“Executive là gì?” là một trong các câu hỏi rất thường gặp, nhất là mỗi khi chúng ta đọc các tin tuyển dụng. Nghĩa của từ này là gì? Tại sao nó lại hay xuất hiện trong tên của các vị trí công việc? Hãy cùng tìm hiểu từ tiếng Anh này trong bài viết dưới đây nhé!
I. Executive là gì?
Giống như đa số ngôn ngữ khác trên thế giới, ngôn ngữ tiếng Anh cũng mang trong mình rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Tùy từng ngữ cảnh, cách sử dụng, nghĩa của từ tiếng Anh cũng sẽ thay đổi theo.
Chính vì vậy, để biết nghĩa của từ Executive là gì trong các tin tuyển dụng có ý gì, chúng ta cùng điểm một số nghĩa thông dụng mà từ này thể hiện trong tiếng Việt. Từ đó, tìm nghĩa chính xác nhất về vị trí công việc chúng ta đang gặp được. Đồng thời, cũng có thể dùng nó cho đúng ngữ cảnh khác.
Vậy Executive là gì? Theo từ điển Soha, Executive /ɪɡˈzek.jə.tɪv/ gồm có những nghĩa sau:
- Nghĩa thông dụng:
Executive (Tính từ): Hành pháp, (thuộc) sự thi hành, chấp hành.
Ví dụ:
- Executive body (n): Cơ quan hành pháp.
- Executive committee (n): Ủy ban chấp hành.
Executive (Danh từ): Quyền hành pháp, Tổ chức hành pháp, Ủy viên ban chấp hành…
- Nghĩa chuyên ngành:
Executive (Toán & Tin): Chấp hành
Executive (Kỹ thuật chung): Bộ điều hành, Bộ giám sát, Chấp hành…
Executive (Kinh tế): Cán bộ cấp cao, Chấp hành, Cơ quan lãnh đạo, Giám đốc điều hành, Người điều hành, Ủy viên ban quản trị…
Có thể thấy được, Executive có rất nhiều nghĩa, nhưng nghĩa phổ biến nhất là “Điều hành, Quản lý”. Bên cạnh đó, ý nghĩa mà chúng ta tìm hiểu liên quan đến công việc, thuộc lĩnh vực kinh doanh. Vậy đáp án cho câu hỏi “Executive là gì” khi lướt đến các bài tuyển dụng chính là “Quản lý, Lãnh đạo, Điều hành”.
Như vậy, cũng có thể suy ra được, tên các nghề nghiệp có gắn thêm “Executive” đều mang nghĩa “Điều hành vị trí, phòng ban tương đương.
Ví dụ: Marketing Executive: Quản lý phòng Marketing.
II. Các vị trí Executive phổ biến?
Sau khi hiểu được “Executive là gì”, có bạn nào thắc mắc các vị trí Executive phổ biến là những vị trí nào không? Nếu có, thì đáp án cũng ở ngay trong bài viết này.
Hiện tại, các vị trí Executive phổ biến trong các công ty bao gồm: SEO Executive, HR Executive, Marketing Executive, Account Executive, PR Executive, Sale Executive. Cùng tìm hiểu thông tin các vị trí này nhé!
1. SEO Executive
SEO Executive là gì? Đây không còn là thuật ngữ quá xa lạ đối với dân SEO Website, bởi đây là một vị trí vô cùng quan trọng khi xây dựng kênh truyền thông trên nền tảng Website/ Blog. SEO Executive được biết đến với vị trí là người quản lý toàn bộ nhân viên SEO trong một doanh nghiệp.
Người đứng ở vị trí này sẽ chịu trách nhiệm phân công các đầu việc cho nhân viên marketing SEO dưới quyền. Một quản lý SEO đúng nghĩa có thể giúp cho doanh nghiệp cải thiện hầu hết những thông số liên quan đến Website như tốc độ tải trang, backlink,.. Nhằm tăng số lượng khách hàng truy cập vào trang web.
Một số nội dung công việc mà các SEO Executive thường phụ trách bao gồm:
- Phân tích thông số SEO của các đối thủ cạnh tranh.
- Làm báo cáo (thường) bằng Google Analytics.
- Hỗ trợ định hướng nội dung trong trang Web.
- Nghiên cứu từ khóa, cập nhật những thay đổi thuật toán liên quan.
2. HR Executive
HR Executive là gì? Đây là vị trí quản lý Nhân sự/ Giám đốc Nhân sự là một khái niệm không còn mới, kể cả với những người ngoài ngành. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được ý nghĩa thực sự của vị trí nghề nghiệp này cũng như công việc mà họ thường phải làm.
HR Executive là người phụ trách quản lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cho toàn bộ các nhiệm vụ liên quan đến nhân sự trong một doanh nghiệp. Đây là vị trí cao nhất của bộ phận nhân sự. Họ đóng vai trò là một nhà tư tưởng chiến lược liên quan đến phát triển nhân lực, là người chịu trách nhiệm chính trong quản lý nhân sự.
Đồng thời, họ cũng phải nắm bắt các chiến lược của doanh nghiệp song song với vận dụng kiến thức của mình nhằm hỗ trợ cho mục tiêu chung của tổ chức: Thu hút và giữ chân nhân sự.
Một số nội dung công việc mà các HR Executive thường phụ trách bao gồm:
- Tham gia chỉ đạo, giám sát các quy trình tuyển dụng, đào tạo, sa thải nhân sự.
- Quản lý, giám sát các chương trình liên quan đến phúc lợi người lao động.
- Đào tạo, giám sát, giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự.
- Đảm bảo các chính sách nhân sự được thực hiện đúng cho toàn bộ nhân viên.
>> Tham khảo thêm: Quản lý nhân viên hành chính nhân sự và 3 yếu tố giúp bạn thành công!
3. Marketing Executive
Marketing Executive là gì? Marketing Executive là người phụ trách quản lý toàn bộ nhân viên Marketing. Tùy theo từng cơ cấu tổ chức doanh nghiệp mà vị trí này có thể gọi là Giám đốc Marketing/ Trưởng bộ phận Marketing.
Nhiệm vụ chính của chức vụ này là xây dựng và thực thi chiến lược Marketing để hỗ trợ cho mục đích cuối cùng là bán sản phẩm/ dịch vụ cho doanh nghiệp.
Họ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thành công hay thất bại của thương hiệu trên con đường chinh phục suy nghĩ của khách hàng. Nhất là trong thời đại 4.0 – Nơi mà mạng xã hội trở thành công cụ chính làm thay đổi tư duy mua hàng của đa số con người.
Một số nội dung công việc mà các Marketing Executive thường phụ trách bao gồm:
- Quản lý, kiểm soát các mối quan hệ tồn tại giữa sản phẩm/ dịch vụ với các đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Nhìn nhận ra những liên kết tương đồng giữa sản phẩm/ dịch vụ với nhu cầu khách hàng.
- Định hướng các công việc, quy trình Marketing nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.
- Là hạt nhân gián tiếp/ trực tiếp đưa ra ý kiến thúc đẩy chất lượng sản phẩm/ dịch vụ sao cho phù hợp nhu cầu khách hàng.
>>> Tham khảo thêm: Digital Marketing Là Gì? 3 Kỹ Năng Cần Có Của Digital Marketer
4. Account Executive
“Account Executive là gì?” – Account Executive là những người thực hiện vai trò quản lý trong bộ phận Account – Bộ phận thường thấy trong các công ty Agency. Nhiệm vụ của các Account Executive thường là định hướng, đào tạo và giám sát đội nhóm nhân sự Account hoàn thành đúng công việc và tạo ra kết quả.
Bên cạnh đó, Account Executive cũng có thể tự mình liên hệ, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và tư vấn dịch vụ cho khách hàng của doanh nghiệp.
Một số người thường đánh đồng Account Executive và Sale Executive, nhưng trên thực tế hai vị trí này khác hẳn nhau. Các công việc của Account Executive phức tạp hơn Sale Executive rất nhiều.
Một số nội dung công việc mà các Account Executive thường phụ trách bao gồm:
- Liên hệ để tìm kiếm các khách hàng cần sử dụng dịch vụ của công ty.
- Trình bày các ý tưởng, lợi ích nhằm thuyết phục khách hàng chấp nhận giải pháp do công ty đề ra.
- Xây dựng, thực thi và giám sát các công việc để thực hiện ý tưởng cho khách hàng.
- Sau khi kết thúc dự án sẽ chịu trách nhiệm gửi báo cáo tổng kết cho khách hàng.
>>> Xem thêm: Account Manager là gì? Ai sẽ phù hợp với vị trí này? 
5. PR Executive
PR Executive là gì? PR Executive là người phụ trách quản lý các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội bên ngoài. Bên cạnh đó họ cũng là người quản lý các thành viên của bộ phận Quan hệ công chúng (PR).
Có thể nói, PR Executive có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cái nhìn của công chúng đối với Thương hiệu/ Doanh nghiệp. Họ được coi là bộ mặt của tổ chức. Chính vì vậy, nhiệm vụ của PR Executive là định hướng, kiểm soát, đánh giá và sử dụng các công cụ để tăng cường mức độ phổ biến, độ tin cậy của Thương hiệu/ Doanh nghiệp đến với công chúng.
PR Executive là gì? Pr Executive phụ trách quản lý các hoạt động liên quan đến Quan hệ công chúng.
Giống như Marketing Executive, họ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thành công hoặc thất bại của một doanh nghiệp.
Một số nội dung công việc mà các PR Executive thường phụ trách bao gồm:
- Đề xuất, xây dựng các chiến lược quan hệ công chúng phù hợp với mục đích doanh nghiệp đề ra.
- Kiểm tra, giám sát và phát triển các kế hoạch quan hệ công chúng hiệu quả bằng chiến lược phù hợp.
- Tổ chức, phối hợp với các phòng ban khác trong công ty để thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng.
- Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề xã hội nhạy cảm, nhất là giải quyết khủng hoảng truyền thông cho tổ chức.
- Giám sát, đánh giá, phân tích các kết quả của chiến dịch quan hệ công chúng để rút kinh nghiệm (nếu cần).
>>> Xem thêm: PR là làm gì? Những tố chất giúp phát triển trong nghề PR
6. Sales Executive
Sales Executive là gì? Đây là vị trí Giám đốc Kinh doanh/ Quản lý kinh doanh – Là những người phụ trách quản lý, điều hành các hoạt động và tuyển dụng nhân viên kinh doanh. Với cơ cấu tổ chức doanh nghiệp khác nhau, họ có thể quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh trong công ty hoặc phân theo từng khu vực/ công việc do cấp trên bổ nhiệm.
Để có thể đứng trên vị trí này không hề đơn giản, người quản lý kinh doanh phải sở hữu rất nhiều tố chất và kỹ năng khác nhau.
Thường thì một Sales Executive sẽ thành thạo các nghiệp vụ công việc bao gồm: thông tin sản phẩm/ dịch vụ; thông tin doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý đội nhóm, kỹ năng trình bày ý tưởng… Từ đó giúp tổ chức có thể mở rộng và phát triển thị trường.
Một số nội dung công việc mà các Sales Executive thường phụ trách bao gồm:
- Đề xuất, xây dựng kế hoạch kinh doanh theo từng tháng/ quý/ năm theo vùng thị trường phụ trách.
- Triển khai, giám sát và giám sát các kế hoạch kinh doanh của công ty theo đúng chiến lược đã đề ra.
- Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và đào tạo nhân sự kinh doanh trong nhóm để họ hoàn thành mục tiêu.
Trên đây là thông tin những vị trí Quản lý/ Điều hành thường gặp trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để lên được những vị trí này không hề dễ dàng. Hãy cùng tìm hiểu vị trí Quản lý/ Điều hành trong doanh nghiệp phải chịu những áp lực nào?
>>> Xem thêm: Sales Executive là gì? Mô tả công việc cụ thể và mức lương bất ngờ của 1 Sale Executive
III. Để làm Executive phải gánh chịu những áp lực nào?
Áp lực là một phần không thể thiếu trong bất kỳ công việc và vị trí nào. Có thể nói, nếu không có áp lực, rất khó để chúng ta chủ động hoàn thành được công việc. Tuy nhiên, với những vị trí có trách nhiệm nặng như Executive, thì phần áp lực này lại lớn hơn cả.
Thay vì chỉ căng thẳng đơn thuần về những khó khăn trong công việc, họ còn phải chịu áp lực làm sao để tốt hơn, để nhân viên dưới quyền đạt hiệu quả đáp ứng mục tiêu công việc.
Không giống nhân viên bình thường, mỗi quản lý đều phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho các chiến lược mà họ đang giám sát. Những gì họ phải đối mặt là sự thành bại của chiến lược, là tiền bạc, sự kỳ vọng và công sức của toàn bộ nhân viên.
Những áp lực này nặng đến nỗi có thể khiến họ gục ngã, chán nản do quá tải. Rất nhiều người sau khi lên tới vị trí này đã phải chuyển việc hoặc thậm chí nghỉ việc để trốn tránh. Chính vì vậy, nếu bạn đang phấn đấu để lên vị trí Executive thì việc đầu tiên là lường trước các áp lực mà vị trí này mang lại.
Một số công việc văn phòng, hành chính bạn có thể đang tìm:
IV. Để trở thành Executive cần phải biết gì?
Với mỗi vị trí nghề nghiệp khác nhau thì các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để trở thành Executive cũng khá nhau. Tuy nhiên, giữa các vị trí quản lý điều hành cũng sẽ có những tố chất cần có chung:
- Nắm vững các kiến thức chuyên môn của công việc đồng thời có khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới nhanh chóng.
- Một nhà quản lý giỏi là một người biết cách trình bày ý tưởng, chiến lược của mình, nên họ cần có kỹ năng giao tiếp tốt trong công việc.
- Phải có bộ óc sáng tạo không ngừng, từ đó nghĩ ra các ý tưởng giải quyết vấn đề tức thời.
- Có khả năng liên kết, tổng hợp thông tin từ các bộ phận khác của công ty, từ đó hoạch định được hướng đi phù hợp nhất của bộ phận và doanh nghiệp.
Chỉ cần có được những điều này thì việc trở thành một Executive không còn gì khó khăn nữa cả. Hoặc nếu bạn vẫn chưa có được những tố chất này thì đừng ngại học tập để trở thành một người quản lý xứng tầm.
Qua bài viết chắc hẳn các bạn đã nắm rõ nghĩa của Executive là gì rồi đúng không? Đây chắc chắn là những cơ hội việc làm vô cùng tuyệt vời mà chúng ta nên hướng đến. Và đừng quên truy cập website Muaban.net để cập nhật liên tục tin đăng mới nhất về tuyển dụng cũng như tìm việc làm tại TPHCM, Hà Nội nhé!
> Có thể bạn quan tâm:
- Bật mí chính xác nhất về mức lương ngành Digital Marketing 2023
- Tiếp thị là gì? Những đặc điểm và chiến lược tiếp thị hiệu quả bạn cần biết
Tham khảo các tin đăng tuyển dụng nhân viên văn phòng tại Muaban.net