Thuật ngữ Deputy Manager không còn quá mới mẻ trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Vị trí này vô cùng quan trọng, được xem là cánh tay phải đắc lực của các trưởng phòng ở các phòng ban khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ được Deputy Manager là gì? Công việc của họ sẽ như thế nào? Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này thì mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây cùng Muaban.net nhé!
Tìm hiểu đôi nét về vị trí Deputy Manager là gì?
Sau đây Muaban.net sẽ giới thiệu cho bạn đôi nét về công việc Deputy Manager là gì, mức lương giao động khoảng bao nhiêu cụ thể cho từng ngành. Mời các bạn cùng tham khảo:
Deputy Manager là gì?
Deputy Manager nếu dịch ra tiếng Việt thì đây được gọi là vị trí phó phòng. Họ là những người cố vấn cho trưởng phòng để lên ý tưởng, chiến lược, đánh giá mức độ khả thi của kế hoạch làm sao để đem lại hiệu quả công việc tốt nhất. Ngoài ra ở vị trí này thì họ cũng cần phải sát sao với công việc và không ngừng học hỏi, phát triển bản thân đặc biệt là về kỹ năng lãnh đạo để định hướng trở thành một trưởng phòng trong tương lai.
Trong một số trường hợp khi mà Manager không có mặt để xử lý công việc thì các bạn Deputy Manager sẽ đứng ra thay thế để giải quyết trong khả năng, quyền hạn cho phép. Có thể nói ở vị trí phó phòng này bạn vừa được xem là cố vấn viên, người hoạch định và cũng là người sẽ thực thi những nhiệm vụ mà cấp trên giao xuống.
>>>Xem thêm: Assistant Manager là ai và làm những công việc gì?
Công việc, nhiệm vụ của Deputy Manager là gì?
Công việc và nhiệm vụ mà một phó phòng hay còn gọi là Deputy Manager là:
- Truyền đạt, nhận nhiệm vụ từ cấp trên và phân xuống cho cấp nhân viên làm sao để phù hợp nhất để đạt được mục tiêu dự kiến
- Lên ý tưởng, chiến lược, đánh giá mức độ khả thi của kế hoạch đã được cấp trên đề ra
- Chịu trách nhiệm và đưa ra các hướng giải quyết tối ưu nhất trong việc vận hành của doanh nghiệp
- Cung cấp cho trưởng phòng những tài liệu, chứng từ hỗ trợ việc ra quyết định một cách hiệu quả nhất
- Thay mặt trưởng phòng để xử lý công việc trong quyền hạn của mình
- Là cầu nối giữa các phòng ban với nhau như là Marketing, nhân sự,… để đảm bảo được hoàn thành nhiệm vụ phòng ban mình
- Hỗ trợ nhân viên triển khai và hoàn thành các mục tiêu đã được cấp trên đề ra
- Làm báo cáo hằng quý theo yêu cầu của trưởng phòng
- Tuyển dụng và trực tiếp đào tạo, hướng dẫn các nhân viên mới
Mức lương của Deputy Manager
Mức lương của các Deputy Manager ở các ngành khác nhau thì sẽ có sự chênh lệch nhất định. Điều này phụ thuộc vào yếu tố công việc cần phải làm ở từng ngành, quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, định hướng sắp tới của doanh nghiệp. Bạn đọc có thể tham khảo mức thu nhập trung bình của vị trí phó phòng ngay dưới đây:
Mức thu nhập trung bình chung của Deputy Manager
- Mức thu nhập thấp nhất: 12.300.000 đồng/ tháng
- Mức thu nhập trung bình: 36.200.000 đồng/ tháng
- Mức thu nhập cao nhất: 118.000.000 đồng/ tháng
- Mức thu nhập giao động: 25.300.000 – 37.800.000 đồng/ tháng
Mức thu nhập trung bình của một số vị trí Deputy Manager
- Phó phòng Marketing: 18.500.000 đồng/ tháng
- Phó phòng Logistics: 22.800.000 đồng/ tháng
- Phó phòng Kế Toán: 15.400.000 đồng/ tháng
- Phó phòng Kinh Doanh: 23.700.000 đồng/ tháng
- Phó phòng Kỹ thuật: 20.600.000 đồng/ tháng
- Phó phòng Xuất Nhập Khẩu: 19.200.000 đồng/ tháng
>>>Xem thêm: Sales Manager là gì? Một Sales Manager giỏi cần có những kỹ năng nào?
So sánh sự khác nhau giữa Vice và Deputy
Sau khi bạn đọc đã tìm hiểu về Deputy Manager là gì cũng như mức lương mà họ có thể nhận được, thì thắc mắc tiếp theo của nhiều người đó là sự khác biệt giữa hai vị trí là Vice và Deputy đều là vị trí phó. Vậy giữa hai vị trí này có sự khác nhau như thế nào thì hãy cùng Muaban.net theo dõi tiếp bài viết sau đây nhé.
Về khái niệm giữa Vice và Deputy
Tuy khi dịch ra tiếng Việt thì Vice và Deputy đều chỉ về người giữ vị trí phó phòng trong một doanh nghiệp bất kỳ. Nhưng xét về nghĩa thì sẽ có sự khác nhau giữa 2 vị trí này, đó là:
- Vice: Là nói đến các vị trí lớn như phó chủ tịch, phó tổng giám đốc
- Deputy: Là vị trí nhỏ hơn như là phó phòng, phó trưởng nhóm
Về quyền hạn của Vice và Deputy
- Vice: Nếu chủ tịch hoặc giám đốc vắng mặt thì họ sẽ là người nắm mọi quyền hành để duy trì bộ máy vận hành của doanh nghiệp.
- Deputy: Nhiệm vụ của họ thường là cố vấn hoặc hỗ trợ chứ không có quyền hạn nhiều như vị trí Vice
Về đối tượng của Vice và Deputy
- Vice: Về cơ bản thì họ trực thuộc quản lý của chủ tịch và tổng giám đốc
- Deputy: họ nằm dưới sự quản lý của trưởng phòng, trưởng nhóm
>>> Xem thêm: Procurement Manager là gì? Những yếu tố cần có để trở thành một Procurement Manager?
Những tố chất để trở thành một Deputy Manager là gì?
Để trở thành một Deputy Manager thì bạn cần phải có một số tố chất cần thiết. Sau đây Muaban.net sẽ chia sẽ cho bạn những tố chất cốt lõi nhất, để bạn có thể dễ dàng trở thành một Deputy Manager chuyên nghiệp:
Tố chất lãnh đạo
Điều đầu tiên để trở thành Deputy Manager thì bạn cần phải bồi dưỡng những tố chất để trở thành lãnh đạo. Vì đây là tố chất mà bất kỳ nhân sự cấp quản lý cũng cần phải có và phải biết vận dụng một cách triệt để. Với khả năng này thì bạn sẽ giúp phòng ban của mình nói riêng và doanh nghiệp nói chung phát triển theo đúng những mục tiêu đã đề ra (từ đầu tháng, quý,…). Nếu khả năng lãnh đạo của bạn còn hạn chế thì bạn cần nên học các khóa quản lý để có thể hoàn thiện mình hơn nhé.
>>> Xem thêm: Manager là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội của Manager
Giao tiếp và ứng xử
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử vô cùng cần thiết vì giao tiếp được xem là phương tiện truyền đạt những yêu cầu, mong muốn của đôi bên. Có thể nói giao tiếp là xương sống của mọi mối quan hệ. Điều này chứng tỏ rằng giao tiếp hay ứng xử có ảnh hưởng lớn đến chúng ta.
Khi bạn có được kỹ năng về giao tiếp thì bạn có thể mở rộng mối quan hệ của mình, đem lại nhiều thiện cảm tốt với mọi người xung quanh trong đó có cấp trên, cấp dưới và khách hàng.
Khả năng hoạch định
Đây là một khả năng quan trọng nếu bạn muốn trở thành một Deputy Manager. Kỹ năng này sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc nếu bạn có thể xây dựng được các chiến lược tốt cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Account Manager là gì? Ai sẽ phù hợp với vị trí này?
Những yêu cầu để trở thành Deputy Manager
Để trở thành một Deputy Manager giỏi và chuyên nghiệp thì dưới đây sẽ là một số yêu cầu cơ bản mà bạn cần phải có:
Chuyên môn
Điều tiên quyết đó là cần phải tốt nghiệp cao đẳng, đại học đúng chuyên ngành mà vị trí ứng tuyển đang cần (đặc biệt là các ngành như quản trị, kinh tế, nhân sự, tài chính,…). Có kinh nghiệm tại vị trí tương đương càng nhiều năm thì sẽ một lợi thế lớn cho bạn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm các đầu việc liên quan đến Marketing tại các tin đăng tuyển dụng trên Muaban.net:
Các kỹ năng mềm
Điều kiện cần tiếp theo không thể không nhắc đến đó là kỹ năng mềm. Vì trong thực tế thì nhiều người cho rằng để hoàn thành tốt một nhiệm vụ được đề ra thì 30% đến từ kỹ năng cứng trong công việc và còn lại 70% thuộc về kỹ năng mềm. Do đó đây là một kỹ năng không thể thiếu khi bạn muốn trở thành Deputy Manager, một số kỹ năng có thể kể đến bao gồm:
- Khả năng quản lý thời gian, nhân sự, công việc
- Kỹ năng về giao tiếp, phản xạ, giải quyết vấn đề một cách linh hoạt để giảm thiểu rủi ro nhất có thể
- Chịu được áp lực công việc cao
- Có ngoại ngữ càng nhiều cũng là một điểm cộng khá lớn
- Kỹ năng lắng nghe
- kỹ năng về phỏng vấn
- Kỹ năng bắt buộc đó là đàm phán, thuyết phục khách hàng, cấp trên, nhân viên
Các kỹ năng khác
- Kỹ năng tin học văn phòng và thành thạo các công cụ hỗ trợ
- Kỹ năng làm việc nhóm, độc lập linh hoạt
- Tinh thần trách nhiệm cao
- Tư duy logic, khả năng ghi nhớ tốt, thu thập dữ liệu, thông tin một cách có hiệu quả
- Lập báo cáo quyết toán, phân tích và tổng hợp thông tin
- Tác phong chuyên nghiệp, tự tin và sẵn sàng cống hiến
Lời kết
Trên đây là những thông tin giải thích về vị trí Deputy Manager là gì và vấn đề xoay quanh vị trí Deputy Manager. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hình dung một cách cụ thể về công việc này. Đừng quên ghé trang Muaban.net để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến các việc làm, mẹo vặt, chia sẻ kinh nghiệm hằng ngày, bất động sản,… mỗi ngày nhé.
>>> Xem thêm: Thuyết Phục Là Gì? Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Chinh Phục Người Khác