Ngày nay có rất nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang áp dụng hệ thống Core banking. Vậy bạn có đang thắc mắc Core banking là gì, nó có vai trò ra sao đối với lĩnh vực ngân hàng? Hãy tham khảo ngay bài viết của Mua Bán!
1. Core banking là gì?
Được xem như là bộ não của hệ thống thông tin ngân hàng, Core banking là một hệ thống tích hợp nhiều ứng dụng như tư vấn quản lý khách hàng, dịch vụ, tư vấn giao dịch. Nó làm việc với tất cả các thông tin của ngân hàng như thế chấp, tiền gửi, giao dịch, các giấy tờ, sổ sách và hệ thống dữ liệu số hóa.
Khi ứng dụng Core banking mọi giao dịch đều được thực hiện trên hệ thống này. Nhờ việc thu thập và xử lý thông tin cùng lúc, hiệu quả năng suất các ngân hàng không ngừng tăng cao.
2. Vai trò của Core banking
Vai trò của Core banking rất quan trọng đối với ngành ngân hàng, cụ thể như sau:
2.1 Khai thác sản phẩm, dịch vụ một cách tốt hơn
Trước khi sử dụng hệ thống Core banking, các hoạt động của ngân hàng đều được thực hiện qua hệ thống thông tin cũ, lạc hậu. Tại ngân hàng số lượng bảng tính rất nhiều, việc nhân viên xử lý các giao dịch thông qua bảng tính có thể xảy ra các lỗi rất cao.
Bây giờ, với Core banking các giao dịch được thực hiện tự động, nhanh chóng dễ dàng dù ở bất kỳ chi nhánh nào. Bằng ứng dụng Internet banking (Ngân hàng trực tuyến), người dùng chỉ cần thao tác đơn giản tại nhà, không gây lãng phí thời gian. Các lệnh sẽ được gửi lên hệ thống Core banking và thực thi.
2.2 Quản lý nội bộ chặt chẽ hơn
Khi chưa ứng dụng Core banking, các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng diễn ra rất lâu và kém hiệu quả. Khách hàng hầu như chỉ có thể giao dịch tại nơi mở thẻ. Điều này ngoài gây bất tiện, việc đồng bộ thông tin của ngân hàng cũng rất khó khăn.
Bằng việc ứng dụng hệ thống Core banking, tất cả các chi nhánh của cùng một ngân hàng đã được kết nối với nhau giúp cho việc thực hiện nhiều giao dịch được thực hiện cùng lúc, việc đồng bộ thông tin trở nên dễ dàng hơn, tăng hiệu quả công việc.
2.3 Tư vấn hoạt động quản trị rủi ro
Core banking còn có chức năng quan trọng là tư vấn hoạt động quản trị rủi ro. Hệ thống sẽ tự động tổng hợp thông tin khách hàng một cách nhanh chóng, với số lượng lớn tối đa lên đến 50 triệu khách hàng.
Việc thông tin được sắp xếp, phân loại giúp ngân hàng dễ dàng trong khâu nghiên cứu và tính toán. Những rủi ro và những khoản nợ xấu sẽ được phát hiện, cảnh báo, xử lý kịp thời. Qua đó ngân hàng cũng có thể phân loại từ nhóm khách hàng tiềm năng đến khách hàng nợ xấu.
>>> Tìm Hiểu Thêm: Banker là gì? Cơ hội thăng tiến và mức thu nhập trong ngân hàng của một banker hiện nay có như lời đồn?
Xem thêm các tin đăng bán điện thoại cũ uy tín: |
3. Vì sao hiện nay ngày càng ít ngân hàng thương mại đầu tư vào Core banking?
Trước sự cạnh ngày càng gay gắt trên thị trường tài chính, việc ngân hàng chủ động sở hữu hệ thống Core banking hiện đại chính là một lợi thế to lớn. Đã có một số ngân hàng Việt Nam cho vận hành hệ thống này tuy nhiên con số đó là rất ít.
Lý giải thực trạng này, các chuyên gia cho rằng do những bất cập sau:
- Chi phí đầu tư rất lớn, đòi hỏi đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, chất lượng tốt mới khai thác một cách hiệu quả nhất. Trong khi vấn đề năng lực tài chính còn yếu kém thì các ngân hàng phải chật vật xử lý các vấn đề ngắn hạn như thanh khoản, xử lý các khoản nợ xấu…
- Ngân hàng thương mại ở Việt Nam chưa thể dự đoán, cảnh báo được sự cố và các công cụ hỗ trợ cho việc đánh giá và thống kê thường xuyên chưa hiệu quả, mới chỉ dừng lại ở mức độ khắc phục các sự cố.
- Core banking đòi hỏi đồng bộ rất nhiều thông tin từ mạng, chế độ bảo mật và các ứng dụng khác liên quan. Tuy nhiên việc đồng bộ thông tin hiện nay chỉ diễn ra từng phần, mà nhu cầu quản trị tập trung vẫn chưa được đáp ứng.
Vì những vấn đề trên, ngày càng ít ngân hàng thương mại đầu tư áp dụng hệ thống core banking trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp của mình.
4. Một số vấn đề liên quan đến Core banking
Việc xây dựng một hệ thống quản trị phức tạp như Core banking đòi hỏi sự nghiên cứu tìm hiểu trong một thời gian dài và kinh phí lớn. Do đó tiền mua bản quyền từ nước ngoài sẽ thấp hơn nhiều so với việc tự xây dựng một hệ thống riêng.
Ngân hàng áp dụng hệ thống Core banking trong rất nhiều hoạt động. Nếu việc tổ chức, đồng bộ các thông tin một cách dễ dàng thì hệ thống này ngày càng được tối ưu, do đó mức độ rủi ro so với thủ công sẽ giảm đi rất nhiều.
>>>Tham khảo thêm: Mở thẻ tín dụng cho sinh viên có lợi ích gì, điều kiện và thủ tục khi mở thẻ
4. Một số Core banking được áp dụng tại ngân hàng Việt Nam
4.1 Silver lake SIBS Axis
Đây là hệ thống được áp dụng chủ yếu ở các ngân hàng lớn của nước ta như Vietcombank, BIDV, Vietinbank…
4.2 Siba
Hệ thống Core banking này phát triển dựa trên nền tảng FOX của DOS, được sử dụng từ khá sớm. Tuy nhiên hiện tại không còn được sử dụng do không đáp ứng được nhu cầu người dùng.
4.3 Teminos
Hệ thống này được ngân hàng Techcombank áp dụng đầu tiên, về sau một số ngân hàng khác trong nước cũng áp dụng hệ thống này như VP bank, Sacombank…
4.4 Symbol System
Sungard System Access đến từ Singapore chính là nhãn hàng cung cấp hệ thống này. Symbols đã được áp dụng tại các ngân hàng như VIbank và HDbank.
4.5 TCBS
Ngân hàng ABC đang sử dụng hệ thống này đến hiện nay.
4.6 I-Flex
Hệ thống này đang được áp dụng ở một số ngân hàng như PG Bank, Liên Việt Bank, INDOVINA…
4.7 TI core
Hệ thống đang được triển khai tại ngân hàng Đại Á, MHB…
4.8 Hyundai
Hệ thống đang được sử dụng tại ngân hàng Agribank.
Muaban.net tin chắc rằng những thông tin bài viết cung cấp đã đủ giúp bạn hình dung hệ thống Core banking là gì, chức năng và các hình thức phổ biến của nó ở Việt Nam. Đừng quên theo dõi trang để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích cùng những tin đăng về việc làm mới nhất nhé!
>>> Xem Thêm: Phân Tích Tài Chính Là Gì? Vai Trò Và Phương Pháp Phân Tích Tài Chính