Người ta thường nghe tên chức danh hoặc chức vụ của một người để hình dung vị trí hay công việc của người đó trong một tổ chức. Hai thuật ngữ này rất dễ gây nhầm lẫn và thường khó phân biệt. Vậy chức danh nghề nghiệp là gì, cần hiểu thế nào cho đúng? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu hai khái niệm sau đây.
Chức danh là gì?
Chức danh nghề nghiệp là tên gọi cho một vị trí được tổ chức công nhận và họ nắm giữ một trách nhiệm cụ thể đối với chức danh đó. Ví dụ chức danh như: Tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, dược sĩ,…
Sự khác biệt giữa chức danh và chức vụ
Vậy chức danh và chức vụ khác nhau ở điểm nào. Tiêu chí để phân biệt chức vụ và chức danh nghề nghiệp là gì? Cùng tham khảo một vài tiêu chí dưới đây:
- Về sự thừa nhận:
Chức danh: Tên chức danh và quá trình nỗ lực để đạt được chức danh đó phải được xã hội công nhận. Quá trình phấn đấu của cá nhân là quá trình nghiên cứu, học tập, quá trình tuyển dụng và làm việc. Một vài chức danh được nhắc đến nhiều như: Giáo viên, giáo sư, cử nhân,…
Chức vụ: Được thừa nhận về vị trí và vai trò mà chức vụ cá nhân đó đang đảm nhiệm. Chức vụ sẽ không có hiệu lực nếu không được tổ chức thừa nhận.
- Về chức năng và nhiệm vụ
Chức danh: Cá nhân mang chức danh sẽ làm những công việc gắn liền với tên gọi đó. Ví dụ như: Giáo viên thì dạy học, giảng bài,…
Chức vụ: Người có chức vụ sẽ là người nắm giữ các vị trí cụ thể. Vì thế, mỗi chức vụ sẽ được một tổ chức trao lại các chức năng khác nhau phù hợp với công việc.
- Về đơn vị quản lý
Chức danh: Người có chức danh có thể có hoặc không có bất cứ đơn vị nào quản lý.
Chức vụ: Chức vụ phải được tổ chức công nhận. Người giữ chức vụ chịu sự quản lý bởi một tổ chức hay một đơn vị nhất định.
>>> Tham khảo thêm: Kiên trì là gì? Kiên trì có thực sự là chìa khóa dẫn đến thành công
Chức danh nghề nghiệp là gì?
Vậy chức danh nghề nghiệp là gì? Chức danh nghề nghiệp là tên gọi ứng với trình độ và năng lực chuyên môn của người lao động trong từng ngành nghề cụ thể.
Tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp
Tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp là gì? Dưới đây sẽ là quy định về tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp mà bạn nên biết:
- Tên của chức danh
- Nhiệm vụ đối với chức danh
- Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Ngoài tiêu chuẩn thì chức danh cũng còn cách sắp xếp theo hạng chức danh căn cứ vào độ khó của từng vị trí. Chức danh có chức danh nghề nghiệp hạng 1,2,3,4,5.
Ngoài ra, MuaBan.net luôn cập nhật tin đăng việc làm mới nhất bạn có thể tham khảo:
>>> Tham khảo thêm: Kỹ Năng Là Gì? 3 Kỹ Năng Quan Trọng Bạn Cần Phải Biết
Ngoài câu hỏi chức danh nghề nghiệp là gì thì từ khóa chức danh nghề nghiệp hạng 2 là gì cũng được quan tâm. Chức danh nghề nghiệp hạng 2 là cấp kế trên của chức danh hạng 3. Để từ hạng 3 lên hạng 2 bạn cần đạt được một số yêu cầu nhất định như đạt được bằng cấp chuyên ngành; có phẩm chất đạo đức tốt; đạt được chứng chỉ tin học văn phòng hay ngoại ngữ theo yêu cầu,…
Việc xác định chức danh nghề nghiệp là gì và các cấp hạng chức danh sẽ là cơ sở để nhân viên có thể tự đánh giá và đặt mục tiêu cho bản thân. Để đạt được chức danh hạng cao hơn, mỗi cá nhân sẽ tự lên kế hoạch bồi dưỡng thêm kiến thức. Vậy bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp là gì? Đó là các hoạt động để trang bị và nâng cao kiến thức hoạt động theo quy định của mỗi chức danh.
>>>Tham khảo thêm: Tham Khảo 5 Mẫu Lập Kế Hoạch Cho Bản Thân Chi Tiết, Dễ Hiểu Nhất
Tầm quan trọng của chức danh nghề nghiệp
Đối với người lao động
Đối với người lao động thì mức độ quan trọng của chức danh nghề nghiệp là gì? Chức danh nghề nghiệp khiến họ cảm thấy hào hứng, nâng cao chuyên môn và cố gắng phấn đấu để xứng đáng ở chức danh đó. Ngoài ra, một chức danh nghề nghiệp cụ thể sẽ khiến họ cảm giác bản thân có một vị trí nhất định trong mắt các sếp và đồng nghiệp.
Các cộng sự và khách hàng sẽ tin tưởng hơn nếu được làm việc với người có chức danh nghề nghiệp cụ thể. Từ đó cũng tạo uy tín cho doanh nghiệp hơn với nhiều đối tượng có nhu cầu sử dụng chức danh với nhân sự cấp cao hoặc trong công tác quản lý.
>>> Tham khảo thêm: Lũy kế là gì? Công thức tính lũy kế chuẩn xác nhất
Đối với doanh nghiệp, tổ chức
Trong tổ chức, chức danh nghề nghiệp giúp phân biệt vị trí công việc và nhiệm vụ của mỗi lao động. Chức danh giúp doanh nghiệp có thể quan sát tổng quát hơn việc đánh giá, nghiên cứu mức độ hoàn thành phù hợp với nhân sự hay một bộ phận. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra phương án tối ưu để phân bổ công việc một cách hiệu quả.
Ngoài ra, chức danh nghề nghiệp còn cung cấp các thông tin về điều kiện làm việc, thông tin cá nhân để công ty hoàn toàn có thể xác định điểm mạnh hoặc điểm yếu. Từ đó, điều phối công việc hiệu quả và mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.
Việc áp dụng chức danh nghề nghiệp không chỉ đơn thuần nhằm mục đích tạo địa vị, tư cách cho mỗi nhân viên trong hoạt động kinh doanh của công ty mà còn mang tính chủ trương tham mưu hoạch định theo các chính sách phát triển vĩ mô. Thêm vào đó, đây cũng chính là chính sách chiêu mộ thu hút, giữ chân nhân tài người có năng lực kinh nghiệm làm việc; là cơ sở để khen thưởng ghi nhận các đóng góp cống hiến của nhân viên.
Lời kết
Câu hỏi chức danh nghề nghiệp là gì phần nào được làm sáng tỏ thông qua bài viết trên. Không còn lạ nếu một người vừa nắm giữ chức vị và vừa có chức danh cụ thể. Chức danh và chức vụ mang những ý nghĩa khác nhau và thường xuyên đi cùng nhau nhưng không phải ở tất cả mọi trường hợp. Một người có thể có chức vụ hoặc chức danh hoặc có cả hai. Theo dõi nhiều tin tức mới, cập nhật việc làm mới đang tuyển tại muaban.net bạn nhé.
>>> Xem thêm: 2022: Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cái nào quan trọng hơn?