Gạch nung chắc hẳn đã quá quen thuộc đối với tất cả mọi người từ thành thị cho đến nông thôn. Đây là loại gạch được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và là nguyên vật liệu chủ yếu không thể thiếu của ngành xây dựng từ xưa cho đến nay.
Vậy gạch nung là gì và có bao nhiêu loại? Ưu nhược điểm của gạch nung? Quy trình sản xuất gạch nung như thế nào? Tất cả đều sẽ được Cẩm Nang Mua bán đề cập đến cụ thể nhất qua bài viết dưới đây, cùng nhau dành ít phút để tìm hiểu nhé!
Gạch nung là gì?
Gạch nung hay còn được gọi là gạch đỏ, đây là một loại vật liệu xây dựng được làm chủ yếu từ đất sét được nung cùng một ít phụ gia khác. Gạch được nung ở nhiệt độ cao thích hợp nhất để cho ra thành phẩm đạt chuẩn và đúng theo yêu cầu xây dựng.
Gạch nung có màu đỏ cam khá đẹp mắt và được đóng thành khối chắc chắn và nặng tay. Đây là loại gạch truyền thống được sử dụng trong xây dựng, chủ yếu nhất là trong xây dựng thô. Người ta thường dùng gạch để xây dựng khung cho ngôi nhà, tường nhà, bể nước, các vách ngăn,…
Gạch nung hiện đại được sản xuất với công nghệ cao, qua đó giúp giảm được khá nhiều lượng khí thải, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đây được xem là một bước tiến lớn về chất lượng gạch nung so với trước đây.
>> Xem thêm: Gạch bông là gì? Các loại gạch bông hiện nay
Lượng gạch nung tiêu thụ mỗi năm tại Việt Nam
Dựa theo thống kê của Hiệp hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, gạch nung chiếm phần lớn vật liệu được dùng trong xây dựng. Nó chiếm tới khoảng 91.5% tổng số các loại gạch xây dựng. Ước tính tổng công suất sản xuất và tiêu thụ gạch nung trên cả nước đạt khoảng 24 tỷ viên/năm.
Theo đà tăng trưởng kinh tế, những biến động về lĩnh vực bất động sản đã kéo theo thị trường vật liệu xây dựng sôi động hẳn lên cả về nhu cầu và năng lực sản xuất. Gạch nung vẫn là sự lựa chọn hàng đầu bởi mẫu mã đẹp và đa dạng, gạch còn bền và có giá trị vĩnh cửu, làm tăng thêm giá trị cho công trình.
Ưu nhược điểm của gạch nung
Gạch nung cũng giống nhu các loại gạch khác đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, cụ thể như sau:
Ưu điểm của gạch nung
- Gạch có màu đỏ sẫm, đỏ cam hoặc đỏ hồng khá bắt mắt.
- Gạch có cấu tạo khối đặc, chắc chắn, vuông vức và chắc tay.
- Gạch nung có khả năng chống thấm và chịu lực khá tốt so với các loại gạch khác trên thị trường. Do đó được áp dụng nhiều nhất để làm vật liệu xây dựng cho tường móng, tường bao,…
>>> Xem thêm: Các loại móng nhà phổ biến với nhà dân dụng – Lưu ý khi làm
- Gạch nung có rất nhiều loại và được sử dụng với từng mục đích khác nhau, giảm dần theo A1. A2 và B. Phổ biến nhất là gạch 6 lỗ được sử dụng làm lớp chống nóng phía trên mái nhà, gạch 4 lỗ được sử dụng chủ yếu để xây tường.
>>> Xem thêm: Một số vật liệu chống nóng hiệu quả hiện nay
Nhược điểm của đất gạch nung
- Gạch cách âm, cách nhiệt khá kém và không có cả khả năng tiêu âm.
- Khí thải trong quá trình sản xuất gạch nung có thể gây ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sống gần lò gạch.
- Gạch nung có khả năng chống thấm rất kém. Do đó gạch cần phải được phủ lớp sơn bảo hộ khi thi công ở những môi trường ẩm ướt, có thể kể đến như nhà vệ sinh, bể bơi, hồ nước, bể cá,…
- Do nguyên liệu chính để sản xuất gạch nung là đất sét, chính vì vậy việc khai thác đất sét sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến diện tích đất trồng tự nhiên.
Mua bán nhà đất giá tốt cùng Muaban.net nhé !
Quy trình sản xuất gạch nung
Sản xuất gạch nung trải qua nhiều công đoạn khác nhau, cụ thể theo quy trình được chia sẻ dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu sản xuất gạch nung bao gồm:
- Cát: 50% – 60%
- Đất sét: 20% – 30%
- Vôi: 2%- 5%
- Oxit sắt: chiếm dưới 7%
- Magie: chiếm dưới 1%
Quy trình nung gạch đạt chuẩn
- Sau khi nhào đất sét tiến hành đốt gạch trong lò nung ở nhiệt độ 4500 độ C. Nhiệt độ này giúp đốt cháy hoàn toàn các tạp chất hữu cơ.
- Nhiệt độ nung tiêu chuẩn là từ 1000 – 10000 độ C. Nhiệt độ này giúp đảm bảo quá trình khoáng chất diễn ra tốt nhất để tạo ra thành phẩm đạt chuẩn từ màu sắc cho đến chất lượng.
- Công đoạn làm nguội và đưa gạch ra lò phải được thực hiện cực kỳ cẩn trọng. Tuyệt đối không thực hiện đột ngột sẽ khiến gạch bị nứt hoặc vỡ. Nhiệt độ thích hợp nhất để đưa gạch ra lò đạt chuẩn là 50 độ C.
Công nghệ sản xuất gạch nung
Gạch nung sản xuất áp dụng hai công nghệ phổ biến gồm sản xuất gạch nung bằng lò tuynnel và sản xuất gạch nung bằng lò vòng Hoff-man. Quy trình sản xuất gạch nung tương ứng với từng công nghệ cụ thể được chia sẻ sau đây:
Sản xuất gạch nung bằng lò tuynel
Quy trình sản xuất gạch nung bằng lò tuynel được thực hiện như sau:
- Ngâm ủ đất sét, sau đó xúc và ủ vào bồn cấp liệu để bước vào công đoạn sơ chế. Công đoạn sơ chế trải qua: cung cấp – tách đá – nghiền khô – nghiền mịn.
- Đất sét qua sơ chế được trộn với than cám để đạt độ dẻo tiêu chuẩn. Sau đó được đưa vào khuôn qua máy đùn chân không để tiến hành làm gạch (gạch mộc).
- Gạch sau khi đông được vận chuyển sang trại phơi, phơi gạch cho đến khi đạt độ khô nhất định.
- Phôi của gạch mộc được sấy khô trong lò. Sau đó chuyển gạch mộc vào lò nung với nhiệt độ tiêu chuẩn 900 độ C. Cuối cùng sản phẩm được làm nguội ngay tại lò và cho ra thành phẩm đạt chuẩn.
Sản xuất gạch nung bằng lò vòng Hoff-man
Lò vòng Hoff-man có dạng hình vành khép kín, gồm có vòm lò, các cửa ra vào, hệ thống van khói và kênh khói. Các vùng sấy nung và làm nguội được di chuyển xung quanh chu vi lò. Mỗi lò có khoảng từ 12 – 36 buồng nung. Vật liệu nung được xếp trực tiếp và cố định vào lò nung từ khi còn ở dạng mộc cho đến khi được nung thành gạch thành phẩm.
Nhìn chung lò Hoff-man được đánh giá là có chi phí nhiệt nung lớn và dễ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động trong lò gạch. Tuy nhiên với chi phí xây dựng lò khá thấp nên nhiều chủ đầu tư vẫn lựa chọn loại hình lò này để sản xuất gạch.
Các loại gạch nung trên thị trường
Hiện nay, gạch nung được sản xuất rất nhiều và ngày càng đa dạng hơn. Do vậy trước khi lựa chọn gạch xây dựng, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về từng loại gạch để phù hợp nhất với từng loại công trình. Có hai loại gạch phổ biến nhất hiện nay là gạch đặc (hay còn gọi là gạch đỏ đặc) và gạch lỗ (còn được gọi là gạch rỗng).
>> Xem thêm: Gợi ý các mẫu gạch ốp chân tường được ưa chuộng nhất hiện nay
Gạch đặc
Loại gạch này là dạng nguyên khối hình chữ nhật. Bốn mặt gạch bằng phẳng, bên trên mặt gạch có rãnh, số lượng rãnh được thiết kế tùy thuộc với từng nhà sản xuất. Bốn cạnh gạch vuông vức, đều đặn và chắc chắn. Gạch đặc thường có kích thước tiêu chuẩn là 220x105x55 mm.
Gạch đỏ đặc có nhiều ưu điểm nổi trội như độ chịu lực khá tốt, tính chống thấm cao. Do vậy gạch được sử dụng ở các công trình như làm móng nhà, tường nhà, nhà tắm, nhà vệ sinh,… Gạch an toàn tuyệt đối khi thi công và trong suốt quá trình sử dụng.
Bên cạnh đó, gạch đỏ đặc cũng có những hạn chế nhất định như trọng lượng nặng ảnh hưởng đến tiến độ thi công, tốn thời gian. Ngoài ra chi phí gạch khá đắt so với các nhóm gạch xây dựng khác.
Gạch lỗ
Gạch lỗ được sản xuất chủ yếu từ đất sét, đồng thời sử dụng nguồn nhiệt lớn để nung ra thành phẩm đạt chuẩn. Gạch lỗ được chia thành 3 loại chủ yếu gồm gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ và gạch 6 lỗ.
Gạch 2 lỗ
Loại gạch 2 lỗ này có kích thước tương tự như gạch đỏ đặc, tuy nhiên được đục 2 lỗ ở bên trong. Gạch có trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển, thi công, giá thành khá rẻ. Tuy nhiên gạch 2 lỗ chịu lực không tốt, và có khả năng chống thấm tường kém.
Gạch 4 lỗ
Gạch 4 lỗ được sử dụng hầu hết trong các công trình xây dựng, đặc biệt là biệt thự, villa. Kích thước đạt chuẩn của gạch 4 lỗ là 190x80x80 mm, phổ biến nhất là gạch 2 lỗ tròn và gạch 2 lỗ vuông. Gạch cách âm và cách nhiệt tốt nhưng lại không tốt bằng gạch đỏ đặc. Lưu ý sử dụng gạch 4 lỗ nên hạn chế khoan tường khi thi công.
Gạch 6 lỗ
Gạch 6 lỗ có trọng lượng khá nhẹ, kích thước đạt chuẩn là 220x105x150 mm. Loại gạch này có khả năng chống thấm và chịu lực tương tự như loại gạch 4 lỗ.
Giá gạch nung trên thị trường
Gạch nung có rất nhiều mẫu mã trên thị trường, do vậy giá thành của gạch cũng được dao động với nhiều mức giá khác nhau. Điều nên nhớ là bạn nên tham khảo giá thành của gạch thật kỹ và lựa chọn nơi sản xuất uy tín và chất lượng trước khi quyết định mua gạch. Có thể tham khảo giá gạch được chia sẻ dưới đây:
- Giá gạch đặc: 1100 đồng/viên
- Giá gạch nung 2 lỗ: 1050 đồng/viên
- Giá gạch nung 4 lỗ: 2400 đồng/viên
- Giá gạch nung 6 lỗ: 2750 đồng/viên
Bài viết phía trên của Mua Bán đã chia sẻ các thông tin đầy đủ nhất về quy trình làm, sản xuất gạch nung cũng như liệt kê các loại gạch nung phổ biến nhất trên thị trường hiện tại. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về gạch nung và có thêm những lưu ý nên biết khi chọn gạch nung cho các công trình xây dựng.
Truy cập Mua Bán để cập nhật ngay thông tin mới nhất về mua bán nhà đất, chung cư, tìm việc làm và vô số tin đăng hấp dẫn đa lĩnh vực khác.