Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là tết ta, tết cả, tết âm lịch, tết cổ truyền) là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch. Bắt nguồn từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á như Singapore, Việt Nam, Malaysia,… Hãy cùng Muaban.net đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2024 để chuẩn bị đón năm mới tốt lành và nhiều may mắn nhé.
1. Đếm ngược Tết Giáp Thìn 2024
Hôm nay là thứ tư, ngày 31/1/2024 (nhằm ngày 21/12 âm lịch), vậy nếu làm tròn thì chỉ còn 10 ngày nữa là đến Tết Âm lịch (Tết Nguyên Đán). Ngày mùng (mồng) 01 Tết sẽ diễn ra vào thứ bảy, ngày 10/02/2024 (dương lịch).
Bạn có thể xem bảng đếm ngược Tết 2024 dưới đây để cập nhật chính xác thời gian:
[wpcdt-countdown id=”439300″]
2. Lịch nghỉ Tết Giáp Thìn 2024
Theo Công văn 8662/VPCP-KGVX, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua với đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2024 từ ngày 08/02/2024 đến hết ngày 14/02/2024. Nhằm ngày 29 tết đến hết ngày mùng (mồng) 05 tết.
Lưu ý: Số ngày nghỉ có thể thay đổi tùy vào từng đơn vị, tổ chức.
3. Các sự kiện ngày Tết
Đếm ngược Tết Nguyên Đán năm 2024 không chỉ giúp bạn sắp xếp công việc, chuẩn bị món quà ý nghĩa cho người thân và lên kế hoạch trở về nhà, mà còn mang đến không khí đặc biệt, háo hức của ngày đầu năm mới. Để chuẩn bị tốt hơn, bạn có thể theo dõi các sự kiện ngày Tết dưới đây.
3.1. Cúng ông Táo
Lễ cúng ông Táo được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày ông Táo lên chầu trời, báo cáo Ngọc Hoàng về tất cả những việc làm của gia chủ trong năm cũ.
Lễ cúng này thường được tổ chức vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Mâm cúng bao gồm các thành phần chính như:
- Hương (nhang), nến
- Hoa quả
- Vàng mã
- 2 mũ ông, 1 mũ bà
- 3 con cá chép
- Một số món ăn như giò, chả, bánh kẹo, …
Một điểm đặc biệt trong ngày này là khi cúng táo quân về trời, nhiều gia đình dựng cây Nêu để phòng tránh ma quỷ quấy phá. Và đến ngày 07 tháng Giêng (mùng 07 Tết) cây Nêu này sẽ được hạ xuống.
>>Xem thêm: Văn khấn rước ông Táo về nhà ngày 30 Tết Giáp Thìn 2024
3.2. Dọn dẹp nhà cửa, mua sắm tết
Vào những ngày cuối năm thường từ 23 đến 30 tháng Chạp, người Việt thường có thói quen dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa các vật dụng cần thiết, chuẩn bị cho năm mới. Đây được coi là dịp loại bỏ những điều không may trong năm cũ để đón chào một năm mới may mắn hơn.
3.3. Gói bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền. Hằng năm, cứ vào ngày 27 đến 29 tháng Chạp âm lịch, mọi gia đình lại ngồi quây quần bên nhau để gói bánh. Đây được xem là truyền thống, là nét đẹp văn hóa ngày Tết của người Việt.
>>Xem thêm: Cách làm bánh chưng dẻo quyện, thơm ngon trong dịp Tết cổ truyền
3.4. Cúng lễ tất niên
Tất niên là ngày cuối cùng trong năm cũ, có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc ngày 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Trong ngày này thường diễn ra các hoạt động như sắp dọn bàn thờ, bày mâm ngũ quả và làm cỗ tất niên cúng Giao thừa.
3.5. Mùng 1 Tết
Mùng 1 Tết là ngày đầu tiên, cũng là ngày quan trọng nhất. Theo quan niệm dân gian, nếu mùng 1 diễn ra suôn sẻ, may mắn, thì cả năm sẽ được thuận lợi. Trong ngày này người ta thường tìm người hợp tuổi xông đất để cả năm làm ăn phát đạt, gặp nhiều điều may.
Đây cũng là ngày con cháu tụ họp để chúc tết ông bà, cha mẹ, là dịp cả gia đình đoàn tụ, quây quần hạnh phúc bên nhau. Và một việc làm không thể thiếu trong ngày này đó là lì xì, mừng tuổi cho người già và trẻ nhỏ.
>>Xem thêm: Mùng 1 tết nên kiêng gì để cả năm gặp may mắn?
3.6. Mùng 2 Tết
Thông thường, vào sáng sớm ngày mùng 2 Tết, người Việt Nam có tục cúng lễ tại gia. Mâm cúng gồm có bánh chưng, xôi, gà luộc, giò chả, hoa quả,… Sau khi cúng lễ, mọi người có thể đi chơi, đi chúc tết hàng xóm láng giềng và anh em họ hàng.
3.7. Mùng 3 Tết
Vào ngày này cũng sẽ thực hiện lễ cúng tại gia vào sáng sớm. Theo như phong tục “mùng 3 tết Thầy”, mọi người thường sẽ đến chúc Tết Thầy Cô nhằm thể hiện sự tôn sư trọng đạo. Ngoài ra, nhiều người cũng thường đến chúc tết những người họ hàng xa.
Vào tầm chiều hoặc cuối ngày, thường mọi người sẽ làm lễ hóa vàng (hay còn gọi là lễ Tạ năm mới) để báo hiệu hết Tết. Lễ hóa vàng này cũng có thể thực hiện vào ngày mùng 4, hoặc mùng 5 tết.
Xem thêm: 3 Điều cần lưu ý khi cúng hết Tết Âm lịch mang nhiêu may mắn và tài lộc
3.8. Ngày vía thần tài
Ngày vía thần tài là ngày mùng 10 tháng Giêng, đây được xem là ngày tốt để sắm sửa các lễ vật cúng thần tài, cầu mong một năm bình an, nhiều tài lộc.
Ngày này, mọi người thường mua vàng để cầu tiền tài, may mắn. Vì quan niệm xưa cho rằng, vàng tượng trưng cho phú quý, tài lộc, sẽ đem lại may mắn cho những người sở hữu nó.
4. Phong tục ngày Tết từng vùng miền
4.1. Miền Bắc
Về mâm cỗ, người miền Bắc luôn chú trọng đến từng món ăn, phải có đủ các món bánh chưng, dưa hành, chả giò và gà luộc. Trong đó, bánh chưng là biểu tượng mâm cỗ ngày Tết.
Vào dịp Tết, các gia đình thường sẽ chưng cành đào tết trong nhà hoặc sân, thể hiện cho sắc xuân tươi tắn, rực rỡ. Đây cũng là loài hoa phù hợp với thời tiết se lạnh của miền Bắc.
Điểm đặc biệt của miền này là thường chọn 5 loại quả trong mâm ngũ quả tượng trưng cho 5 yếu tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Thông thường sẽ có các loại quả như chuối, bưởi, cảm, quýt, táo, …
>>Xem thêm: Hoa đào ngày Tết và cách giữ đào đẹp lâu nhất!
4.2. Miền Trung
Mâm cỗ miền Trung thường thiên về các món ăn dân dã như bánh tét, cơm, cá kho, chả ram, gà luộc, rau sống, … Và có một đặc điểm đặc biệt là đồ cúng chỉ nêm không được nếm.
Về hoa Tết, miền Trung thường chưng cúc vạn thọ. Tuy nhiên, vì thời tiết lạnh vào sáng và nắng ấm vào chiều nên có nhiều nhà vẫn chưng mai và đào, vẫn rất hợp với không khí Tết.
Ở miền Trung có khí hậu khắc nghiệt, ít trái cây, do đó mâm ngũ quả ngày Tết cũng không quá câu nệ về hình thức, chủ yếu là lòng thành dâng lên ông bà. Một số loại quả thường được sử dụng như: Thanh long, dưa hấu, mãng cầu, chuối, dứa, sung, cam, táo, …
>>Xem thêm: Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam
4.3. Miền Nam
Đối với mâm cỗ ngày Tết, người miền Nam thường chọn những món đơn giản với các món nguội. Thông thường sẽ có 3 món chính là bánh tét, thịt kho tàu và bánh tráng.
Còn về hoa chưng Tết, thì Hoa Mai là đặc trưng ngày Tết của người miền Nam. Hoa mai có màu vàng giống với nắng xuân, cũng phù hợp với thời tiết nắng nóng của miền Nam.
Ngoài ra, không giống miền Bắc, ở miền Nam mâm ngũ quả thường kiêng chuối, cam, quýt, lê, táo. Thay vào đó, họ thường sử dụng các loại quả như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài và khóm (dứa).
Trên đây là phần giải đáp chi tiết cho câu hỏi còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2024. Hy vọng, với những thông tin do bài viết cung cấp sẽ giúp bạn có một cái Tết trọn vẹn bên gia đình và người thân. Nếu bạn đang có dự tính mua nhà, mua xe để kịp cho dịp Tết sắp tới, thì có thể tham khảo các tin đăng tại Muaban.net nhé! Ở đây luôn cập nhật những thông tin mới nhất dành cho bạn.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Bật mí thời điểm lặt lá mai để hoa nở rộ dịp Tết 2024
- Cách Xếp Tháp Nước Ngọt Đẹp Ngày Tết Siêu Đơn Giản
- Những câu chúc Tết đồng nghiệp hay và ý nghĩa
- Câu đối Tết: Nét đẹp trong phong tục truyền thống của người Việt