Monday, April 29, 2024
spot_img
HomePhong thủyCây cảnhCây tuyết tùng - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và ý...

Cây tuyết tùng – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và ý nghĩa

Cây tuyết tùng là một loài cây cảnh được ưa chuộng bởi vẻ ngoài độc đáo cùng ý nghĩa tốt đẹp. Vậy chính xác thì cây tuyết tùng có đặc điểm gì, công dụng ra sao và cách trồng như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Muaban.net để hiểu rõ hơn về loài cây xinh đẹp này nhé!

Tìm hiểu về loài cây tuyết tùng xinh đẹp
Tìm hiểu về loài cây tuyết tùng xinh đẹp

I. Cây tuyết tùng là gì? 

Tuyết tùng là một loài cây thuộc họ nhà Thông, cụ thể là chi Thông tuyết với tên khoa học là Cedrus. Chúng xuất hiện chủ yếu ở độ cao 1500 – 3200m phía Tây vùng núi Himalaya và một phần khu vực Địa Trung Hải ở độ cao 1000 – 2200m so với mực nước biển. 

1. Đặc điểm

Cây tuyết tùng là cây thân gỗ có chiều cao trung bình khoảng 30 – 50m, một số ít có thể đạt đến hơn 60m. Nhưng những giống cây tuyết tùng để chưng trong nhà thì chiều cao chỉ ở mức 20 – 50cm đối với dạng bonsai và 3 – 10m đối với cây trồng sân vườn.

Cây tuyết tùng ngoài tự nhiên có chiều cao khác hẳn so với tuyết tùng trồng làm cảnh trong nhà
Cây tuyết tùng ngoài tự nhiên có chiều cao khác hẳn so với tuyết tùng trồng làm cảnh trong nhà

Lá của tuyết tùng thuộc dạng lá kim, mọc theo đường xoắn ốc mở và xếp chồng lên nhau. Bề mặt của lá được phủ một lớp sáp trắng, giúp giữ độ ẩm cho lá. Lượng sáp trên lá càng nhiều, màu xanh của lá sẽ trông nhạt hơn.

Quả của cây tuyết tùng có dạng hình thùng với chiều dài trung bình khoảng 5 – 12cm. Khi quả chín sẽ có màu nâu và tỏa ra mùi hăng rất đặc trưng. Tuy nhiên, thường chỉ có những cây mọc trong tự nhiên và phát triển cao lớn mới có khả năng ra quả, trong khi đó, những cây tuyết tùng trồng trong nhà để làm cảnh, khả năng ra quả khá hiếm.

Xem thêm: Chăm sóc cây cảnh tại nhà nhờ 5 mẹo hay

Một số đặc điểm về lá và quả cây tuyết tùng
Một số đặc điểm về lá và quả cây tuyết tùng

2. Các loại cây tuyết tùng phổ biến hiện nay

Hiện nay, cây tuyết tùng được trồng khá phổ biến nhưng có thể bạn chưa biết rằng tuyết tùng có rất nhiều loại khác nhau. Tùy thuộc vào vị trí địa lý và điều kiện khí hậu, chúng sẽ có hình dạng và đặc điểm riêng biệt. Có thể điểm qua một số loài tuyết tùng tiêu biểu sau đây:

  • Tuyết tùng Atlas: Hay còn được biết đến với tên gọi tuyết tùng Atlas xanh, loại cây này thường mọc ở vùng núi Atlas. Đặc trưng của loài này chính là màu sắc của lá và vỏ cây. Lá của nó có màu xanh lam và thường mọc thành từng chùm còn lớp vỏ cây thì có màu xám nâu lạ mắt.
  • Tuyết tùng Síp: Loại cây này là biểu tượng của đảo Cyprus thuộc vùng biển Địa Trung Hải. Chiều dài lá và nhánh của loài này thường ngắn hơn so với các loài tuyết tùng khác.
  • Tuyết tùng Liban: Loài tuyết tùng này có nguồn gốc từ Tây Nam Á, chủ yếu ở Liban và Syria. Đây được coi là biểu tượng văn hóa của khu vực, thậm chí xuất hiện trên lá cờ Lebanon. Thân cây của loài này phát triển cực kỳ lớn và chịu hạn rất tốt.
  • Tuyết tùng Deodar: Còn được biết đến với tên tuyết tùng Himalaya, cây có dạng hình chóp khi nhỏ, nhưng khi lớn lên, thường trở nên phẳng hơn và có cành cây rộng, uốn cong xuống. 
Mỗi loài tuyết tùng sẽ có vài điểm đặc trưng riêng 
Mỗi loài tuyết tùng sẽ có vài điểm đặc trưng riêng
  • Tuyết tùng vàng Alaska: Loài này còn được gọi là cây bách Nootka, có nguồn gốc từ Uppernorthwest của Bắc Mỹ. Lá của cây này thường có vảy và gai.
  • Tuyết tùng Bermuda: Đây là loài cây bách xù đặc trưng của đảo Bermuda. Trước đây, chúng chiếm phần lớn diện tích đất đai của đảo, nhưng quá trình khai thác và phá hủy môi trường đã làm giảm số lượng đáng kể.
  • Hương tuyết tùng: Cây có nguồn gốc từ California và phía Tây Bắc Mỹ, dạng hình nón và có thể cao đến 45 – 50m. Sở hữu hương thơm đặc trưng nên cây thường được bày bán trong các cửa hàng làm vườn hữu cơ, đặc biệt là vào mùa đông. 
  • Tuyết tùng trắng phương Bắc: Còn được gọi với tên khoa học là Arborvitae, loại cây này phát triển tốt nhất trong môi trường có đủ ánh nắng và đất ẩm.

Xem thêm: Top 15 các loại hoa trồng sân vườn đẹp, ý nghĩa tốt lành

Giới thiệu một số loài cây tuyết tùng phổ biến hiện nay
Giới thiệu một số loài cây tuyết tùng phổ biến hiện nay

II. Công dụng của cây tuyết tùng trong đời sống

Cây tuyết tùng có khá nhiều công dụng trong đời sống hằng ngày, hãy cùng Muaban.net tìm hiểu ngay sau đây.

1. Trang trí không gian

Mang vẻ đẹp độc đáo trông vừa mạnh mẽ vừa uyển chuyển, cây tuyết tùng sẽ giúp tạo điểm nhấn cho không gian xung quanh. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều người yêu thích chọn tuyết tùng để trồng làm đẹp cho ngôi nhà hoặc văn phòng của mình.

Tùy theo bạn muốn trồng trong nhà hay ngoài vườn mà có thể cân nhắc giống loài hoặc kích cỡ cây tuyết tùng phù hợp.

Cây tuyết tùng giúp tô điểm cho không gian ngôi nhà
Cây tuyết tùng giúp tô điểm cho không gian ngôi nhà

Xem thêm: Cây Bình An hợp mệnh gì? Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây

2. Thanh lọc không khí

Cây tuyết tùng còn có một công dụng khác đó chính là làm sạch không khí và xua đuổi côn trùng xung quanh khu vực trồng cây khá tốt. Từ đó, bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, an toàn cho sức khỏe.

3. Ứng dụng trong y học

Cây tuyết tùng còn được ứng dụng trong lĩnh vực y học, đặc biệt là dùng để điều chế tinh dầu. Tinh dầu tuyết tùng được sử dụng để bôi ngoài da, giúp ngăn ngừa các bệnh như viêm da và vảy nến. Ngoài ra, tinh dầu còn có khả năng giảm ho và giảm đau nhức xương khớp.

Về mặt sức khỏe tinh thần, xông tinh dầu tuyết tùng được xem là một cách giúp thư giãn đầu óc, giảm bớt căng thẳng hiệu quả.

Xem thêm: Hoa Cẩm Tú Cầu Có Ý Nghĩa Gì? Nên Tặng Hoa Cẩm Tú Cầu Vào Dịp Nào?

Một số công dụng đáng chú ý của cây tuyết tùng
Một số công dụng đáng chú ý của cây tuyết tùng

III. Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây tuyết tùng đúng cách

Nội dung tiếp theo sau đây sẽ mang đến cho bạn hướng dẫn cách tự trồng cây tuyết tùng tại nhà cùng một số kinh nghiệm trong cách chăm sóc, từ đó giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

1. Cách trồng

Bước 1: Chọn cây giống và đất trồng

  • Chú ý chọn cây giống có bộ rễ khỏe mạnh, không có sâu bệnh.
  • Tránh chọn đất kiềm vì không phù hợp để trồng cây tuyết tùng.
  • Tránh chọn đất ướt hay ngập úng vì có thể gây thối rễ. Ưu tiên trồng trong chậu có khả năng thoát nước tốt.

Bước 2: Tiến hành giâm cành, sau đó bón phân định kỳ và tưới nước đầy đủ để cây phát triển ổn định. 

Hướng dẫn cách trồng cây tuyết tùng
Hướng dẫn cách trồng cây tuyết tùng

Xem thêm: Cây Dây Nhện: Hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng

2. Cách chăm sóc

Vị trí đặt cây: Cây tuyết tùng rất cần ánh sáng mặt trời nên hãy chú ý trồng cây ngoài vườn hoặc đặt chậu trong nhà ở vị trí tiếp nhận ánh sáng mặt trời tốt. Trong mùa đông, có thể sử dụng ánh sáng nhân tạo để bổ sung cho cây và tránh đặt cây ở những nơi có luồng gió mạnh.

Tưới nước: Tuyết tùng không đòi hỏi lượng nước lớn nên bạn không cần tưới cây thường xuyên, chỉ nên từ 2 – 3 lần/tuần. Nếu tưới quá nhiều, rễ cây rất dễ bị hư hỏng. Tuy nhiên, cây tuyết tùng lại rất thích môi trường xung quanh có độ ẩm cao. Do đó, bạn có thể áp dụng cách phun sương định kỳ để duy trì độ ẩm cho cả không khí xung quanh lẫn lớp đất trồng cây.

Bón phân: Cây cũng không có nhu cầu được bón phân cao, bạn chỉ nên bón định kỳ 2 – 3 tháng/lần nhưng cần hạn chế vào mùa đông. 

Tạo hình: Thường thì bạn không cần phải cắt tỉa cho cây lá kim, nhưng nếu muốn, bạn có thể tỉa cho cây trông gọn gàng hơn. Tuy nhiên, hãy tránh việc cắt tỉa vào mùa đông vì khả năng phục hồi vết cắt của cây tuyết tùng sẽ rất chậm.

Xem thêm: Hoa bách hợp: Tất tần tật thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa, cách trồng

Một số lưu ý khi chăm sóc cây tuyết tùng
Một số lưu ý khi chăm sóc cây tuyết tùng

IV. Ý nghĩa của cây tuyết tùng trong phong thủy

Với hình dáng thân cây cứng cáp, nhánh cây phẳng, tuyết tùng mang ý nghĩa đại diện cho sự ngay thẳng, liêm chính. Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy, cây tuyết tùng còn có nhiều ý nghĩa sâu sắc khác, cụ thể như sau:

1. Biểu tượng cho may mắn và phú quý

Theo phong thủy, tuyết tùng có khả năng thu hút điều may, đặc biệt là về vấn đề tài chính. Vậy nên gia chủ chọn trồng tuyết tùng trong nhà sẽ được khai thông tài vận, gặp được những thuận lợi để trở nên giàu có, phú quý. 

2. Xua đuổi năng lượng tiêu cực

Cây tuyết tùng được xem là nơi trú ngụ của thần linh nên có linh lực rất lớn, có khả năng xua đuổi âm khí, ma quỷ. Điều này cũng giải thích một phần lý do vì sao gỗ của cây tuyết tùng thường được sử dụng để chế tác cửa gỗ cho các đền chùa.

Giải mã ý nghĩa cây tuyết tùng 
Giải mã ý nghĩa cây tuyết tùng

Xem thêm: Cây phát lộc hợp mệnh gì? Cách trồng và ý nghĩa phong thủy

3. Thúc đẩy tính kiên nhẫn

Cây tuyết tùng còn biểu trưng cho sự trường tồn, bền bỉ với thời gian nên các vật phẩm được chế tác từ gỗ cây tuyết tùng cũng được chọn làm quà mừng thọ. Bên cạnh đó, trồng cây tuyết tùng trong nhà cũng giúp gia chủ tăng cường tính kiên nhẫn, quyết chí đến cùng, gặp bại không nản. 

4. Thể hiện lòng tưởng nhớ

Loài cây này còn là biểu tượng của sự tôn trọng và tình cảm yêu thương dành cho những người đã khuất. Do đó, cây thường được trồng gần mộ của những người thân yêu như một cách thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ.

Một số ý nghĩa phong thủy của cây tuyết tùng
Một số ý nghĩa phong thủy của cây tuyết tùng

Xem thêm: Gỗ hóa thạch là gì? Công dụng đặc biệt của gỗ hóa thạch trong phong thủy

V. Cây tuyết tùng hợp với mệnh gì?

Dựa trên cơ sở phong thủy – bản mệnh thì cây tuyết tùng sẽ là cát tinh dành cho người mệnh Kim hoặc tuổi Thân. Khi trồng loài cây này trong nhà, gia chủ mệnh Kim hay tuổi Thân sẽ dễ dàng gặp điềm lành về mọi khía cạnh trong cuộc sống, cả về sự nghiệp, tài chính, sức khỏe đến tình duyên,…

Giải đáp thắc mắc cây tuyết tùng hợp mệnh gì, tuổi gì
Giải đáp thắc mắc cây tuyết tùng hợp mệnh gì, tuổi gì

Trên đây là tất cả thông tin về cây tuyết tùng mà Muaban.net đã tổng hợp được và muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua đó bạn đã có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập vào website Muaban.net để đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác về chủ đề mua bán nhà đất, chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống cũng như phong thủy, công nghệ,… nhé!

Có thể bạn quan tâm:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ