái. Máy bay là phương tiện di chuyển thuận lợi và rút ngắn được thời gian cho bạn nhanh nhất. Bạn có thể “săn vé” rẻ qua các sàn thương mại điện tử, hoặc app Traveloka.
Sau đây là một vài chặng bay đến Hà Nội cùng mức giá vé trung bình:
Chặng bay (1 chiều) |
Giá trung bình |
TP. Hồ Chí Minh – Hà Nội |
Từ 800.000 vnd – 2.500.000 vnd |
Huế – Hà Nội |
Từ 600.000 vnd – 1.300.000 vnd |
Đồng Hới – Hà Nội |
Từ 851.000 vnd – 1.300.000 vnd |
Cần Thơ – Hà Nội |
Từ 1.200.000 vnd – 2.800.000 vnd |
Tuy nhiên mức giá trên chỉ mang yếu tố tham khảo, giá vé còn phù thuộc vào thời điểm, hãng hàng không bạn chọn.
2. Xe lửa
Tàu hỏa cũng là phương tiện có thể đưa bạn đi đến Hà Nội để ra Yên Bài. Nhưng theo kinh nghiệm du lịch Yên Bái, sử dụng xe lửa sẽ làm bạn mất nhiều thời gian và sức khỏe hơn. Lựa chọn phù hợp nhất là dùng xe lửa cho việc di chuyển từ Hà Nội ra Yên Bái.
Hiện nay, bạn có thể đặt vé tàu hỏa theo hai chuyến như sau:
Chặng đường |
Tên chuyến tàu |
Giờ khởi hành |
Giờ đến |
Giá vé trung bình |
Đi thẳng đến Yên Bái |
YB3 |
18h10 |
22h50 |
100.000 vnd – 320.000 vnd Tùy thuộc vào khoang và hạng ghế |
Đi đến Lào Cai, có dừng trả khách tại ga Yên Bái |
SP1 – SP3 |
21h-22h |
1-2h |
3. Xe khách
Nếu bạn muốn tận dụng tối đa thời gian để đến Yên Bái sớm nhất, bạn có thể sử dụng xe khách để di chuyển từ Hà Nội đến Yên Bái. Các hãng xe khách ngày nay luôn có chuyến xe đến Yên Bái trong mọi khung giờ, như bến xe Mỹ Đình, Mười Hoa, Hiếu Sâm chẳng hạn.
Từ kinh nghiệm du lịch Yên Bái, thời gian di chuyển của xe khách kéo dài trong 4 – 5 giờ, chi phí dao động từ 120.000 vnd – 150.000 vnd/người/lượt.
4. Phương tiện cá nhân – xe máy
Xe máy là phương tiện dành cho những bạn trẻ thích phiêu lưu, “phượt” đường dài. Để có thể di chuyển bằng xe máy từ Hà Nội đến Yên Bái, bạn cần xác định rõ lộ trình để đi đúng hướng, thời gian hợp lý.
Có hai lộ trình di chuyển để đến Yên Bái nhanh nhất:
- Thứ 1: Di chuyển từ quốc lộ 32 – Sơn tây – Phú Thọ – Yên Bái
- Thứ 2: Di chuyển bắt đầu ở cầu Thăng Long – Vĩnh Phúc – Phú Thọ – Yên Bái
Thông thường thời gian chạy xe máy tầm khoảng 5 giờ đồng hồ. Yên Bái là vùng núi cao gập ghềnh, đường đi còn khá khó khăn, do đó để di chuyển bằng xe máy thuận lợi bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh luật giao thông. Trang bị cho mình đầy đủ vật dụng cần thiết, tay lái vững để vượt đèo, nên nhớ rằng an toàn là trên hết bạn nhé! Bạn cũng có thể đi cùng bạn bè đã có kinh nghiệm du lịch Yên Bái bằng xe máy để yên tâm hơn khi di chuyển đến đây.
Xem thêm: 7 địa điểm cắm trại gần Hà Nội chỉ cách trung tâm 30 km
IV. Du lịch Yên Bái nên ở đâu?
Du lịch Yên Bái mùa hè được đánh giá là đông nhất bởi đây là mùa nước đổ, cảnh quan thiên nhiên rất đặc sắc và lung linh. Tuy nhiên, để tránh tình trạng hết phòng hay giá “chặt chém” bạn nên đặt phòng trước khi đến. Sau đây là một vài địa điểm lưu trú bạn có thể xem thử.
1. Khách sạn
Với kinh nghiệm du lịch Yên Bái tự túc, bạn cần tìm kiếm cho mình nơi lưu trú ổn định, mức giá hợp lý để chuyến du lịch trở nên thuận lợi hơn. Hệ thống khách sạn tại Yên Bái ngày nay khá đầy đủ tiện nghi, thường tập trung tại các địa điểm du lịch Mù Cang Chải, Yên Bình, Nghĩa Lộ,…
Ngoài ra bạn có thể ghé đến:
- Khách sạn Hồng Ngọc: Số 34 đường Lý Tự trọng, Lục Yên
- Khách sạn Suối Mơ: Nằm tại thị trấn Mù Cang Chải
- Khách sạn Nắng Vàng: Số 379 Nguyễn Tất Thành, Yên Thế, Lục Yên
2. Homestay, hostel
Hình thức homestay, hostel hiện nay rất phổ biến với nhiều khách du lịch trẻ khi đến Yên Bái. Homestay rất phù hợp nếu bạn đi nhóm đông người, vừa tiết kiệm chi phí lại vừa gần gũi, vui vẻ.
Một vài homestay được đánh giá cao về chất lượng như:
- Hello Mu Cang Chai: xã La Phán Tẩn, Mù Cang Chải
- Indigenous: địa chỉ tại bản Hấu Đề, xã La Phán Tẩn, Mù Cang Chải
- Hmong’s Life: địa chỉ tại bản Púng Luông, xã Púng Luông, Mù Cang Chải
Mức giá du lịch Yên Bái 3 ngày 2 đêm khi bạn ở homestay dao động trung bình trong khoảng từ 400.000 vnd – 600.000 vnd/người
Ngoài ra bạn có thể thuê xe máy để giúp thuận tiện di chuyển giữa các địa điểm:
V. Những địa danh – danh lam thắng cảnh “nức tiếng” tại Tây Bắc
Chắc hẳn khi đến Yên Bái, bạn sẽ rất háo hức vì phong cảnh núi rừng, đồng ruộng ở đây vô cùng hùng vĩ và tráng lệ. Vậy kinh nghiệm du lịch Yên Bái nên đến những địa điểm tham quan lý tưởng nào? Cùng Mua Bán xem nhé!
1.Đèo Khau Phạ
Là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, đèo Khau Phạ có độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, dài khoảng 30km. Chạy trên đèo Khau Phạ bạn sẽ cảm thấy mình đang lơ lửng giữa không trung bởi một bên là vách núi hùng vĩ, một bên là vực sâu hun hút.
Đèo Khau Phạ có đường đi rất cheo leo và mạo hiểm nhất Tây Bắc, để vượt được đèo này bằng xe máy bạn cần có nhiều kinh nghiệm và vững tay lái. Tuy nhiên đến được địa điểm này bạn sẽ vô cùng hài lòng vì khung cảnh quá tuyệt đẹp được tạo thành từ núi, sông và cây cối.
2.Ruộng bậc thang Mù Cang Chải
Muốn đến được Mù Cang Chải, bạn cần đi qua đèo Khau Phạ, đây là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái. Mở đầu cho phong cảnh của Mù Cang Chải là những mảng ruộng bậc thang trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau trên sườn núi.
Do sự cắt xẻ của địa hình mà ruộng bậc thang được ra đời, xen giữa là những khe nước lớn nhỏ giúp dẫn nước vào ruộng. Khi mùa lúa chín đến, bạn sẽ vô cùng say đắm trước cảnh tượng màu vàng của nắng trời hòa quyện cùng màu lúa vàng óng. Bên cạnh đó, ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải còn đẹp hơn khi đến mùa hoa tam giác mạch nữa.
3. Bản Sà Rèn
Tọa lạc tại xã Nghĩa Lộ, có một bản làng nằm ven bờ sông Nậm Thia êm đềm đó là bản Sà Rèn. Sà Rèn được du khách lui đến bởi nét văn hóa người Thái đen độc đáo kết hợp những căn nhà sàn cổ còn giữ nguyên nét truyền thống.
Sà Rèn từ lâu đã phát triển du lịch cho khách tham quan được lưu trú và thưởng thức những món ăn đặc sản tại bản địa. Con người ở Sà Rèn vô cùng thân thiện, phong cảnh lại hữu tình, nguyên sơ khiến người dù có kinh nghiệm du lịch Yên Bái nhiều bao nhiêu vẫn muốn quay lại nơi này.
4. Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu
Địa danh tiếp theo trong kinh nghiệm du lịch Yên Bái mà bạn có thể lui đến đó là khu bảo tồn Nà Hẩu. Địa hình của Nà Hẩu là một thung lũng hẹp kiểu lòng chảo, kết hợp thêm những khe suối do địa hình đứt gãy tạo nên. Nà Hẩu thuộc 4 xã là Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng và Phong Dụ Thượng của huyện Văn Yên.
Khu bảo tồn Nà Hẩu có đa dạng phong phú loài sinh vật quý hiếm, là nơi ở của người dân tộc Dao và H’Mông. Nếu bạn có cơ hội ghé đến Nà Hẩu vào mùa xuân, chắc chắn bạn sẽ được hòa mình vào không khí vui tươi đón lễ hội cùng người dân nơi đây.
5. Cánh đồng Mường Lò
Có bài thơ tả về Mường Lò “Muốn ăn gạo trắng nước trong – Vượt qua đèo Ách vào trong Mường Lò”. Từ 2 câu thơ trên đủ để bạn hiểu được đây là cánh đồng lúa sản sinh ra những hạt gạo thơm ngon cho người dân vùng Tây Bắc.
Mường Lò trực thuộc xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, nơi ở của dân tộc Thái. Cánh đồng Mường Lò rộng lớn chỉ đứng sau Mường Thanh ở Điện Biên mà thôi. Khi ghé Mường Lò vào mùa lúa chín, bạn sẽ không khỏi trầm trồ vì phong cảnh vô cùng tráng lệ của nó.
6. Bản văn hóa Ngòi Tu
Điểm đặc sắc của bản Ngòi Tu thu hút du khách đó là địa hình một nửa là đất liền một nửa là mặt hồ nước. Ngòi Tu là một bản làng nhỏ nằm trong xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, nơi ở của nhiều dân tộc như Dao, Nùng, Cao Lan nhưng phần lớn là người Dao.
Đến với Ngòi Tu, bạn sẽ được thưởng thức nền ẩm thực truyền thống của người dân tộc nơi đây. Bên cạnh đó còn có thể hòa cùng âm nhạc của họ, nhảy dân ca, múa rước dâu truyền thống,…
7. Trạm Tấu
Bạn là người yêu thích mạo hiểm, kinh nghiệm du lịch Yên Bái đừng nên bỏ qua địa điểm Trạm Tấu. Khi đến đây bạn sẽ được thỏa sức tham quan danh lam thắng cảnh đẹp – độc – lạ của Yên Bái. Tắm mình trong suối nước khoáng dịu dàng, chiêm ngưỡng những bản làng đẹp như tranh vẽ ở Háng Tề Chơ, Cu Vai hay Bản Mù.
Không chỉ có thế, tại đây còn có các đỉnh núi, đèo với địa hình hiểm trở như Tà Chì Nhù, Tà Sì Láng. Tuy nhiên khi chinh phục được những địa điểm này thì quang cảnh mà bạn nhìn thấy vô cùng mãn nhãn, không uổng công sức của bạn đâu.
8. Hồ Thác Bà
Kinh nghiệm du lịch Yên Bái còn có địa danh là Hồ Thác Bà, một hồ nước nhân tạo lớn nằm top 3 của Việt Nam. Hồ Thác Bà bắt nguồn từ nhà máy thủy điện Thác Bà, nơi đây còn được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên núi”.
Độ rộng của hồ Thác Bà lên đến 23.500ha, chứa hơn 1.300 đảo lớn nhỏ hình thành quang cảnh vô cùng lung linh, hùng vĩ và đẹp ngây ngất lòng người. Bên cạnh những đảo nhỏ, bạn cũng có cơ hội tham quan các dãy núi đá vôi ở đây nữa.
Đừng bỏ lỡ: Top 20 quán ăn đêm Đà Nẵng ngon nhất do dân địa phương giới thiệu
9. Đền Mẫu Thác Bà
Ở Yên Bái còn có một ngôi đền cổ từ xa xưa, nơi đây được người dân thờ tụng gọi là đền Mẫu Thác Bà. Đền nằm ở núi Hoàng Thi, leo khoảng 365 bậc đá sẽ đến được đền. Dựa vào kinh nghiệm du lịch Yên Bái đây là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, nhiều du khách rất thích thú khi đến đây bởi không khí rất trong lành, mát mẻ, không gian lại yên tĩnh, thanh tịnh.
Mùa xuân là khoảng thời gian đến tham quan đền Mẫu Thác Bà lý tưởng nhất, tức vào khoảng tháng Giêng (ngày 8, 9 âm lịch). Thời điểm này đền Mẫu thường tổ chức lễ hội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các nghi thức bày cúng truyền thống của ông cha ta ngày xưa.
10. Chiến khu Vần
Chiến khu Vần là một trong những địa danh di tích lịch sử ngày xưa dùng trong kháng chiến. Chiến khu này tọa lạc phía Nam huyện Trấn Yên và Đông Nam huyện Văn Chấn. Đây là một vùng đất rộng lớn chứa đựng 2 ngôi làng cổ là làng Vần và làng Đồng Yếng. Vì đường dốc hiểm trở, địa hình đồi núi bao phủ nên được chọn làm chiến khu quân sự của Yên Bái – Phú Thọ.
11. Chùa tháp Hắc Y – Đền Đại Cại
Kinh nghiệm du lịch Yên Bái sẽ giúp bạn khám phá được nhiều di tích thời xa xưa cùng lối kiến trúc tinh xảo của cha ông để lại. Giống như chùa tháp Hắc Y – Đền Đại Cại chẳng hạn, đây là một quần thể di tích rộng lớn gần 80km thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên.
Tại ngôi chùa, đền này thờ phụng những vị thần dân có công với giang sơn xã tắc những ngày dựng nước, lập nước. Kiến trúc tại chùa tháp Hắc Ý và đền Đại Cại vẫn còn lưu giữ những dấu ấn từ thời hậu Lê, nhà Mạc như cột đình bằng đá nặng hơn 100kg được chạm khắc hình mặt trăng, hoa sen, lá đề,…
12. Đền Suối Tiên
Đền Suối Tiên là một di tích lịch sử có từ năm 1928, độ rộng lớn khoảng 6000m2, được xây dựng theo nét văn hóa của các dân tộc vùng Lục Yên.
Địa hình đền Suối Tiên được bao bộ toàn bộ là núi rừng như núi Thắm, núi Hắc Y, núi Bạch Mã. Tại đền Suối Tiên có rất nhiều hang động, năm 1965 còn được nước ta làm nơi cất giữ vũ khí, lương thực để chống Mỹ.
13. Di tích Căng Đồn Nghĩa Lộ
Di tích Căng Đồn tọa lạc tại thị xã Nghĩa Lộ trong kháng chiến được coi là nơi huấn luyện luyện “đặc biệt” mà thực dân Pháp xây dựng nên cho những người yêu nước thời bấy giờ. Nơi đây như một chiếc hộp bằng sắt, bao phủ xung quanh toàn bằng hàng rào thép gai, phía ngoài là hầm cá sấu có cắm chông.
14. Suối Giàng
Theo kinh nghiệm du lịch Yên Bái, nếu bạn yêu thích sự thơ mộng, không khí mát mẻ bốn mùa thì hãy thử một lần đến Suối Giàng. Đây là một xã thuộc vùng Văn Chấn, nằm trên độ cao 1.371m và ẩn sâu trên dãy núi Fansipang.
Suối Giàng là nơi khởi nguồn của trà Shan Tuyết, có hơn 300 hộ dân tộc Mông sinh sống. Nơi đây có khí hậu mát lạnh quanh năm, là một nơi thích hợp cho bạn vừa “săn mây” vừa thưởng thức hương vị thơm ngon của trà Shan Tuyết trăm tuổi.
Có thể bạn quan tâm: Top 10 trò chơi dân gian Việt Nam quen thuộc nhất với tuổi thơ
VI. Chơi gì ở Yên Bái?
Kinh nghiệm du lịch Yên Bái có gì chơi? Khi đến Yên Bái bạn sẽ được tham gia các trò chơi mạo hiểm hấp dẫn, hoặc những lễ hội dân gian truyền thống. Cụ thể:
1. Bay dù lượn
Đến với Yên Bái, bạn không nên bỏ qua trò chơi bay dù lượn tại Mù Cang Chải. Đây là trò chơi mạo hiểm đầy hấp dẫn, bạn sẽ phiêu lưu cùng những cơn gió và ngắm nhìn Yên Bái một cách chân thực, toàn diện và rõ nét nhất từ trên cao.
Giá cho hoạt động này dao động từ 2.200.000vnd – 2.600.000 vnd
Bạn sẽ được bay cùng phi công từ 10-30 phút trên không trung. Dịch vụ này chỉ tổ chức mỗi năm 1 lần, mỗi lần kéo dài 1 tháng, thường vào tháng 9. Các địa điểm có thể chơi dù lượn là: Mù Cang Chải, Đèo Khau Phạ.
2. Đu dây zipline
Một trò chơi thú vị không kém bay dù lượn đó là đu dây zipline. Từ những chia sẻ về kinh nghiệm du lịch Yên Bái thì đây là tuyến dây zipline dài nhất Việt Nam, nằm ngay trong khu trò chơi của Aeris Hill, thôn Nước Nóng, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn.
Bạn có thể đu dây zipline qua cả hai huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải, chiều dài chặng đường lên đến 1.2km thời gian đu từ 1-2 phút, đây là trò mạo hiểm mà nhiều du khách yêu thích. Khi đu dây bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tráng lệ của phong cảnh núi đồi Yên Bái.
Khu vực trò chơi mạo hiểm ở Aeris Hill mở cửa mỗi ngày trong tuần, trừ ngày thứ 4, hoạt động từ 8h30 đến 18h. Giá vé vào cổng có bao gồm đu dây zipline dao động từ 350.000 vnd – 500.000 vnd.
3. Các lễ hội đặc sắc
Kinh nghiệm du lịch Yên Bái cho thấy đây là vùng đất có nền văn hóa đa sắc tộc mạnh mẽ. Chính vì thế nơi này cũng thường xuyên diễn ra những lễ hội dân tộc độc đáo mà mỗi du khách khi đến đều muốn tham gia.
- Lễ hội Gầu Tào của người Mông
Đây là lễ hội cầu phúc và cầu mệnh theo truyền thống xưa của người dân tộc Mông. Thường diễn ra bắt đầu từ ngày mồng 1 đến 15 tháng Giêng. Lễ hội này cũng tựa như lễ dựng cây nêu để xua đuổi ma quỷ của ông bà ta, lễ hội mở ra nhằm cầu bình an, tránh khỏi ốm đau bệnh tật của con người.
- Lễ ăn cơm mới (Nào màu xaz)
Lễ này được dựng lên khi đã kết thúc một mùa vụ bội thu. Đây được xem là lễ tế cảm tạ thần nông đã giúp mùa vụ vừa qua được thu hoạch lúa ngon, gạo thơm. Lễ ăn cơm mới được tổ chức vào ngày đẹp nhất của mùa lúa chín.
- Lễ hội đền Nhược Sơn
Đền Nhược Sơn nằm tại xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, được người dân nơi đây thờ ngài Hà Khắc Chương. Lễ hội đền Nhược Sơn diễn ra để tưởng nhớ công hơn của ngài Hà Khắc Chương, võ tướng thời Trần đã hy sinh thân mình trấn giữ biên cương phía Bắc cho nước nhà. Lễ hội này thường diễn ra vào ngày 20 tháng 9 âm lịch, được tổ chức ra nhộn nhịp, thu hút đông đảo du khách đến xem.
VII. Yên Bái có gì ăn? Gợi ý những món và quán ăn ngon – bổ – rẻ
Từ những kinh nghiệm du lịch Yên Bái của nhiều người, nơi đây có đa dạng các món ăn vừa đẹp mắt lại vừa ngon miệng. Cùng Mua Bán khám phá nền ẩm thực của vùng đất cao nguyên Yên Bái qua bài viết dưới đây.
1. Xôi ngũ sắc
Đúng như tên gọi, xôi ngũ sắc có năm màu cơ bản là đỏ, tím, vàng, xanh và trắng. Mỗi màu đại diện cho một ý nghĩa khác nhau như: đỏ là khát vọng, tím là trù phú, vàng là ấm no, xanh là núi rừng Tây Bắc, trắng là tình yêu thủy chung son sắt.
Để ăn được món xôi ngũ sắc đậm đà hương vị chuẩn Yên Bái bạn có thể ghé đến nhà hàng Phố Núi tại xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn để thưởng thức. Mức giá dao động từ 20.000vnd-50.000vnd
2. Vịt Lục Yên
Kinh nghiệm du lịch Yên Bái của người đi trước cho thấy, có món ăn sẽ khiến bạn luôn nhớ tới Yên Bái đó là vịt bầu Lục Yên. Nơi đây sản sinh ra giống vịt bầu địa phương vô cùng đặc biệt mà không vùng miền nào có thể nuôi được. Thịt vịt vừa thơm, dai lại chắc nhưng ít mỡ tạo nên hương vị món ăn cực kỳ đặc sắc.
Bạn muốn thưởng thức món ăn từ vịt bầu Lục Yên có thể ghé đến quán Hoàng Minh tại số 217 đường Quang Trung, phường Minh Tân, TP. Yên Bái.
3. Trâu gác bếp
Món ăn trâu gác bếp có thể nói là trứ danh tại Yên Bái, bạn sẽ không thể bỏ qua mỗi khi đến vùng đất này. Cách chế biến món ăn rất đơn giản, thịt trâu sẽ được tẩm ướp gia vị đều rồi sấy khô bằng khói của bếp củi nên khi ăn sẽ cảm nhận thấy mùi khen khét. Để có thể thưởng thức trọn vị món ăn này bạn có thể ghé đến nhà hàng Tùng Dương, số 19, tổ 51, phường Minh Tân.
4. Lạp xưởng Yên Bái
Kinh nghiệm du lịch Yên Bái cho thấy lạp xưởng tại nơi đây vô cùng đặc biệt bởi chúng được tẩm ướp từ rượu hoa. Bạn sẽ cảm nhận được mùi vị rất đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Nếu bạn hỏi Yên Bái có đặc sản gì thì đây hẳn là loại lạp xưởng này. Bạn có thể tìm mua ở bất cứ khu du lịch nào ở Yên Bái.
5. Muồm muỗm Mường Lò
Nghe tên muồm muỗm chúng ta đã thấy sự lạ lẫm của món ăn này rồi, tuy nhiên đây là món mà người dân ở Yên Bái ưa chuộng nhất. Người dân thường chế biến muồm muỗm bằng cách rửa sạch sẽ sau đó rang lên cho đến khi vàng đều. Để có thể thưởng thức được món ăn này bạn có thể tìm đến Mường Lò.
6. Bánh chưng đen Mường Lò
Một món ăn mang đậm nét văn hóa của dân tộc Thái đó là bánh chưng đen. Món ăn này thường xuất hiện trong các bữa cơm nhà mỗi dịp tết đến xuân về. Bánh chưng đen có kết cấu như bánh tét của người Việt tuy nhiên có mùi vị đặc trưng riêng biệt.
Nếu có cơ hội đến Yên Bái nhất định bạn phải thử ngay bánh chưng đen tại Mường Lò, giá bán 1 đòn khoảng 70.000 vnd.
VIII. Đặc sản Yên Bái làm quà nên mua gì?
Vì là vùng đất chứa đựng nhiều đồng bào dân tộc khác nhau nên món ăn, đặc sản nơi đây vô cùng phong phú. Do đó, kinh nghiệm du lịch Yên Bái nên mua ít hương vị đặc sản đem về làm quà sẽ vô cùng ấn tượng đấy. Một số đặc sản nổi bật tại đây như:
- Rượu táo mèo
Đây là loại rượu được ủ lâu năm bằng quả táo mèo, có vị chua, ngọt, đắng đậm đà hương núi rừng. Giá bán một bình khoảng 4L tầm 350.000 vnd, bạn có thể mua tại chợ Ngã Ba Kim tại QL 32, Púng Luông, Mù Cang Chải, Yên Bái.
- Mận tam hoa
Quả mận xứ Yên Bái có tên là tam hoa, màu sắc đỏ tím vô cùng rực rỡ. Vị mận hơi ngọt chát, mát lạnh. Giá bán tham khảo cho 1 kg là 15.000 vnd, bạn có thể tìm mua tại các khu chợ ở Mù Cang Chải.
- Trà Shan Tuyết
Với kinh nghiệm du lịch Yên Bái, bạn nên tìm đến và nếm thử món trà Shan Tuyết hảo hạn tại đây. Loại trà này được làm bằng những lá trà trăm tuổi, trà giúp thư giãn tâm trí, chống oxy hóa rất thích hợp với phụ nữ. Giá bán 1 kg rơi vào khoảng 1.000.000 vnd – 2.500.000 vnd, địa chỉ bán nằm tại Suối Giàng khu 2b thị trấn Nghĩa Lộ.
IX. Những điều cần lưu ý khi đi du lịch Yên Bái
Kinh nghiệm du lịch Yên Bái nếu bạn đi tự túc sẽ phải đối mặt với nhiều sự nguy hiểm, nên đặc biệt chú ý an toàn. Để đến được Yên Bái bạn cần có:
- Trang bị vật dụng đi đường cần thiết như nước uống, nón bảo hộ, kính, găng tay.
- Vật dụng y tế dự phòng
- Dụng cụ sửa xe dự phòng
- Quần áo gọn nhẹ
- Giấy tờ tùy thân để ngăn thuận tiện nhất
- Chấp hành luật giao thông nghiêm chỉnh
- Chú ý quan sát lộ trình, khi vượt đèo
- Xem xét thời tiết, thời gian hợp lý
- Mang theo thức ăn nhanh đi đường dài
Vậy là, chúng ta đã đi qua tất tần tật những kinh nghiệm du lịch Yên Bái từ nơi bạn có thể khám phá danh lam thắng cảnh đến địa điểm ăn uống, lưu trú. Qua bài viết trên, Mua Bán hy vọng bạn có được nhiều thông tin hữu ích về kinh nghiệm du lịch Yên Bái. Và đừng quên ghé qua Muaban.net để cập nhật nhiều chủ đề hấp dẫn khác nhé!
Xem thêm
- Khám phá Top 16 các bãi biển đẹp ở miền Bắc không thể bỏ qua trong mùa hè này
- Sơn La Có Gì Chơi? Top 30+ Địa Điểm Check-in Hot Trend Tại Sơn La
- Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Chiang Mai tự túc cực chi tiết và dễ dàng
Tác giả Thảo Vân