Giá đền bù đất làm đường là vấn đề được nhiều người quan tâm khi Nhà nước tiến hành việc thu hồi đất để làm đường. Bài viết dưới đây của Mua Bán sẽ giúp bạn cập nhật thông tin mới nhất khi gặp phải vấn đề trên, để không bỏ lỡ bất kì quyền lợi nào của mình nhé!
I. Điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất làm đường
Theo quy định của pháp luật tại điểm C khoản 2 Điều 62 Luật Đất đai 2013, khi Nhà nước thu hồi đất của người dân để xây dựng đường giao thông, nhằm mục đích phục vụ lợi ích quốc gia và công cộng. Những đối tượng bị thu hồi đất sẽ được nhận bồi thường theo 2 phương thức:
- Bồi thường về đất
- Bồi thường về tiền
Đối với bồi thường về đất, cá nhân và hộ gia đình cần thỏa mãn các điều kiện sau:
- Đất không thuộc loại đất thuê, trả tiền thuê đất hàng năm
- Đã có Giấy chứng nhận hoặc đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa được cấp
Khi bị thu hồi đất để làm đường và đáp ứng các điều kiện trên, người dân sẽ được bồi thường bằng việc nhận lại đất có cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi trước đó. Nếu không có đất để đền bù thì người dân sẽ được nhận tiền bồi thường theo giá trị của đất bị thu hồi.
Đối với bồi thường về tiền, người dân sẽ được nhận tiền bồi thường theo giá trị của đất bị thu hồi, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quyết định. Tùy theo từng loại đất bị thu hồi, vị trí đất ở từng địa phương, thời điểm ra quyết định thu hồi khác nhau thì giá bồi thường về đất cũng sẽ khác nhau.
Khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường, người dân phải được bồi thường theo các nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và tuân thủ pháp luật. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân và đảm bảo sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Xem thêm: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật định 2023
II. Giá đền bù đất làm đường được tính như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, việc xác định giá đền bù đất làm đường sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quyết định.
Theo đó, giá đền bù đất làm đường sẽ được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất, cụ thể như sau:
Giá trị của thửa đất cần định giá (01 m2) = Giá đất trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) |
Trong đó:
- Giá đất trong bảng giá đất: do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành có trách nhiệm ban hành áp dụng theo từng giai đoạn 05 năm.
- Hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K): do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm Nhà nước quyết định thu hồi đất.
Ví dụ: Theo bảng giá, đất có giá trị là 25 triệu VNĐ và hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) là 1,30. Khi đó:
Giá đất 01m2 được bồi thường: 25 x 1,30 = 32,5 triệu VNĐ |
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tin đăng khác về mua bán nhà, đất tại Muaban.net:
III. Có quyền thỏa thuận về giá đền bù đất làm đường không?
Tại Điều 4 Luật Đất đai 2013 đã quy định, cụ thể như sau:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.
Theo đó, đất đai là tài sản chung của toàn dân, không thuộc quyền sở hữu riêng của bất kỳ cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức nào. Nếu đất đai bị Nhà nước thu hồi cho mục đích quốc phòng, an ninh và sự phát triển kinh tế – xã hội thì người dân không có quyền đàm phán, thỏa thuận về mức giá bồi thường vì họ không phải là chủ sở hữu đất đai.
Xem thêm: Đất quy hoạch là gì? Có nên mua đất quy hoạch không và cần lưu ý gì khi mua đất quy hoạch?
IV. Những vấn đề phổ biến về thu hồi đất
Dưới đây là những thắc mắc phổ biến xoay quanh về vấn đề thu hồi đất mà Mua Bán sẽ giải thích chi tiết cho bạn:
1. Trường hợp nào thì Nhà nước thu hồi đất?
Theo Điều 62 Luật Đất đai 2013, quy định rõ những trường hợp Nhà nước có thể thu hồi đất để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, lợi ích công cộng, quốc gia. Những trường hợp này bao gồm:
- Thi hành các công trình, dự án quan trọng của quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.
- Thi hành các công trình, dự án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định đầu tư, bao gồm:
- Dự án xây dựng các khu phát triển kinh tế, khu công nghiệp, công nghệ cao, khu chế xuất, khu đô thị mới và các dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
- Dự án xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động của nhà nước, tổ chức trong và ngoài nước, bảo tồn di sản văn hóa và tôn vinh những người có công với đất nước
- Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia như: giao thông, điện lực, thông tin liên lạc, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, công trình thu gom, xử lý chất thải, hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia
- Thi hành các công trình, dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm:
- Dự án xây dựng trụ các sở cơ quan nhà nước, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, tổ chức xã hội – chính trị, công trình bảo tồn di sản lịch sử – văn hóa, địa danh nổi tiếng, khu vực công cộng
- Dự án xây dựng các kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương như: giao thông, thông tin liên lạc, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng đô thị và công trình thu gom, xử lý chất thải
- Dự án xây dựng các công trình nhằm phục vụ hoạt động chung của cộng đồng, xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực tôn giáo, khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ cộng đồng; khu chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, hỏa táng, mai táng
- Dự án xây dựng các khu đô thị, công nghiệp mới, khu dân cư nông thôn, khu sản xuất, chế biến nông – lâm – thủy sản, dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
- Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan cấp phép, ngoại trừ một số trường hợp khai thác khoáng sản làm nguyên vật liệu xây dựng thông thường ở những khu vực nhỏ lẻ, khoáng sản phân tán
2. Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất?
Theo Điều 66 Luật Đất đai 2013, thì sẽ gồm 2 cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, cụ thể:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Thực hiện thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có nhiệm vụ ngoại giao, hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoại trừ trường hợp đặc biệt theo quy định.
– Thực hiện thu hồi đất đối với đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Thực hiện thu hồi đất đối với hộ các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư
– Thực hiện thu hồi đất đối với người Việt Nam sống ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trong trường hợp khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều Luật này thì quyền quyết định thu hồi đất sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Xem thêm: [Link tải] Mẫu giấy cho tặng đất chưa có sổ đỏ
3. Quyền lợi nhận được khi bị thu hồi đất
Quyền lợi của người bị thu hồi đất là một vấn đề quan trọng và nhạy cảm, liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức, lực lượng và sinh kế của người dân. Cụ thể như sau:
Quyền được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật
Nếu đất ở bị thu hồi hết (hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, và hộ gia đình, cá nhân không có đất ở, nhà ở khác trong khu vực), thì sẽ được đền bù bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư.
Trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc phần diện tích đất ở còn lại không đủ điều kiện để ở nhưng hộ gia đình, cá nhân vẫn có đất ở, nhà ở khác trong khu vực thì sẽ được nhận tiền bồi thường theo quy định của Chính phủ trong Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.
Trong trường hợp đất ở gắn liền với nhà ở bị Nhà nước thu hồi và phải chuyển nơi ở nhưng không đủ điều kiện được hưởng bồi thường về đất ở, cũng như không có chỗ ở nào khác trong khu vực bị thu hồi đất thì sẽ được Nhà nước bán, cho thuê, mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.
Nếu thửa đất ở bị Nhà nước thu hồi còn có diện tích đất nông nghiệp không phải là đất ở, thì cá nhân, hộ gia đình sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất đó sang đất ở trong hạn mức giao đất ở tại địa phương.
Quyền được hỗ trợ, ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi nghề
Đối với trường hợp thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng:
-
- Nếu không phải di chuyển chỗ ở thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ trong thời gian 6 tháng
- Nếu phải di chuyển chỗ ở thì được Nhà nước hỗ trợ trong thời gian 12 tháng
- Nếu phải di chuyển đến những nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì được Nhà nước hỗ trợ tối đa là 24 tháng
Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng:
- Nếu không phải di chuyển chỗ ở thì được Nhà nước hỗ trợ trong thời gian 12 tháng
- Nếu phải di chuyển chỗ ở thì được Nhà nước hỗ trợ trong thời gian 24 tháng
- Nếu phải di chuyển đến những nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì được Nhà nước hỗ trợ tối đa là 36 tháng
Ngoài ra, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ theo chính sách giải quyết việc làm, đào tạo nghề và điều kiện thực tế tại địa phương để quyết định mức độ hỗ trợ cũng như tổ chức thực hiện phương án đào tạo chuyển đổi nghề và việc làm cho từng trường hợp theo quy định của pháp luật và chính sách cụ thể theo từng khu vực nơi thu hồi đất.
Qua bài viết trên, Mua Bán đã tổng hợp cho bạn những thông tin quan trọng xoay quanh vấn đề về giá đền bù đất làm đường vô cùng chi tiết. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin mà bạn đang tìm kiếm cũng như không bỏ lỡ bất kì quyền lợi nào của mình. Đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật nhiều tin đăng khác về nhà đất, phong thuỷ và việc làm nhé!
Xem thêm:
- Hướng dẫn thủ tục mua bán đất đai chi tiết nhất
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là gì?
- Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những trường hợp nào?