Bạn là sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường và muốn tìm một công việc part-time, internship, freelancer thì bước đầu tiên không thể bỏ qua chính là viết CV. Thấu hiểu được tâm lý các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm, bài viết này của Mua Bán sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc cho sinh viên. Cùng theo dõi nhé!
I. CV xin viện cho sinh viên cần những gì?
CV là một tài liệu giới thiệu bản thân, kinh nghiệm, kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp của bạn đến nhà tuyển dụng. CV cần phải rõ ràng, chính xác, đầy đủ và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của người đọc. Dưới đây là một số mục cần có trong CV xin việc cho sinh viên:
1. Giới thiệu bản thân trong CV
Trong CV xin việc dành cho sinh viên, phần giới thiệu bản thân là một phần không thể thiếu. Đây là phần giúp nhà tuyển dụng biết cách liên hệ với bạn khi bạn được lựa chọn vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Những thông tin cần có trong phần giới thiệu bản thân trong CV bao gồm:
- Họ và tên
- Ngày, tháng, năm sinh
- Địa chỉ nơi ở hiện tại
- Số điện thoại
Bên cạnh đó bạn cũng nên có một vài dòng giới thiệu về bản thân.
Ví dụ:
- Họ và tên: Lương Hà Thu
- Ngày tháng năm sinh: 12/05/2002
- Nơi ở hiện tại: Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0972.823.561
- Email: thuluong2003@gmail.com
Giới thiệu bản thân:
Em là sinh viên năm cuối chuyên ngành Truyền thông, có nhiều hoạt động học tập nổi bật và đạt được nhiều giải thưởng. Em mong muốn được làm thực tập sinh SEO tại Công ty Cổ phần AEM để học hỏi kinh nghiệm và phát triển kỹ năng Digital Marketing với mong ước trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này.
Tham khảo thêm: Cách Giới Thiệu Bản Thân Trong CV Gây Ấn Tượng Và Hấp Dẫn
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp đề cập đến hướng đi mà bạn mong muốn theo đuổi trong sự nghiệp của mình, cũng như những bước bạn sẽ thực hiện để đạt được ước mơ đó. Khi viết CV xin việc cho sinh viên, bạn cần cho biết rõ ràng mục tiêu của bạn phù hợp với vị trí, công việc, lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng nên bổ sung yếu tố “dài hạn” trong mục tiêu nghề nghiệp, vì không có doanh nghiệp/công ty nào muốn tuyển những nhân sự chỉ làm việc một thời gian, sẽ làm tăng chi phí đào tạo và tuyển dụng của họ. Ngoài ra, khi viết CV xin việc cho sinh viên, bạn có thể chia mục tiêu nghề nghiệp thành 2 phần là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
- Mục tiêu ngắn hạn: Những dự định, kế hoạch trong tương lai gần cho công việc của bạn.
- Mục tiêu dài hạn: Những mục tiêu lớn hơn, có tính chiến lược cũng như có ảnh hưởng đến sự nghiệp trong tương lai của bạn.
Ví dụ:
- Mục tiêu ngắn hạn: Thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, tăng cường kiến thức chuyên môn, góp phần sức lực/kỹ năng cho công ty.
- Mục tiêu dài hạn: Được nhận làm nhân viên chính thức, tham gia huấn luyện nhân viên mới, và có sự nghiệp vững chắc.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV ấn tượng
3. Trình độ học vấn
Khi viết CV xin việc cho sinh viên, bạn cần chú ý đến mục trình độ học vấn vì bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Các bạn sinh viên có thể cân nhắc theo các lưu ý sau:
- Sắp xếp trình độ học vấn theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất, và từ gần nhất đến xa nhất.
Ví dụ: bạn đang học Đại học, thì để Đại học lên đầu tiên, sau đó là THPT, THCS, tiểu học. Chỉ nên ghi thông tin về các cấp học từ đại học trở lên. Nếu bạn học ở các trường cấp 3 nổi tiếng hoặc có những thành tích đáng chú ý ở cấp 3, bạn có thể ghi thêm vào CV.
- Nếu bạn có điểm số cao, học bổng, giải thưởng, bằng khen,… trong quá trình học tập, hãy thể hiện chúng trên CV để tăng cơ hội được nhà tuyển dụng chú ý. Bạn có thể làm CV của bạn thêm sinh động bằng cách chia nhỏ các phần về trình độ học vấn thành các mục nhỏ hơn như chuyên môn, thành tích, chứng chỉ, giải thưởng,…
- Nếu bạn ứng tuyển vào những vị trí không liên quan đến ngành học của bạn, bạn nên bỏ qua những kiến thức chuyên môn không cần thiết, và thêm vào những khóa học liên quan đến lĩnh vực ứng tuyển mà bạn đã tham gia.
Ví dụ:
Đại học Tôn Đức Thắng (2020 – nay)
Chuyên ngành Truyền thông
GPA tính đến hiện tại: 3.2/4.0
4. Kinh nghiệm làm việc
Nếu bạn là sinh viên chưa tốt nghiệp, bạn có thể không có nhiều kinh nghiệm làm việc để ghi trong CV. Nhưng bạn vẫn có thể nêu ra những hoạt động mà bạn đã thực hiện trong thời gian học tập như:
- Tham gia tình nguyện
- Thành viên của các cộng đồng
- Việc làm bán thời gian: phát tờ rơi, giao hàng, phục vụ,…
Bạn nên sắp xếp các hoạt động theo thứ tự từ gần đây nhất đến xa nhất, không nên kể quá nhiều và quá chi tiết nhé!
Ví dụ:
Nhân viên phục vụ | Nhà hàng Steak Bin & Pizza
2020 – 2021
- Đón tiếp khách hàng.
- Giới thiệu thực đơn món ăn cho khách.
- Hỗ trợ khách hàng theo yêu cầu.
5. Kỹ năng
Nếu bạn là người đã có kinh nghiệm đi làm hoặc làm việc, thì CV của bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn nếu bạn có thêm những kỹ năng bổ trợ. Nhưng đối với CV xin việc cho sinh viên khi chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì bạn nên chú ý làm nổi bật những kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng cá nhân của mình.
Nếu bạn có những kỹ năng liên quan đến công việc hoặc ngành nghề mà bạn muốn ứng tuyển thì hãy làm nổi bật chúng trên CV như kỹ năng sử dụng các phần mềm đồ họa, biên tập video, kỹ năng viết nội dung,… hoặc những kỹ năng cá nhân như kỹ năng trình bày, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm.
Ví dụ:
- Kỹ năng chuyên môn: Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng, ngoại ngữ Hàn Quốc, biên tập văn bản,…
- Kỹ năng mềm: Hợp tác nhóm, sắp xếp sự kiện, trình bày ý kiến, phân tích dữ liệu, điều hành,…
Tham khảo thêm: Các kỹ năng trong CV giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng
6. Giải thưởng, thành tích
Ngoài mục học vấn, bạn nên bổ sung các chứng chỉ, giải thưởng, thành tích mà bạn đã đạt được vào CV. Những thông tin này sẽ làm tăng cơ hội của bạn khi ứng tuyển.
Ví dụ:
- Giải Nhì cuộc thi viết “Chắp cánh ước mơ”
- Giải Khuyến Khích cuộc thi “Nhà lãnh đạo trẻ tương lai”
II. Lưu ý viết CV xin việc khi chưa có kinh nghiệm
Viết CV xin việc cho sinh viên khi chưa có kinh nghiệm là một thách thức lớn đối với nhiều người. Bạn cần phải làm nổi bật những điểm mạnh, kỹ năng và thành tích của mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi viết CV xin việc cho sinh viên:
- Tập trung vào những kinh nghiệm liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển, dù là kinh nghiệm học tập, thực tập, tình nguyện hay làm việc bán thời gian. Hãy cung cấp những chi tiết cụ thể về những nhiệm vụ, trách nhiệm và kết quả mà bạn đã đạt được trong những kinh nghiệm đó.
- Liệt kê những kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn mà bạn có và có thể áp dụng vào công việc. Hãy chứng minh rằng bạn có những kỹ năng đó bằng cách đưa ra những ví dụ minh họa từ những kinh nghiệm trước đó. Bạn cũng nên nêu rõ những chứng chỉ, bằng cấp hoặc khóa học liên quan mà bạn đã hoàn thành hoặc đang theo học.
- Thể hiện sự hứng thú, nhiệt huyết và định hướng nghề nghiệp của bạn trong phần mục tiêu nghề nghiệp. Hãy nói rõ những gì bạn mong muốn đạt được trong công việc và sự nghiệp của mình, cũng như những giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty. Tránh những câu nói quá chung chung hoặc không liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
- Trình bày CV của bạn một cách khoa học, rõ ràng và chuyên nghiệp. Sắp xếp các phần theo thứ tự quan trọng, bắt đầu bằng phần giới thiệu bản thân, sau đó là mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm, kỹ năng, học vấn và cuối cùng là các thông tin khác như sở thích, tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham chiếu,… Dùng những từ ngữ mạnh mẽ, tích cực và tránh những từ ngữ tiêu cực, phủ định hoặc không chắc chắn. Đảm bảo cho CV của bạn ngắn gọn và súc tích, không nên quá 2 trang A4.
- Kiểm tra kỹ CV của bạn trước khi gửi đi. Hãy đảm bảo rằng không có lỗi chính tả, ngữ pháp, định dạng hay thông tin sai sót. Có thể dùng những công cụ kiểm tra lỗi online hoặc nhờ người khác đọc lại CV của bạn để phát hiện và sửa chữa những lỗi không đáng có. Nên lưu CV của bạn dưới dạng PDF để tránh bị thay đổi định dạng khi gửi qua email.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm kiếm việc làm với mức lương cao, uy tín, bạn có thể truy cập vào các tin đăng tại website Muaban.net:
III. Tổng hợp những mẫu CV xin việc cho sinh viên
Để giúp bạn hình dung rõ hơn về CV xin việc cho sinh viên, Mua Bán tổng hợp một số mẫu CV dưới đây để bạn có thể tham khảo.
Đối với CV xin việc cho sinh viên cần phải nêu rõ những kỹ năng và kiến thức chuyên ngành phù hợp với công việc mong muốn. Ngoài ra, bạn cũng nên gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng bằng cách chia sẻ một cách thật lòng, rõ ràng về mục tiêu nghề nghiệp của mình trong tương lai. Hy vọng những chia sẻ trên của Muaban.net đã giúp bạn chuẩn bị được một chiếc CV cho công việc sắp tới nhé! Hãy theo dõi Mua Bán để cập nhật thêm những thông tin khác như mua bán nhà đất, phong thủy, chia sẻ kinh nghiệm… nhé!
Xem thêm:
- Mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm mới nhất
- Hướng dẫn cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm ghi điểm nhà tuyển dụng