Nhiệm vụ chính của một kế toán chi phí đó là giúp những người làm ở vị trí quản lý hiểu được chi phí vận hành của doanh nghiệp. Vậy kế toán chi phí là gì? Vai trò và nhiệm vụ cụ thể của nó trong doanh nghiệp ra sao? Bạn hãy tìm hiểu cùng Mua Bán qua bài viết dưới đây nhé.
I. Kế toán chi phí là gì?
Kế toán chi phí là gì? Kế toán chi phí là người đảm nhận công việc ghi chép, thu thập và thực hiện phân loại những chi phí phát sinh có liên quan đến mục tiêu kinh doanh của chính doanh nghiệp.
Xem thêm: Công việc của kế toán trong doanh nghiệp và tố chất để trở thành một kế toán giỏi
II. Vai trò của kế toán chi phí là gì?
Kế toán chi phí đóng vai trò quan trọng đối với từng công ty/doanh nghiệp. Dưới đây là những vai trò mà kế toán chi phí sẽ đảm nhận:
1. Quản lý các khoản chi phí
Một trong những vai trò của kế toán chi phí là quản lý, phân loại các loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí của nhà máy,… Từ đó doanh nghiệp có thể kiểm soát tối đa tất cả các chi phí của doanh nghiệp cũng như xác định được nguồn thu, lợi nhuận trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
2. Đo lường, tính giá sản phẩm
Một vai trò đặc biệt quan trọng khác mà kế toán chi phí phải đảm nhận chính là công tác đo lường và tính giá của các sản phẩm. Việc này giúp các nhà quản lý có thể lựa chọn được giá bán sao cho phù hợp với mức chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư.
3. Kiểm soát quản lý
Vai trò tiếp theo của kế toán chi phí là kiểm soát quản lý, cung cấp những thông tin quan trọng, liên quan đến chi phí cho những nhà quản lý ở các bộ phận khác nhau. Điều này giúp cho những công ty giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Khi hoạt động quản lý chi phí hiệu quả thì doanh nghiệp cũng dễ dàng đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra trước đó.
4. Kiểm soát chiến lược
Ngoài những vai trò đã kể ra ở trên thì kế toán chi phí còn có vai trò tham gia vào việc kiểm soát chiến lược. Những số liệu và thông tin mà kế toán chi phí cung cấp đều mang tính lâu dài và luôn phản ánh chính thực trạng hiện tại của doanh nghiệp. Do đó, nhà quản trị có thể dựa vào đó để đưa ra những kế hoạch sử dụng chi phí một cách hợp lý và tối ưu, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Hạch toán kế toán là gì? Vai trò, nhiệm vụ và phân loại hạch toán
III. Những công việc mà kế toán chi phí đảm nhận
Những công việc mà kế toán chi phí phải đảm nhận bao gồm:
- Việc ghi chép và gửi dữ liệu nhằm mục đích hướng đến tính minh bạch của sản phẩm. Ghi chép và nắm bắt tất cả các loại chi phí trong công ty/doanh nghiệp để có thể xác định chính xác chi phí sản xuất sản phẩm.
- Thực hiện những báo cáo về chi phí gửi cho ban lãnh đạo, đồng thời lập những chi phí tiêu chuẩn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như lao động, vận chuyển, quản lý…
- Thường xuyên cập nhật và thực hiện điều chỉnh những báo cáo chi phí khác nhau trên các hệ thống phần mềm để đảm bảo tính chính xác cao nhất có thể về số lượng chi phí.
Xem thêm: Tìm hiểu đối tượng kế toán là gì? Cách xác định và phân loại đối tượng kế toán
Mời bạn tham khảo các tin đăng tuyển dụng nhân viên kế toán tại website Muaban.net:
IV. Phân biệt kế toán chi phí bán hàng và kế toán chi phí doanh nghiệp
Bạn hay nhầm lẫn giữa 2 loại kế toán chi phí bán hàng và kế toán chi phí doanh nghiệp? Đừng lo! Hãy cùng Mua Bán phân biệt nhé.
1. Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng sẽ bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh có liên quan đến các hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Cụ thể, chi phí bán hàng bao gồm phí vật liệu bao bì, đồ dùng, dụng cụ, phí thuê nhân viên bán hàng, phí bảo hành sản phẩm, phí dịch vụ mua ngoài,… => Cụ thể, các chi phí sau đây chính là chi phí bán hàng: Chi phí làm bao bì, chi phí mua đồ dùng, dụng cụ, chi phí thuê lực lượng lao động, chi phí bảo hành sản phẩm
Tài khoản được sử dụng trong kế toán chi phí bán hàng là TK 641 (Chi phí bán hàng để tập hợp và thực hiện kết chuyển những chi phí phát sinh thực tế trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ). TK 641 có 7 tài khoản cấp 2 cụ thể như sau:
STT | Tài khoản | Chi phí |
1 | TK 6411 | Chi phí nhân viên |
2 | TK 6412 | Chi phí vật liệu |
3 | TK 6413 | Chi phí đồ dùng, dụng cụ |
4 | TK 6414 | Chi phí khấu hao tài sản cố định |
5 | TK 6415 | Chi phí bảo hành |
6 | TK 6417 | Chi phí dịch vụ mua ngoài |
7 | TK 6418 | Chi phí bằng tiền khác |
2. Kế toán chi phí doanh nghiệp
Chi phí doanh nghiệp sẽ bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến toàn bộ quá trình hoạt động của cả doanh nghiệp. Cụ thể, chi phí doanh nghiệp bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân viên quản lý, thuế và lệ phí, chi phí văn phòng, những khoản phí dự phòng, phí dịch vụ mua ngoài,…
TK 642 được sử dụng trong kế toán chi phí doanh nghiệp. Bao gồm 8 tài khoản cấp 2 cụ thể như sau:
STT | Tài khoản | Chi phí |
1 | TK 6421 | Chi phí nhân viên quản lý |
2 | TK 6422 | Chi phí vật tư quản lý |
3 | TK 6423 | Chi phí đồ dùng trong văn phòng |
4 | TK 6424 | Chi phí khấu hao tài sản cố định |
5 | TK 6425 | Thuế và lệ phí |
6 | TK 6426 | Chi phí dự phòng |
7 | TK 6427 | Chi phí dịch vụ mua ngoài |
8 | TK 6428 | Chi phí bằng tiền khác |
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về vấn đề kế toán chi phí là gì cũng như vai trò của kế toán chi phí. Hy vọng những thông tin mà Mua Bán mang lại là hữu ích đối với bạn đọc. Ngoài ra, bạn còn có thể cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác như phong thủy hay việc làm bằng cách truy cập vào website của Mua Bán.
Tham khảo thêm:
- Ngành kế toán và những điều bạn cần biết khi theo học
- Kế Toán Kho là gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Công Việc Kế Toán Kho