Khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên là một trong những yếu tố quyết định mức độ cống hiến của họ cho doanh nghiệp. Nhưng thực tế, nhiều nhà quản lý lãnh đạo với phong cách quá nghiêm khắc vô tình khiến cho cấp dưới dần mất kết nối với công ty. Do đó, hãy cùng Mua Bán tìm hiểu thông tin nhức nhói trên qua bài viết sau đây!
I. Tại sao nên khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên?
Hơn cả phúc lợi và các yếu tố vật chất, yếu tố tinh thần là một trong những lý do khiến nhân sự đồng hành cùng công ty. Sự công nhận, tôn trọng,… và hành động khích lệ tinh thần làm việc giúp nhân viên thấu hiểu để làm việc tốt hơn cùng lãnh đạo và doanh nghiệp. Cụ thể hơn, việc có những hành động hoặc giúp đốc thúc tinh thần sẽ mang lại những lợi ích to lớn dưới đây:
1. Tăng năng suất làm việc
Việc khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên có khả năng giúp gia tăng năng suất làm việc của họ. Dù vậy, trước hết bạn cần phân biệt giữa khích lệ qua lời nói và hành động.
Việc khích lệ bằng lời nói cho nhân viên chỉ có tác dụng khi họ có khả năng nhưng tinh thần đi xuống. Mặt khác, với những nhân viên bị hạn chế về năng lực nhưng có thái độ tốt, nếu nhà lãnh đạo khích lệ họ bằng việc chỉ ra con đường hay cách làm đúng sẽ giúp họ nâng cao năng lực và tăng sự tự tin khi làm việc. Đó là yếu tố giúp năng suất của nhân viên ngày càng gia tăng.
2. Giảm thiểu tình trạng nghỉ dài ngày
Khi tinh thần đi xuống, nhân viên có nhu cầu được nghỉ ngơi và hồi phục. Có người cần ít thời gian nhưng cũng có những người cần đến vài ngày. Đó là nguyên nhân làm cho công việc trở nên trì trệ.
Khi đó, người dẫn đầu phải nắm bắt nguyên nhân, khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên đúng lúc và đúng trọng tâm để họ nhanh chóng lấy lại “lửa”. Thậm chí họ không cần nghỉ phép để hồi phục.
3. Hạn chế hiện trạng “nhảy việc”
Bất kỳ ai cũng có khoảng thời gian cảm thấy “bất an” trong công việc bởi một số lí do, mà nguyên nhân có thể đến từ người lãnh đạo. Đó cũng chính là mấu chốt của vấn nạn nhảy việc “gấp” bởi sếp là người có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên.
Nhảy việc thường là quyết định cuối cùng. Do đó, nếu lãnh đạo thật sự muốn giữ chân nhân sự thì hãy hành động một cách đúng đắn và chân thành thấu hiểu vấn đề của nhân sự. Đó sẽ là cách khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên thực tế nhất. Dù kết quả có thể nào thì nhân viên cũng sẽ phần nào bớt sự ác cảm.
4. Nâng cao danh tiếng cho doanh nghiệp
Các chính sách khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên tại doanh nghiệp sẽ tạo nên môi trường làm việc tốt. Từ đó giúp họ gia tăng danh tiếng đối với nhân tài, đối tác và khách hàng.
Một công ty tốt sẽ tạo điều kiện cho nhân sự của mình phát triển, công ty phát triển thì sản phẩm dịch vụ cũng sẽ dần phát triển. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng có nhiều khách hàng và đối tác tìm đến để hợp tác. Và cuối cùng, nhân tài cũng sẽ tự tìm đến bởi chính danh tiếng và những phúc lợi đó.
>>> Tham khảo thêm: Nhiệt huyết là gì? Tầm quan trọng của nhiệt huyết trong công việc
II. Nguyên nhân xảy ra tình trạng “xuống” tinh thần của nhân viên
Mua Bán nói nhiều về lợi ích của việc khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên nhưng để thực hành được, trước hết bạn cần hiểu thế nào là khích lệ “đúng”. “Gãi đúng chỗ ngứa” sẽ có hiệu quả rõ rệt là điều không cần bàn cãi! Do đó, nhà lãnh đạo cần nắm những nguyên nhân cơ bản dưới đây để giải quyết tình trạng xuống tinh thần của nhân viên.
1. Cơ hội phát triển hạn chế
Nhân sự dễ nản lòng và nhanh chóng từ bỏ doanh nghiệp khi họ không nhìn thấy được “tương lai” tại chính nơi gắn bó hơn 8 tiếng/ ngày. Tình trạng này dễ dàng bắt gặp ở các công ty Startup – Các doanh nghiệp trẻ, còn nhiều thiếu sót về quy trình, kinh tế và nhân lực.
Mặt khác, các công ty lớn vẫn xảy ra tình trạng trên bởi chính sự quá “hoàn hảo”. Việc “leo rank” trở nên khó khăn hơn bởi sự cạnh tranh khốc liệt và sự chuẩn chỉnh trong quy trình khiến nhân viên gặp khó khăn trong việc đề xuất ý kiến hay thăng tiến.
Nguyên nhân này thường xảy ra ở những nhân sự có sự cầu tiến rất cao trong công việc. Lúc này, việc khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên cần được xem xét nghiêm túc về tình cảm lẫn vật chất.
2. Không đặt kì vọng hay mục tiêu cá nhân
Nếu như nguyên nhân ở trên thường xảy đến đối với nhân sự cầu tiến thì nguyên nhân ở phần này lại nằm ở những nhân viên đã hoặc đang bị mất định hướng. Phương pháp khích lệ hiệu quả trong trường hợp này là hãy kiên nhẫn và gợi mở cho nhân viên một “con đường” phù hợp. Nếu bạn là lãnh đạo với phong cách cực đoan, độc đoán thì đây sẽ là thử thách lớn, trong trường hợp “xấu nhất” hãy để nhân sự vui vẻ quyết định dù kết quả ra sao nhé!
3. Đổi mới trong cách quản lý
Đang theo một quy trình hàng năm trời thì lại đổi mới là cơn ác mộng của nhiều người, dù có giỏi đến đâu thì cũng sẽ gặp khó khăn. Việc đổi mới cách làm không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn tác động đến cuộc sống cá nhân của nhân viên. Những nhân sự có tính ổn định cao là đối tượng tổn thương nặng nhất trong trường hợp này. Nếu nhân sự không đủ bình tĩnh hoặc tệ hơn là không phù hợp với qui định mới, thì sẽ suy giảm năng suất và nghỉ việc là điều có thể xảy ra.
Khích lệ ở đây không chỉ thực hiện khi nhân viên gặp khó khăn mà phải có chiến lược lắng nghe và chuyển đổi dần dần. Điều này một lần nữa đòi hỏi sự kiên nhẫn của những người đầu tàu của mỗi doanh nghiệp.
4. Một số vấn đề khác
Ngoài những yếu tố trên, một số nguyên nhân khác làm cho nhân viên xuống tinh thần có thể kể đến như: Tính cách, gia đình hoặc bản thân gặp chuyện không may tác động xấu đến tinh thần làm việc của nhân viên. Trong trường hợp này, nhân viên rất cần sự thấu hiểu từ người dẫn dắt và công ty. Khích lệ về mặt tinh thần qua việc trò chuyện trực tiếp hoặc thông qua một bộ phận chuyên môn hỗ trợ sẽ giúp nhân viên nhanh chóng phục hồi và gia tăng sự gắn bó với doanh nghiệp.
>>> Tham khảo thêm: Tinh Thần Lạc Quan Là Gì? 9 Cách Giúp Bạn Lạc Quan Trong Mọi Hoàn Cảnh
III. Các nhà lãnh đạo cần nắm rõ nguyên lý khích lệ tinh thần của nhân viên
Nhìn chung, các lãnh đạo có thể chia các phương thức khích lệ tinh thần của nhân viên thành hai nhóm: Bên ngoài và bên trong.
1. Nhân tố bên trong
Để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên từ bên trong là nhà lãnh đạo nên làm tăng giá trị bản thân của họ như những lời khen, lời động viên, lắng nghe, thăng tiến, những hỗ trợ khi gặp khó khăn,…
2. Nhân tố bên ngoài
Những yếu tố tính hữu hình như tiền thưởng, những món quà giá trị khích lệ khi đạt được cột mốc nào đó,… sẽ đáp ứng và giải quyết những nhu cầu thực tế của nhân viên. Họ có thể yên tâm về cuộc sống thường ngày và cống hiến hết mình cho công việc.
>>> Tham khảo thêm: Phòng ban là gì? Cách xây dựng phòng ban trong một công ty
IV. 8 nghệ thuật khích lệ tinh thần làm việc hiệu quả
1. Môi trường làm việc năng động
Mỗi công ty đều có những vấn đề riêng, lãnh đạo cần quan tâm đến chất lượng môi trường làm việc thông qua việc lắng nghe nhân viên để có những điều chỉnh phù hợp. Nếu có điều kiện thì thay đổi ngay cho nhân viên thấy nỗ lực của doanh nghiệp. Từ đó khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên, tạo nên niềm tin tích cực cho họ về tương lai của doanh nghiệp.
2. Tìm hiểu và suy xét nguyên nhân
Một trong những lỗi căn bản của nhiều lãnh đạo “mới” là đưa ra kết luận dễ dàng. Ai cũng sẽ có những lúc sai lầm, nhân viên cũng chỉ là người bình thường. Khi họ phạm sai lầm, hãy cố gắng lắng nghe họ trước. Điều này sẽ làm nhân viên cảm thấy được bảo vệ và có niềm tin vào người lãnh đạo hơn. Tuy nhiên, cần xác định thời điểm cứng rắn để tránh tình trạng ỷ lại.
3. Coi trọng mọi đóng góp cá nhân
Tôn trọng là điều cơ bản nhất trong những các khích lệ tinh thần của nhân viên. Con người sẽ có tinh thần tốt nhất khi cảm thấy được tôn trọng và được lắng nghe, đặc biệt là những cá thể có cái tôi cao.
4. Chế độ trả lương/ thưởng đúng năng lực
Được trả lương, phát thưởng là một trong những cách khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên làm họ vui nhất. Đừng hứa bằng lời nói, hãy cho họ con số chính xác và nghiêm túc với chế độ trả lương/ thưởng. Đó là món quà khích lệ thiết thực nhất đối với người lao động.
5. Có lộ trình thăng tiến rõ ràng
Từ mong muốn được tôn trọng và ước muốn thể hiện bản thân, lộ trình thăng tiến rõ ràng sẽ giúp nhân viên cảm thấy nỗ lực bản thân bỏ ra là xứng đáng. Không những vậy, đề xuất thăng tiến và thời gian xét duyệt rõ ràng sẽ giúp nhân viên cố gắng phấn đấu hơn. Thêm vào đó, việc chủ động đề bạc, trao đổi khi nhân viên đạt đến một trình độ nhất định là điều nên làm khi muốn khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên.
6. Thể hiện cảm xúc
Hãy cho nhân viên thấy rằng sếp cũng đã từng là nhân viên và là những người dẫn đầu đáng tin cậy. Ngoài công việc, nhà lãnh đạo có thể dành thời gian bồi dưỡng tình cảm với nhân viên để tăng thêm sự gắn kết. Thể hiện cảm xúc thật trong những lúc thoải mái sẽ giúp nhân viên phần nào hiểu được tính cách và cách làm việc của mình. Qua đó, họ sẽ thông cảm và dễ dàng hòa hợp tinh thần khi làm việc.
7. Tổ chức các hoạt động gắn kết tập thể
Các doanh nghiệp nhỏ thường có sự gắn kết tốt hơn những doanh nghiệp lớn bởi số lượng nhân viên ít. Một tập thể quá đông nhân viên dễ chia bè phái và hạ bệ lẫn nhau khiến nhiều nhân viên nản chí bởi môi trường “toxic”. Do đó, những hoạt động gắn kết sẽ giúp khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên bằng cách làm mờ khoảng cách giữa họ, gia tăng sự hiểu nhau và teamwork từ đó sẽ tốt hơn. Một trong những hoạt động tập thể phổ biến chính là Team Building, thường diễn ra sau thời gian làm việc dài hơi, để kết nối tinh thần gắn kết tập thể nhân viên và công ty.
8. Chú trọng an toàn lao động
Đối với những công việc có tính ảnh hưởng đến sức khỏe cao, ngoài mức thù lao xứng đáng thì nhân viên cần nhất là sự bảo đảm an toàn lao động. Khuyến khích tinh thần bằng cách cam kết bằng lời nói và hành động để bảo vệ an toàn cho họ khi làm việc sẽ giúp họ yên tâm để cống hiến cho công ty. Điều này dễ bị bỏ quên nhưng là một trong những yếu tố căn bản.
>>> Tham khảo thêm: Bất đồng quan điểm là gì? Những cách giải quyết thông minh
Một số tin đăng tuyển dụng việc làm kinh doanh tại Muaban.net mà bạn có thể tham khảo:
V. Một số lời khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên hay nhất
Trước khi hành động, lời nói hiệu quả sẽ phần nào giúp người lãnh đạo xoa dịu và khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Sau đây là một số mẫu mà bạn có thể tham khảo:
- Làm tốt lắm, cố giữ lấy năng lượng này nhé, có gì khó khăn cứ nhắn anh/ chị biết nhé!
- Dạo này không khí hình như hơi trì nhỉ, em có đề xuất gì hấp dẫn kéo mood mọi người không, nếu ok thì mình triển luôn!
- Lỗi này anh/ chị đã nhắc lần trước rồi nhưng hình như em quên mất nhỉ. Ghi lại ngay để không mắc nữa nhé!
- Em đang có vấn đề gì khó khăn không. Đừng ngại nói với anh/ chị, inbox riêng cũng được. Nếu cần cứ báo anh/ chị để off rồi hồi phục nhé!
- Anh/ chị nghĩ không phải em không tốt, nhưng có lẽ mình cần xem xét lại nhiều khía cạnh. Nếu được anh/ chị có vài cơ hội khác, em cứ xem rồi nhắn anh/ chị sớm nha!
Những gợi ý trên sẽ phù hợp cho những hoàn cảnh khác nhau nhưng xuất phát từ thái độ ôn hòa và “win-win”. Người lãnh đạo hãy luôn đặt thái độ tôn trọng để cùng nhau có giải pháp khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên tốt nhất!
Bài viết tuy dài nhưng hy vọng sẽ giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề muôn thuở của các doanh nghiệp – Khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Mỗi nhà mỗi vẻ, tùy vào tình huống, con người và phong cách lãnh đạo sẽ có các cách thức khích lệ khác nhau. Do đó, muaban.net chúc bạn đã có những gợi ý hiệu quả và phù hợp với công ty của mình nhé!
>>> Xem thêm: Đạo đức kinh doanh là gì? Ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp ra sao?