Không chỉ được biết đến bởi hình dáng trông giống một búp hoa sen khổng lồ, đa phần người Việt chọn trồng cây ngô đồng (hay nói đúng hơn là cây ngô đồng cảnh) còn vì những điểm thú vị về ý nghĩa phong thủy lẫn công dụng nó sở hữu. Muốn biết cụ thể hơn đặc trưng của giống cây cảnh này, hãy cùng Muaban.net tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé!
I. Cây ngô đồng là gì?
Cây ngô đồng vốn có hai loại, ngô đồng thân gỗ và ngô đồng cảnh. Ngô đồng thân gỗ có mặt nhiều ở Trung Quốc. Ngược lại, ngô đồng cảnh được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, thường được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như cây sen lục bình, cây dầu lai lá sen hay cây dầu lai có củ:
1. Nguồn gốc của cây ngô đồng
Tên khoa học của ngô đồng cảnh là Jatropha Podagrica thuộc họ Euphorbiaceae (Đại Kích thuộc chi Dầu mè – một loại thực vật có hoa rất đẹp và chống chịu bệnh tốt). Giống cây cảnh này có nguồn gốc từ Châu Mỹ, cụ thể là khu vực Trung và Nam Mỹ.
Ngô đồng cảnh chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng vài năm gần đây. Tuy nhiên, loại cây này lại nhanh chóng chiếm được cảm tình của những người yêu cây, chuộng phong thủy và thường được gia chủ ưu tiên lựa chọn đem trang trí nhà cửa.
2. Ý nghĩa của cây ngô đồng
Mang vẻ ngoài mát mắt bởi sự kết hợp giữa những phiến lá xanh tựa như lá sen và nhiều khóm hoa đỏ rực, nhìn tổng thể cây ngô đồng trông hệt như một cây hoa sen lớn phân ra nhiều tầng. Và cũng bởi vì đem đến cảm giác của búp sen khi nhìn ngắm, nó thường được cho là có khả năng xua đuổi tà khí, thu hút vận may.
Bên cạnh đó, sự phối hợp hài hòa giữa hai màu sắc đỏ xanh cũng khiến nhiều người tin rằng nó sẽ giúp hóa giải được vận xui, mang lại sự an lành cho gia chủ.
Thuộc họ Đại Kích, cụ thể là Dầu mè nên cây ngô đồng cảnh có sức sống khá mạnh mẽ. Điều này biểu tượng cho sự sống lâu bền, phúc khí và như ý, cát tường.
Xét theo thuyết ngũ hành, giống cây này hợp với người mệnh Mộc và Hỏa. Vậy nên, những ai thuộc 2 mệnh này khi trồng cây sẽ hút về nguồn năng lượng tốt, có được sự may mắn trong học tập lẫn công việc.
3. Các loại và đặc trưng của cây ngô đồng?
Cây ngô đồng thân gỗ có nguồn gốc từ phương Đông (cụ thể là Trung Quốc) mang thân hình cao lớn, chiều cao trung bình từ 15-17m, vỏ nhẵn, lá cây phân thành 3-5 thùy, được phủ trên bề mặt một lớp lông mềm và không có răng cưa. Hoa của ngô đồng thân gỗ thường có màu hồng nhạt, đơn tính và quả dạng trái xoan.
Ngược lại, thân cây ngô đồng cảnh mọng nước, phình ra như một bình hoa bởi vì có chứa độc tố bên trong và ở trên thì phủ nhiều vết sần sùi. Từ thân cây tỏa ra vô số nhánh nhỏ. Tuy nhiên, độ cao của cây cũng chỉ dao động trong khoảng từ 10-20cm.
Lá ngô đồng cảnh to hơn so với ngô đồng thân gỗ, xẻ ra thành 3-5 thùy hình oval, trông tựa như phiến lá sen. Hoa của giống cây có dạng chùm màu hồng nhạt hoặc vàng, mỗi hoa có 5 cánh, trên cây thường bao gồm cả hoa đực và hoa cái.
Quả cây ngô đồng cảnh có hình bầu dục màu xanh lúc còn non, ngả sang vàng khi chín. Một điều đặc biệt khiến bạn có thể sẽ bất ngờ ở giống cây này, đó là thời điểm quả chín, nó có thể sẽ nổ tung văng xa vài chục centimet. Cũng giống như thân cây, quả của nó có chứa chất độc có thể gây chết người khi vô tình ăn phải.
Nếu như ngô đồng thân gỗ từng vang danh bởi truyền thuyết “chim phượng hoàng đậu cây ngô đồng” thời Thiên Hoàng vua Minh Mạng. Trái lại, cây ngô đồng cảnh gây ấn tượng bởi vẻ ngoài rực rỡ thu hút rất nhiều loại bướm khác nhau.
Xem thêm: Cây ngũ gia bì: Tác dụng, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc
II. Công dụng của cây ngô đồng
Ngoài dùng để trang trí, giống cây này còn được sử dụng để hỗ trợ giải quyết các vấn đề sức khỏe:
1. Công dụng trong sức khỏe
Cây ngô đồng cảnh được dùng để điều chế các loại thuốc tẩy, thuốc trị táo bón, giúp gây nôn hoặc lợi sữa cho mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, nó còn có thể hỗ trợ chữa trị các bệnh phổ biến sau đây:
- Mụn nhọt: Có thể chữa mụn nhọt bằng cách ép lá cây ngô đồng cảnh để lấy nhựa. Sau đó dùng một ít nhựa bôi lên vùng mụn. Điều này sẽ giúp vùng mụn giảm độ ngứa và sưng tấy. Sau khi lớp nhựa khô lại thì cần rửa sạch lại với nước. Nếu mụn quá to, bạn nên lấy từ 2-3 lá cây ngô đồng, mang đi rửa sạch, đợi ráo nước mới giã nhuyễn, đắp lên mặt và dùng vải để cố định. Cách này giúp mụn nhọt giảm bớt tình trạng sưng, mưng mủ. Kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 3-5 ngày, mụn nhọt sẽ biến mất.
- Ghẻ lở: Dùng lá cây ngô đồng cảnh chà xát vừa phải lên vùng bị ghẻ lở lâu ngày có thể giúp giảm được cơn ngứa. Làm liên tục trong khoảng vài ngày thì những nốt ghẻ có thể biến mất vĩnh viễn.
- Chống nhiễm trùng và cầm máu: Khi bị trầy xước hay đứt tay, chỉ cần dùng lá cây ngô đồng cảnh đắp lên vùng thương tổn là có thể cầm máu ngay lập tức. Bên cạnh đó, việc bôi nhựa lên vùng bị thương cũng có khả năng giúp hỗ trợ khử khuẩn, làm lành vết thương.
Ngoài ra, nó còn được dùng để điều trị các căn bệnh khác như: phong thấp, ho gà, sa tử cung, sưng hạch hoặc giúp bổ thận tráng dương.
Cây ngô đồng thân gỗ cũng có tác dụng chữa một số loại bệnh như trĩ, loét,… chỉ bằng một lượng nhỏ thuốc điều chế từ lá cây. Bên cạnh đó, quả của nó cũng được dùng để ứng dụng làm thuốc histamin (thuốc trị dị ứng), hạt có tới hơn 40% lượng dầu nên người ta sử dụng trong đốt đèn, làm thuốc hay xà phòng.
2. Công dụng trong đời sống
Trong cuộc sống thường ngày, nhiều người hay lựa chọn ngô đồng cảnh để trang trí sân vườn, ban công tầng thượng bởi vì giống cây này cũng giúp thanh lọc không khí khá tốt.
Tuy nhiên, bạn cũng cân nhắc hạn chế trồng nếu nhà có trẻ con. Bởi vì ngoài rễ và lá, toàn bộ thân cây chứa một lượng chất độc rất lớn có thể gây chết người nếu ăn phải như: curcin (độc nhất trong các loại), chloroform, tetramethylpyrazine. Khi ăn nhầm bộ phận có độc của cây, bạn sẽ có biểu hiện đau rát cổ họng, chóng mặt, buồn nôn và đau bụng. Nếu không được phát hiện để cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ rất cao.
Cây ngô đồng thân gỗ lại thường được dùng để làm thành vật trang trí nội thất có giá trị cao hoặc các loại nhạc cụ truyền thống phương Đông như đàn tranh, thất huyền cầm,… Mặt khác, gỗ của nó cũng ứng dụng làm hòm hay giấy viết.
III. Cách trồng và chăm sóc cây ngô đồng
Với một sức sống mạnh mẽ, không quá khó để trồng và chăm sóc cây ngô đồng cảnh. Thế nhưng, để đảm bảo cây phát triển tốt nhất, bạn cũng phải lưu ý một vài điều sau:
1. Cách trồng cây ngô đồng
Thông thường, để trồng cây ngô đồng cảnh, bạn có thể thực hiện ghép cành hoặc gieo hạt. Trong đó, việc gieo hạt thường sẽ mang lại kết quả tốt hơn. Sau đây là các bước thực hiện trồng giống cây này tại nhà theo phương pháp gieo hạt:
- Bước 1: Lựa những hạt to, tròn, bóng mẩy, chắc khỏe, không bị sâu bệnh từ quả trên cây.
- Bước 2: Ngâm hạt vào nước ấm khoảng 30-40 độ và đợi trong vòng 30 phút để tăng khả năng nảy mầm cho hạt.
- Bước 3: Vớt hạt ra và bọc hạt lại bằng khăn ấm, để yên trong 1 ngày.
- Bước 4: Sau khi kiểm tra thấy hạt đã nứt, bạn mang hạt bỏ vào chậu có chuẩn bị sẵn đất, phủ lên hạt thêm một lớp đất mỏng và tưới ít nước. Trong thời gian đợi hạt nảy mầm (khoảng 1-2 tuần), bạn chỉ nên tưới nước khoảng 1-2 lần/ngày.
Xem thêm: Cây bồ đề: Ý nghĩa, tác dụng, cách trồng và chăm sóc tại nhà
2. Lưu ý khi chăm sóc cây ngô đồng
Mặc dù không cần chăm bón nhiều, cây ngô đồng cảnh vẫn phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tuy vậy, việc cẩn thận khi chăm sóc cây cũng hỗ trợ cây sinh trưởng một cách tốt nhất có thể. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng để bạn đọc cùng tham khảo:
- Đất: Lựa chọn đất mùn, có độ tơi xốp, đảm bảo đất có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Đất mùn đã có khả năng thoát nước tốt nên khi sử dụng loại đất này, bạn không phải lo lắng về việc cây bị ngập úng. Ngược lại, nếu bạn không sử dụng đất mùn thì vẫn có thể pha cát vào đất và bổ sung thêm xơ dừa, phân ủ, mùn cưa để tăng chất lượng đất.
- Nước tưới: Vốn thân cây ngô đồng cảnh đã mọng nước nên bạn không phải tưới nước cho nó quá thường xuyên. Thay vào đó, bạn chỉ cần cung cấp đủ độ ẩm cho cây bằng cách tưới quanh gốc.
- Phân bón: Trường hợp đất đã có đủ chất dinh dưỡng, bạn chỉ cần bón lót trong giai đoạn cây còn nhỏ. Về sau khi cây đã phát triển, bạn có thể sử dụng phân đạm, lân hoặc phân NPK pha loãng để bón cho cây khoảng 1 lần/tháng.
- Ánh sáng và nhiệt độ: Cây ngô đồng cảnh rất ưa ánh sáng. Vì vậy, bạn cần hạn chế đặt cây ở những nơi tối tăm, ẩm ướt, thiếu sáng. Nhiệt độ phù hợp nhất với cây ngô đồng là từ 20-25 độ.
Ngoài ra, để đảm bảo cây phát triển được toàn diện, bạn cũng nên lựa chọn mua hạt từ những nơi uy tín và trồng cây trong chậu có kích thước lớn. Bên cạnh đó, nếu thực hiện trồng cây theo phương pháp ghép cành, bạn bên chọn cành nhánh khỏe, không sâu bệnh để tăng tỉ lệ thành công.
IV. Lưu ý khi dùng cây ngô đồng chữa bệnh
Mặc dù được dùng để hỗ trợ điều trị rất nhiều loại bệnh. Thế nhưng, không phải bất kỳ bộ phận nào trên cây ngô đồng cảnh cũng đều sử dụng được để chữa bệnh. Ở cây ngô đồng, thông thường chỉ có rễ, lá là có thể điều chế thành thuốc. Các phần còn lại đều chứa độc tố nguy hiểm, nếu lỡ ăn phải sẽ có nguy cơ tử vong.
Vì vậy, trước khi sử dụng cây ngô đồng cảnh để chữa bệnh, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin từ các nguồn sách báo uy tín kết hợp với hỏi qua bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân. Ngoài ra, nếu bạn định trồng cây ngô đồng cảnh trong nhà, cần đặt nó xa tầm với của trẻ em để tránh xảy ra những trường hợp không mong muốn.
Xem thêm: Cây tuyết tùng – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và ý nghĩa
V. Những hình ảnh về cây ngô đồng đẹp nhất
Cùng Muaban.net nhìn ngắm một vài hình ảnh đẹp của cây ngô đồng trong đời sống:
Lời kết
Vậy là Muaban.net đã mang đến cho bạn tổng quát những thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây ngô đồng để nó phát triển tốt nhất. Mong rằng qua bài viết trên đây, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về giống cây này cũng như biết được lý do vì sao nó được nhiều người nuôi trồng cây cảnh ưa chuộng.
Cũng đừng quên truy cập Muaban.net để cập nhật các tin tức được đăng tải thường xuyên về đa dạng các chủ đề như: chia sẻ kinh nghiệm, thú cưng, phong thủy, cây cảnh,… bạn nhé!
Có thể bạn cũng quan tâm:
- Cây Sala: Ý nghĩa, tác dụng, cách trồng và chăm sóc tại nhà
- Ý nghĩa của hoa hướng dương, cách trồng và kỹ thuật chăm sóc hoa
- Top 6 loài hoa tháng 5 đẹp, ý nghĩa trong năm 2024