Tuesday, January 14, 2025
spot_img
HomeNhà đấtGiá đền bù đất trồng lúa 2023 - Cần làm gì khi...

Giá đền bù đất trồng lúa 2023 – Cần làm gì khi bị thu hồi đất trồng lúa?

Giá đền bù đất trồng lúa 2023 là bao nhiêu? Các điều kiện được bồi thường khi bị thu hồi đất là gì? Đây luôn là một trong các vấn đề mà người dân quan tâm khi sử dụng đất. Sau đây, hãy cùng Mua Bán tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé!

Giá đền bù đất trồng lúa
Cập nhật giá đền bù đất trồng lúa 2023.

1. Điều kiện được bồi thường đối với việc Nhà nước thu hồi đất trồng lúa

Đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp, theo đó căn cứ quy định về Luật Đất đai 2013:

– Một hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất sẽ căn cứ theo quy định về điều kiện để được đền bù, bồi thường khi đáp ứng:

  • Đất đang sử dụng không phải đất thuê trả tiền thuê đất thường xuyên
  • Các loại giấy tờ mà người dân cần phải có như:
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và chứng nhận quyền sử dụng nhà ở
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận như trên

– Đối với người sử dụng đất là:

  • Người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam sẽ được đền bù về đất khi bị thu hồi trong trường hợp đã có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp;
  • Một cộng đồng dân cư hoặc cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có thửa đất không phải là đất do Nhà nước cấp, cho thuê và phải có Giấy chứng nhận hoặc có đầy đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp;
  • Người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài có diện tích đất sử dụng thuộc trường hợp được Nhà nước cấp đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất (trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế) mà diện tích đất này có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp; 
Giá đền bù đất trồng lúa
Điều kiện được bồi thường đối với việc Nhà nước thu hồi đất trồng lúa
  • Tổ chức được Nhà nước cấp đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đất hoặc nhận thừa kế, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và đã có Giấy chứng nhận sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp; 
  • Tổ chức nước ngoài mang chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất mà chưa được cấp cũng là đối tượng được đền bù bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay một tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cấp đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, xây dựng nhà ở với mục đích bán hoặc bán kết hợp cho thuê hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và đã có Giấy chứng nhận sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp. 

Xem thêm: Đất lâm nghiệp là gì? Đất lâm nghiệp có được chuyển nhượng không?

2. Loại đất nào thu hồi sẽ được đền bù?

Giá đền bù đất trồng lúa
Loại đất nào thu hồi sẽ được đền bù?

Hiện nay, Luật Đất đai quy định rất rõ về các loại đất được tính là đất nông nghiệp và được chính sách Nhà nước đền bù bao gồm:

  • Đất chuyên trồng cây thu hoạch hàng năm, bao gồm cả đất chuyên canh lúa nước.
  • Đất trồng rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.
  • Đất chuyên trồng cây lâu năm.
  • Đất chuyên trồng rừng sản xuất.
  • Đất trồng rừng đặc dụng theo quy hoạch của địa phương.
  • Đất sử dụng cho hoạt động làm muối đã được chính quyền đồng ý.
  • Đất phục vụ cho hoạt động trồng trọt nói chung.
  • Đất có khu vực chăn nuôi, chuồng trại chăn nuôi các loại động vật nằm trong danh mục Nhà nước cho phép người dân tự do chăn thả, nuôi.
  • Đất nuôi trồng thủy hải sản phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thí nghiệm hoặc học tập của cá nhân hoặc đơn vị.
  • Đất ươm cây trồng hoặc các giống cây con.

Xem thêm: Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những trường hợp nào?

3. Cách tính giá đền bù đất trồng lúa 2023

Giá đền bù đất trồng lúa 2023 luôn là mối bận tâm của người sử dụng đất khi có đất bị thu hồi. Để xác định được giá đền bù mà người dân có đất bị thu hồi nhận được là bao nhiêu, hãy cùng Mua Bán theo dõi nội dung tiếp theo.

3.1. Giá đền bù đất trồng lúa 2023 là bao nhiêu? 

Giá đền bù đất trồng lúa 2023 là bao nhiêu? 
Giá đền bù đất trồng lúa 2023 là bao nhiêu?

Trường hợp thu hồi đất trồng lúa để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, việc đền bù bồi thường đất bị thu hồi cho người dân được thực hiện như sau:

– Nhà nước đền bù cho người dân bằng loại đất có cùng mục đích sử dụng. Nếu không còn quỹ đất để đền bù bồi thường, thì thực hiện đền bù bằng tiền theo giá đất cụ thể cho người sử dụng đất có đất bị thu hồi (nếu đủ điều kiện được đền bù, bồi thường); 

– Nếu thửa đất bị thu hồi không đủ điều kiện để được đền bù về đất thì chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Theo đó, căn cứ Điều 114 Luật Đất đai 2013, trường hợp nhận tiền đền bù bồi thường tương ứng với phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thì giá tính tiền bồi thường được tính bằng giá đất cụ thể. Giá bồi thường đất trồng lúa sẽ được tính dựa trên bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Ví dụ, theo Quyết định 06/2022/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nam Định có quy định về việc bồi thường đất trồng lúa như sau:

Khi Nhà nước thu hồi đất trồng lúa mà trước thời điểm thông báo, người sử dụng đất đã đầu tư chi phí vào đất (như việc: làm đất, bón phân, chuẩn bị giống hoặc mới gieo trồng thời vụ…) thì Hội đồng sẽ bồi thường, hỗ trợ người dân tái định cư tại huyện, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế được hỗ trợ chi phí thực tế người dân đã đầu tư đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền và mức tính tối đa không vượt quá 3.000 đồng/m2.

Tóm lại, giá đất cụ thể của đất trồng lúa nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm đất bị thu hồi và không có quy định về mức giá chung.

3.2. Giá đền bù đất trồng lúa 2023 được tính như thế nào?

Giá đền bù đất trồng lúa
Giá đền bù đất trồng lúa khi bị thu hồi 2023 chi tiết

Dưới đây là cách tính giá đền bù đất nông nghiệp khi bị nhà nước thu hồi: 

Giá đền bù đất nông nghiệp = Diện tích đất thu hồi (m2 ) x Giá đền bù (VNĐ/m2)   

  • Trong đó:

Giá đền bù = Giá đất được ghi trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh đất nông nghiệp qua các năm x Hệ số điều chỉnh khác (nếu có).

Giá đền bù đối với đất bị thu hồi sẽ dựa trên bảng giá bán đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Để xác định giá đất bồi thường khi bị thu hồi, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá nhà đất hiện nay cũng như thông tin chính xác về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai. Từ đó có thể áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.

Ngoài việc tính giá đề bù đất trồng lúa, bạn có thể tham khảo thêm các tin đăng khác về mua bán nhà, đất tại Muaban.net

Bán nhà cấp 3, 52/27 Khiếu Năng Tĩnh, Khu phố 7, P.An Lạc A, Bình Tân
5
  • Hôm nay
  • Phường An Lạc A, Quận Bình Tân
Bán nhà số 58 Trần Văn Kiểu (Bình Phú), Phường 10, Quận 6
1
  • Hôm nay
  • Phường 10, Quận 6
Bán BT đẹp, thiết kế kiểu Singapore
8
Bán BT đẹp, thiết kế kiểu Singapore
  • 203,5 m² -
  • 5 PN -
  • 4 WC
35 tỷ
  • Hôm nay
  • Quận Long Biên, Hà Nội
Bán nhà ngõ 93/30/1 số nhà 19 phố Vương Thừa Vũ, diện tích 28 m2
1
  • Hôm nay
  • Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân
Bán nhà 6 tầng số 59 lô 7A khu X2A, phố Hưng Thịnh, HM, cạnh CV Yên Sở
6
  • Hôm nay
  • Phường Yên Sở, Quận Hoàng Mai
Bán nhà ngõ 158 Phố Ngọc Hà - Ba Đình, Hà Nội, gần Lăng Bác.
9
  • Hôm nay
  • Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình
BÁN  NHÀ ĐANG NGỘP  Ở NGUYỄN HỮU TRÍ , CHỢ ĐỆM GIÁ 1TỶ1
8
  • Hôm nay
  • Thị Trấn Tân Túc, Huyện Bình Chánh
Cần bán nhà SĐCC phố Khâm Thiên, diện tích 24m2, 3 tầng
11
  • Hôm nay
  • Phường Khâm Thiên, Quận Đống Đa
Bán hoặc cho thuê biệt thự 2 mặt tiền ngay trung tâm hành chính
7
  • Hôm nay
  • Xã Tân Thới Nhì, Huyện Hóc Môn
Xuất cảnh cần bán gấp , nhà đẹp còn mới giao ngay , mặt tiền hẻm
14
  • Hôm nay
  • Phường 8, Quận Phú Nhuận
Bán nhà mặt tiền nội bộ số 7 Thành Thái , P.14, Quận 10
11
  • Hôm nay
  • Phường 14, Quận 10
Bán đất + nhà ở cấp 3 + nhà xưởng (đang cho thuê) mặt tiền đường số 12
5
  • Hôm nay
  • Phường Trường Thọ, TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức
Bán nhà chính chủ số 290/51/ Nơ Trang Long, Phường 12, Bình Thạnh
4
  • Hôm nay
  • Phường 12, Quận Bình Thạnh
Chính chủ bán nhà ngõ 165 Cầu Giấy
3
  • Hôm nay
  • Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy
Chính chủ bán khách sạn 16 tầng đường mặt biển số 360 Võ Nguyên Giáp
5
  • Hôm nay
  • Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn
Bán khách sạn số 5 + số 7 Cửa Đông, Phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm
1
  • Hôm nay
  • Phường Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm
Bán nhà 183/8 đường Bùi Đình Túy, Phường 24, Quận Bình Thạnh
23
  • Hôm nay
  • Phường 24, Quận Bình Thạnh
Villa Đẹp, Nơi AN CƯ LẠC NGHIỆP, Số: 331/51/92 Phan Huy Ích, P.14, GV
27
  • Hôm nay
  • Phường 14, Quận Gò Vấp
Bán nhanh lô đất 5x16 ngay cầu Tham Lương 4 tỷ 750tr hh 50 củ
5
  • Hôm nay
  • Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12
Bán nhà Gò Vấp, Thống Nhất, P.11, sàn 121,4m2, 2 lầu, sân thượng
9
  • Hôm nay
  • Phường 11, Quận Gò Vấp

3.3. Quyền lợi khi bị thu hồi đất của người dân

Bên cạnh giá đền bù đất nông nghiệp, người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi còn được nhà nước hỗ trợ về mặt đời sống.

Giá đền bù đất trồng lúa
Quyền lợi khi bị thu hồi đất của người dân.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP về mức hỗ trợ ổn định đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Một nhân khẩu sẽ được tính bằng tiền tương đương 30kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm nhân khẩu được hỗ trợ của địa phương.

– Cụ thể, nếu người dân bị thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được nhà nước hỗ trợ ổn định đời sống tối đa:

  • 06 tháng nếu người dân không phải di chuyển chỗ ở cố định.
  • 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.
  • 24 tháng trường hợp người dân phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Hoặc đặc biệt khó khăn.

– Trên 70% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi đang sử dụng thì được hỗ trợ:

  • Nếu không phải di chuyển chỗ ở cố định trong 12 tháng.
  • 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.
  • 36 tháng trong trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Hoặc đặc biệt khó khăn.

– Tiền hỗ trợ ổn định sản xuất:

Mức hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền được áp dụng ở mức cao nhất bằng 30%/năm ( thu nhập sau thuế). Căn cứ theo mức thu nhập bình quân của người dân trong 03 năm liền kề trước đó.

Ngoài ra, các cá nhân hay hộ gia đình sẽ được bồi thường bằng đất nông nghiệp được hỗ trợ về giống cây trồng. Về giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm. Các dịch vụ khác như bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng trọt, thú y, chăn nuôi, kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất và kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.

– Tiền hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người dân:

Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, mức hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân và tìm kiếm việc làm đối với các cá nhân hoặc hộ gia đình trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp được tính như sau:

Tiền hỗ trợ = Diện tích đất bị thu hồi được bồi thường (m2) x Giá đất nông nghiệp trong bảng giá đất x Hệ số bồi thường do địa phương quy định

Địa phương sẽ quy định về giá đất nông nghiệp và hệ số bồi thường của người dân. Tuy nhiên, mức tối đa bồi thường cho người dân bị thu hồi đất không được quá 5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong hạn mức cho phép giao đất ở địa phương.

Xem thêm: Đất DNL là gì? Quy định về sử dụng và chuyển nhượng đất DNL

4. Bảng giá đền bù đất trồng lúa khi bị thu hồi 2023

Bảng giá đền bù đất trồng lúa khi bị thu hồi 2023
Bảng giá đền bù đất trồng lúa khi bị thu hồi 2023

Bảng giá đền bù đất nông nghiệp tại mỗi địa phương có thể khác nhau do các đặc thù về kinh tế, xã hội, địa lý của khu vực đó. Tuy vậy, hầu hết các tỉnh thành đều xây dựng bảng giá đền bù dựa trên các quy định điều luật tại Luật Đất đai sửa đổi 2013.

Chỉ có một số ít các tỉnh thành áp dụng bảng giá đền bù ở mức cao hơn so với mặt bằng chung và sẽ có văn bản để thông báo thay đổi, bổ sung tiền người dân được đền bù tuỳ theo biến động của thị trường bất động sản tại các địa phương.

Dưới đây là bảng giá đền bù đất trồng lúa khi bị thu hồi đất tại một số tỉnh thành để người đọc tham khảo.

Loại đất nông nghiệp Mức tiền đền bù tại Thành phố Hồ Chí Minh Mức tiền đền bù tại Hà Nội Mức tiền đền bù tối đa
Đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước hoặc cây hàng năm 40.000 – 50.000đ/m2 50.000đ/m2 Không vượt quá 250.000.000đ/chủ sử dụng đất.
Đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc đất trồng cây lâu năm 30.000 – 50.000đ/m2 35.000đ/m2 Không vượt quá 250.000.000đ/chủ sử dụng đất.
Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất 7.500 – 25.000đ/m2 7.500 – 25.000đ/m2 Không vượt quá 500.000.000đ/chủ sử dụng đất.

Lưu ý: Các loại đất được nêu phía trên nếu có chứng từ chứng minh xác thực được chi phí đầu tư vào đất cụ thể thì UBND địa phương sẽ tiếp tục xem xét việc hỗ trợ thêm một khoản bằng mức bồi thường cho người dân như đã nêu trên.

Xem thêm: Khung giá đền bù đất đai mới nhất năm 2023

5. Trình tự, thủ tục nhận tiền đền bù đất trồng lúa

Thông thường, khi tiến hành thu hồi đất trồng lúa và nhận tiền đền bù đất phải trải qua các giai đoạn cơ bản sau:

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

Trước khi đưa ra quyết định thu hồi đất trồng lúa; chậm nhất là 90 ngày (đối với đất nông nghiệp) cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ phải thông báo thu hồi đất cho người dân có đất bị thu hồi (kế hoạch thu hồi và điều tra; khảo sát, đo đạc, kiểm đếm).

Thông báo thu hồi đất nhất định phải được gửi đến từng người dân bị thu hồi đất; được đưa thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư.  

Giá đền bù đất trồng lúa
Trình tự, thủ tục nhận tiền đền bù đất trồng lúa

Nếu sau khi thông báo thu hồi đất theo đúng thủ tục được đưa ra mà người dân có đất bị thu hồi đồng ý; thì UBND cấp có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi đất của cá nhân, hộ gia đình và thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi.

Bước 2: Tiến hành kiểm kê tài sản, đất đai có trên đất bị thu hồi

Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ đền bù, bồi thường; giải phóng mặt bằng và người sử dụng đất có đất bị thu hồi triển khai kế hoạch thu hồi đất; điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, thống kê nhà ở; tài sản khác gắn liền với đất bị thu hồi để lập phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư phù hợp cho người dân. 

Trường hợp người sử dụng đất không phối hợp với thông báo thu hồi đất thì UBND cấp xã; Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất bị thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm tiến hành vận động; thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện theo quy định.  

Kể từ ngày được vận động; thuyết phục trong thời hạn 10 ngày mà cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc đối với đất bị thu hồi. Và việc tiến hành cưỡng chế buộc phải đúng theo trình tự; thủ tục do pháp luật nhà nước quy định.

Bước 3: Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng phải lập phương án bồi thường, hỗ trợ; tái định cư đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi; trên cơ sở tổng hợp số liệu để kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất; tài sản trên đất cho người dân.

Giá đền bù đất trồng lúa
Trình tự, thủ tục nhận tiền đền bù đất trồng lúa 2023

Công việc tiếp theo là lấy ý kiến nhân dân, sau đó hoàn chỉnh đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư người dân sao cho phù hợp. Cụ thể như sau:

Tổ chức làm nhiệm vụ đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã nơi người dân có đất bị thu hồi phải tổ chức nhận ý kiến và họp với người dân trong khu vực có đất bị thu hồi trực tiếp; đồng thời niêm yết, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở của UBND cấp xã và các địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có người dân có đất bị thu hồi. 

Tổ chức làm nhiệm vụ đền bù, bồi thường; giải phóng mặt bằng phải tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, trong đó phải ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý và không đồng ý hoặc các ý kiến khác. Phối hợp với UBND cấp xã nơi người dân có đất bị thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư cho người dân; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền. 

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đối tượng có đất bị thu hồi, đại diện chính quyền và đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường sẽ hoàn chỉnh phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để cho trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình cấp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 

Bước 4: Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ; tái định cư cho người dân

UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện đưa ra quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải cùng ngày với ra quyết định thu hồi của người dân.  

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải có trách nhiệm sau: 

  • Phối hợp với UBND cấp xã phổ biến, niêm yết công khai quyết định phê duyệt các phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi người dân có đất bị thu hồi;  
  • Gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân đến từng người có đất bị thu hồi, trong đó ghi rõ về:
    • Mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà ở hoặc đất tái định cư (nếu có)
    • Thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người dân
    • Thời gian bố trí nhà ở cho người dân hoặc đất tái định cư (nếu có)
    • Thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. 

Bước 5: Tổ chức chi trả bồi thường cho người dân.

Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực thi hành quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường; hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. 

  • Trường hợp cơ quan; tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả cho người dân thì khi thanh toán, ngoài tiền bồi thường, người có đất bị thu hồi còn được tổ chức bồi thường, hỗ trợ thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp tính trên số tiền và thời gian chậm trả theo quy định Luật quản lý thuế.      
  • Trường hợp người sử dụng đất có đất bị thu hồi không nhận tiền bồi thường theo phương án bồi thường của cấp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thì tiền bồi thường sẽ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.     

Người dân có đất bị thu hồi được bồi thường mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai với Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật; thì bắt buộc phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả cho ngân sách nhà nước.     

Trường hợp đang xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc phần diện tích đất bị thu hồi; mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường của phần diện tích đất tranh chấp sẽ được chuyển vào Kho bạc Nhà nước; và sẽ trả lại cho người chủ sở hữu đất khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh xong. 

Bước 6: Bàn giao mặt bằng và thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của người sử dụng đất

Sau khi người sử dụng đất nhận tiền hỗ trợ, bồi thường, tái định cư; người bị thu hồi đất phải bàn giao ra mặt bằng sạch cho chủ đầu tư.    

Trường hợp người sử dụng đất có đất bị thu hồi không bàn giao mặt bằng, thì sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất. Việc thực hiện cưỡng chế phải được làm theo đúng trình tự mà pháp luật quy định.

Trình tự, thủ tục nhận tiền đền bù đất trồng lúa
Trình tự, thủ tục nhận tiền đền bù đất trồng lúa

Vậy là Mua Bán đã cập nhật cho bạn thông tin về giá đền bù đất trồng lúa 2023 mới nhất. Hy vọng qua bài viết vừa rồi có thể cung cấp cho bạn đọc thông tin cần thiết, để theo dõi các thông tin về nhà đất hoặc thông tin liên quan, hãy truy cập ngay Muaban.net.

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngân Trần
Xin chào tất cả mọi người, mình là Ngân Trần. Hi vọng những nội dung mình mang đến cho các bạn sẽ thật sự hữu ích. Chúc bạn có những trải nghiệm thú vị tại Blog Muaban.net nhé!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ