Công chứng viên là một trong những nghề nghiệp đang gây sốt hiện nay khi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Vậy công chứng viên là gì? Điều gì khiến nghề này trở nên hấp dẫn như vậy? Cùng Muaban.net tìm hiểu ngay nhé!
I. Công chứng viên là gì?
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng 2014 và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Công chứng viên có nhiệm vụ thực hiện chức năng công chứng nhà nước, đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức nhằm giúp ổn định và phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam.
Công chứng viên sẽ không được kiêm nhiệm các công việc khác và phải do Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
>>> Tham khảo thêm: Chuyên gia là gì và làm thế nào để bạn trở thành một chuyên gia?
II. Công việc của công chứng viên
Một công chứng viên sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chứng thực văn bằng, giấy tờ, tài liệu, chữ ký trong giấy tờ (chứng thực chữ ký).
- Chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng, giao dịch (công chứng hợp đồng).
- Chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của bản dịch giấy tờ từ tiếng Việt sang ngôn ngữ khác hoặc từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt (công chứng bản dịch)
- Chứng thực bản sao từ bản chính (sao y bản chính)
IV. Điều kiện CẦN và ĐỦ để được bổ nhiệm thành công chứng viên
1. Điều kiện CẦN
1.1 Là công dân Việt Nam và đăng ký thường trú tại Việt Nam
Điều kiện đầu tiên và tiên quyết để trở thành một công chứng viên ở Việt Nam chính là phải là công dân Việt Nam. Bạn phải mang quốc tịch Việt Nam, đang cư trú, sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam và có đăng ký thường trú. Lưu ý người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam không thể trở thành công chứng viên ở Việt Nam.
1.2 Có phẩm chất đạo đức tốt và tư tưởng vững vàng
Thông qua hoạt động công chứng thì mỗi công chứng viên đã góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng. Thế nên công việc này yêu cầu những người có tính trung thực, có trách nhiệm và phải tuân thủ theo đạo đức hành nghề công chứng là điều không thể thiếu.
1.3 Tuân thủ Hiến pháp và quy định của pháp luật Việt Nam
Do tính chất công việc liên quan đến pháp lý, đồng thời công chức viên đóng vai trò quan trong việc bảo đảm tính hợp pháp các hợp đồng, giao dịch. Chính vì thế để trở thành một công chứng viên bạn cần luôn nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và Hiến pháp Việt Nam.
>>> Tham khảo thêm: Pháp chế là gì? Tìm hiểu về pháp chế và nghề pháp chế tại Việt Nam
2. Điều kiện ĐỦ
1.1 Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Luật
Bạn có thể lấy bằng cử nhân Luật từ các cơ sở đào tạo Luật uy tín hoặc các trường Đại học có đào tạo ngành Luật và có đủ điều kiện để cấp bằng cử nhân Luật.
1.2 Thời gian công tác pháp luật 5 năm trở lên
Ngoài việc có bằng cử nhân Luật bạn còn phải có thâm niên công tác pháp luật từ 5 năm trở lên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức hành nghề luật hoặc các văn phòng luật. Đối mặt với các tình huống thực tế và tích lũy được kinh nghiệm giúp bạn dễ dàng giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện hoạt động công chứng.
1.3 Tốt nghiệp khóa đào tạo nghiệp vụ công chứng
Khóa đào tạo công chứng sẽ giúp bạn nắm chắc về nghiệp vụ công chứng, đồng thời cung cấp các kiến thức cần thiết trong nghề này. Tuy nhiên, một số trường hợp do luật được miễn tham gia vào khóa đào tạo này.
1.4 Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề
Bạn cần phải tập sự hành nghề công chứng tạo một tổ chức hành nghề công chứng bất kỳ. Bạn có thể tự liên hệ tổ chức hành nghề này hoặc nếu không thể liên hệ được bạn có thể đề nghị Sở tư pháp địa phương giới thiệu và bố trí tổ chức để bạn tập sự. Sau khi tập sự, bạn đạt yêu về kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng thì sẽ nhận được Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng.
1.5 Đảm bảo sức khỏe để hành nghề công chứng
Sức khỏe là một phần không thể thiếu khi bạn làm bất kỳ ngành nghề nào. Đối với nghề công chứng cũng không ngoại lệ, bạn cần phải đảm bảo sức khỏe tốt để đảm nhận và hoàn thành tốt các công việc được giao.
V. Quyền và nghĩa vụ của một công chứng viên
1. Quyền lợi
- Được pháp luật đảm bảo về quyền hành nghề công chứng;
- Có quyền được làm việc theo chế độ hợp đồng cho các tổ chức hành nghề công chứng;
- Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;
- Được quyền đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ cho việc công chứng;
- Có quyền từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Nghĩa vụ
- Công chứng viên phải tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
- Phải hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;
- Phải tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
- Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;
- Phải giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
VI. Quy định về đào tạo và miễn đào tạo nghề công chứng
1. Quy định về đào tạo nghề công chứng
- Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trong thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
- Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
- Về cơ sở đào tạo nghề công chứng được quy định theo Điều 9 của Luật Công chứng là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp. Chương trình khung đào tạo nghề công chứng sẽ do Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng và trình lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
- Đối với trường hợp công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài phải tuân thủ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Các trường hợp miễn đào tạo
Một số trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng bao gồm:
- Kiểm sát viên, điều tra viên, thẩm phán có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên
- Luật sư đã hành nghề từ 5 năm trở lên
- Tiến sĩ, giáo sư hoặc phó giáo sư chuyên ngành Luật
- Kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát
- Thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án
- Chuyên viên cao cấp
- Nghiên cứu viên cao cấp
- Giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật
Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 khoản 1 điều 10 của Luật công chứng năm 2014 những người được miễn đào tạo phải tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề công chứng 3 tháng và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
>>> Tham khảo thêm: Kiểm soát viên là gì? Vai trò kiểm soát viên trong công ty
VII. Thuận lợi và khó khăn của nghề công chứng viên.
1. Thuận lợi
Nghề công chứng đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các cử nhân chuyên ngành Luật. Do quy định của pháp luật bắt buộc công chứng hợp đồng, giao dịch, đặc biệt là lĩnh vực nhà đất. Điều này đã thúc đẩy số lượng khách hàng có nhu cầu công chứng ngày càng tăng cao.
Đồng thời, văn phòng công chứng cũng được thành lập cũng nhiều hơn so với trước đây. Ngoài ra, nhờ ứng dụng công nghệ vào hoạt động công chứng cũng trở nên thuận lợi hơn.
2. Khó khăn
Sự gia tăng nhanh chóng của các văn phòng công chứng dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, bất chấp mọi thứ để có khách hàng. Đồng thời, công chứng là việc bảo đảm về mặt pháp lí cho nên đây cũng là một ngành nghề có rủi ro cao.
Đồng thời, cơ sở dữ liệu thông tin chưa được nhà nước xây dựng và kết nối với các cơ quan cho nên việc công chứng vẫn còn đang theo từng địa phương và phải đi đến cơ quan để công chứng trực tiếp gây ra nhiều bất tiện và hạn chế cho người dân.
Kết luận
Như vậy bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc thông tin công chứng viên là gì cũng như những quy định khác về công chứng viên. Để trở thành một công chứng viên mỗi người phải trải qua một thời gian học tập và rèn luyện, đồng thời phải cọ xát với thực tế để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Hy vọng bài viết này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn. Hãy thường xuyên truy cập Muaban.net để biết thêm nhiều thông tin hữu ít về nhà đất, việc làm,… nhé!
Nếu bạn muốn tìm việc làm bán nhà đất hoặc về mảng giấy tờ như công chứng viên bất động sản, xem ngay tại Mua Bán: |
>>> Xem thêm:
- Therapist Là Gì? Tìm Hiểu Về Spa Therapist? Học Therapist ở đâu?
- Nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ và những xu hướng mới trong nghề nhân sự